Vài nét khái quát về sự hình thành phát triển của UBND huyện Vạn Ninh:

Một phần của tài liệu đề tài: “HOÀN THIỆN MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN PHÒNG HĐND & UBND HUYỆN VÀ CÁC PHÒNG BAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND HUYỆN VẠN NINH” doc (Trang 25 - 26)

huyện Vạn Ninh:

2.1.1 Vài nét khái quát về sự hình thành phát triển của UBND huyện Vạn Ninh: Vạn Ninh:

Thực hiện Quyết định số 85/CP ngày 05 tháng 3 năm 1979 của Hội đồng Chính phủ về việc chia huyện Khánh Ninh thuộc tỉnh Phú Khánh thành hai huyện lấy tên là huyện Vạn Ninh và huyện Ninh Hoà; kể từ đây trở thành huyện Vạn Ninh và duy trì cho đến nay. Huyện Vạn Ninh là một huyện thuộc vùng duyên hải Miền Trung và nằm về phía Bắc thuộc tỉnh Khánh Hoà; về phía Đông giáp biển Đông, phía Tây là đồi núi thuộc dãy Trường Sơn giáp với huyện Sông Hinh ( Phú Yên ), phía Nam giáp huyện Ninh Hoà, phía Bắc giáp huyện Tuy Hoà ( Phú Yên ); với tổng diện tích tự nhiên là 550,1 Km2; dân số khoảng 129.000 người với mật độ là 235 người/km2; về tổ chức hành chính huyện Vạn Ninh gồm: 13 xã, thị trấn.

Huyện Vạn Ninh có vị trí địa lý quan trọng và rất thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế trong nước và Quốc tế; có hệ thống giao thông thuận lợi về đường bộ, đường sắt và đường thuỷ, là vùng đất giàu tiềm năng tự nhiên, cảnh quan đẹp, đa dạng và phong phú, vùng biển có vịnh nước sâu ( Khu kinh tế vịnh Vân Phong ), khí hậu tốt,... hội tụ nhiều yếu tố và nguồn lực để đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm hướng đến mục tiêu huyện Vạn Ninh là một huyện phát triển toàn diện, văn minh và hiện đại của tỉnh và khu vực.

Theo báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2006 của UBND huyện Vạn Ninh thì giá trị sản lượng ngành nông nghiệp thực hiện

112 tỷ đồng, đạt 97% kế hoạch; sản lượng đánh bắt thuỷ, hải sản thực hiện 5.200 tấn, đạt 106% kế hoạch; giá trị sản xuất công nghiệp – TTCN thực hiện 46,5 tỷ đồng, đạt 97% kế hoạch so với Nghị quyết HĐND huyện giao; tổng thu ngân sách thực hiện 106,384 tỷ đồng, đạt 113% kế hoạch tỉnh giao. Nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục ổn định và phát triển; các lĩnh vực văn hoá, xã hội, y tế, giáo dục có nhiều tiến bộ, nâng cao được chất lượng và hiệu quả; tình hình chính trị ổn định, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Để có được những thành tựu đáng biểu dương nêu trên, ngoài sự ưu đãi của thiên nhiên, còn một phần rất lớn ở sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng bộ; sự quản lý, điều hành Nhà nước trên địa bàn của UBND huyện và sự giám sát chặt chẽ của HĐND huyện trong việc định hướng và đề ra các giải pháp nhằm thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, QP-AN đảm bảo hoạt động đạt chất lượng và hiệu quả cao. Đây là việc làm có ý nghĩa cực kỳ quan trọng góp phần đẩy nhanh sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.

Một phần của tài liệu đề tài: “HOÀN THIỆN MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN PHÒNG HĐND & UBND HUYỆN VÀ CÁC PHÒNG BAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND HUYỆN VẠN NINH” doc (Trang 25 - 26)