P- AVC Trong đó: Q hv : sản lượng hoàn vốn
1.2.2.4. Thẩm định tài sản đảm bảo
Tài sản đảm bảo là tài sản của người vay để bảo đảm với người cho vay khi người vay không trả được nợ.Thẩm định tài sản đảm bảo nhằm dự đoán giá trị của tài sản đó và quyết định xem như vậy đã đủ để bảo đảm cho khoản cho vay của Ngân hàng trong trường hợp người vay không trả được nợ chưa.
*Nguồn thông tin để thẩm định
Việc thẩm định TSĐB được tiến hành trên cơ sở các nguồn thông tin: -Hồ sơ tài liệu và thông tin do khách hàng cung cấp.
-Khảo sát thực tế:khẳng định lại các thông tin thu thập được từ khách hàng và phát hiện những vấn đề mới cần thẩm định tiếp.Nên có ít nhất từ hai cán bộ trở lên thực hiện công tác này.Kết quả khảo sát thực tế cần ghi lại dưới dạng Biên bản làm việc và có ít nhất hai chữ ký nhằm bảo đảm tính khách quan của các thông tin đã nêu.
-Các nguồn khác (Chính quyền địa phương,công an, tòa án,các Ngân hàng khác,báo chí…):thông tin thu thập từ các nguồn này thường mang tính khách quan và chính xác cao, đặc biệt đối với việc xác định quyền sở hữu,xác định giá trị TSĐB.
*Nội dung thẩm định
-Tính pháp lý của các giấy chứng nhận quyền sở hữu và các giấy tờ có liên quan tới TSĐB.Cán bộ thẩm định yêu cầu khách hàng kê khai có bao nhiêu bản gốc của mỗi loại giấy tờ,ai quản lý…
-Nguồn gốc của TSĐB,đặc điểm của TSĐB.
-Quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất của bên bảo đảm: Cán bộ thẩm định kiểm tra bên bảo đảm có xuất trình đủ các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng đất dùng đảm bảo không.Chú ý các dấu hiệu sửa chữa, mâu thuẫn,tính pháp lý của các loại giấy tờ ủy quyền…
-Tài sản hiện không có tranh chấp: Cán bộ thẩm định yêu cầu bên bảo đảm xác nhận bằng văn bản khẳng định tài sản hiện không có tranh chấp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết của mình.
-Tài sản được phép giao dịch: Cán bộ thẩm định phải hết sức thận trọng khi xem xét các loại TSĐB có tính đặc biệt chuyên dụng, quý, hiếm và đối chiếu với danh mục tài sản bị hạn chế và cấm giao dịch của Nhà nước.
-Tài sản dễ bán,dễ chuyển nhượng: Cán bộ thẩm định cần khảo sát giá cả và tình hình thị trường liên quan, chất lượng, giá trị TSĐB theo thời gian thế chấp, cầm cố.
-Tài sản phải mua bảo hiểm: Cán bộ thẩm định phải xác định rõ TSĐB có thuộc loại phải mua bảo hiểm không, phải mua bảo hiểm loại gì và những vấn đề cần chú ý khi nhận loại tài sản đảm bảo này.
-Xác định giá trị TSĐB: Xác định giá trị TSĐB nhằm làm cơ sở xác định mức cho vay tối đa và tính toán khả năng thu hồi nợ vay trong trường hợp buộc phải xử lý TSĐB.Cụ thể:
Vàng bạc, kim quý: Bằng 80% giá trị định giá
Máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất: Bằng 60% giá trị định giá Hàng hóa, nguyên vật liệu: Bằng 70% giá trị định giá
Giấy tờ có giá: Bằng 90% giá trị định giá
Quyền tài sản phát sinh: Bằng 90% giá trị định giá
-Khả năng thu hồi nợ vay trong trường hợp phải xử lý TSĐB: Cán bộ thẩm định cần kiểm tra các giấy tờ TSĐB do bên bảo đảm cung cấp, đề xuất các điều khoản cần quy định rõ trong Hợp đồng nhằm đảm bảo quyền lợi của Ngân hàng trong trường hợp buộc phải xử lý TSĐB.
-Đề xuất các biện pháp quản lý TSĐB an toàn và hiệu quả:tùy từng trường hợp cụ thể, cán bộ thẩm định đề xuất bên nào có khả năng quản lý, kiểm soát TSĐB thì chặt chẽ, an toàn hơn thì bên đó quản lý.
-Đề xuất hướng xử lý trong một số tình huống như thỏa thuận rút bớt hay bổ sung TSĐB, thời điểm Ngân hàng có quyền xử lý TSĐB, quyền được bảo đảm cùng lúc cho nhiều nghĩa vụ khác nhau…
1.2.2.5.Thẩm định khả năng đáp ứng thời hạn vay và nhu cầu khách hàng
Trước khi ra quyết định có cho vay hay không, NHTM cần quan tâm tới những vấn đề sau:
-Người vay có cung cấp tất cả các thông tin và tài liệu cần thiết mà Ngân hàng yêu cầu không?
-Các thông tin thu được có chính xác, hợp lý không?
-Tính toán, xác định mức cho vay hợp lý đảm bảo được các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của Ngân hàng Thương mại.
-Xác định nhu cầu vay của khách hàng, thời hạn và phương thức trả nợ phù hợp.
*Cho vay từng lần(cho vay ngắn hạn)
Mức cho vay được xác định trên cơ sở nhu cầu vay vốn của từng phương án, khả năng huy động vốn của Ngân hàng, giá trị bảo đảm tín dụng.
.Xác định nhu cầu vay:
Số lượng = Nhu cầu vốn cho -Vốn chủ sở hữu - Các nguồn vốn Cho vay sản xuất kinh doanh tham gia khác tham gia Trong đó:
Nhu cầu vốn cho sản = Nhu cầu vốn đầu tư -Giá trị tài sản và chi phí không thuộc xuất kinh doanh cho TSLĐ và TSCĐ đối tượng tài trợ của Ngân hàng Nếu cho vay dựa trên giá trị tài sản đảm bảo:
Số lượng = Giá trị tài sản * Tỷ lệ cho vay trên giá trị cho vay đảm bảo tài sản đảm bảo
.Thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ xác định căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng thu tiền tại thời gần nhất của người vay.
*Cho vay theo hạn mức
Hạn mức tín dụng được cấp trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn và nhu cầu vay vốn của khách hàng.Ngân hàng ước lượng hạn mức tín dụng đối với các doanh nghiệp như sau (không kể các công ty tài chính, các tổ chức tín dụng):
Bước1:Xác đinh dự trữ hợp lý cao nhất trong kỳ (hoặc cuối kỳ) trước Dựa trên dự trữ thực tế cao nhất kỳ trước, loại trừ dự trữ bất hợp lý
Dự trữ cao nhất = Dự trữ thực - Hàng kém phẩm chất, chậm luân chuyển hợp lý kỳ trước tế cao nhất hàng không thuộc đối tượng cho vay của NH Bước 2: Xác định dự trữ cao nhất hợp lý kỳ này
=Dự trữ cao nhất +Tăng (giảm) dự trữ do giá +Tăng (giảm) dự trữ do kế hoạch hợp lý kỳ trước hàng hóa tăng (giảm) tăng (giảm) sản lượng tiêu thụ Bước 3:Xác định hạn mức tín dụng cao nhất trong kỳ
hợp lý kỳ này tham gia dự trữ tham gia dự trữ
*Cho vay trung và dài hạn
Nhu cầu vay = Tổng mức vốn đầu - Vốn tự có và các nguồn tư thực hiện dự án vốn khác tham gia dự án
Thời hạn cho vay = Thời gian thi công thực hiện dự án- Thời hạn trả nợ
Thời hạn trả nợ =Số tiền Ngân hàng cho vay/Số tiền trả nợ Ngân hàng bình quân hàng năm Nguồn trả nợ bao gồm: KHTSCĐ được hình thành bằng vốn vay Ngân hàng, lợi nhuận tạo ra từ dự án có thể dùng để trả nợ và các nguồn khác.
1.3.Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay của NHTM
Công tác thẩm đinh tín dụng phụ thuộc vào nhiều nhân tố.Để có được kết quả tốt nhất về thẩm định tín dụng-cơ sở tin cậy để ra quyết định đầu tư đúng đắn, cần nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng.Có thể chia các yếu tố thành 2 nhóm chính là nhóm nhân tố chủ quan và nhóm nhân tố khách quan.
1.3.1.Nhóm nhân tố chủ quan
-Đội ngũ cán bộ thẩm định:Kể cả người quản lý và cán bộ thẩm định là nhân tố quyết định trực tiếp đến chất lượng thẩm định tín dụng. Nếu nhà quản lý nhận thức đúng ý nghĩa của thẩm định tín dụng thì họ mới tạo những điều kiện thuận lợi cho cán bộ thẩm định. Nếu cán bộ thẩm định có năng lực chuyên môn tốt, thực hiện tốt quy trình thẩm định thì kết quả thẩm định tín dụng thường đáng được tin cậy. Do tính chất phức tạp và phạm vi liên quan của tín dụng,cán bộ thẩm định nói chung và cán bộ thẩm định tín dụng nói riêng không những phải có kiến thức chuyên môn sâu mà còn phải hiểu biết rộng, có phẩm chất đạo đức tốt.
-Chất lượng của những thông tin thu được: Thông tin không đầy đủ, thiếu chính xác cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Nhiều cán bộ tín dụng còn quá lệ thuộc vào thông tin đó đã chính xác hay chưa. Về phía khách hàng, họ thường đưa ra những thông tin tốt, có lợi cho họ để có thể vay được vốn của Ngân hàng.Nếu thông tin không được thu thập một cách đầy đủ và chính xác thì kết quả thẩm định tín dụng sẽ bị hạn
chế,quyết định đầu tư sai. Tính chính xác của thông tin là điều kiện để các cán bộ thẩm định đưa ra những nhận xét đánh giá đúng đắn chọn lọc được khách hàng, dự án đầu tư khả thi, mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng và khách hàng, góp phần phát triển kinh tế đất nước.
-Trang thiết bị, công nghệ: Đây là nhân tố ảnh hưởng tới thời gian và độ chính xác của kết quả thẩm định tài chính dự án với trang thiêt bị hiện đại, việc thu thập và xử lý các thông tin sẽ được tiến hành một cách nhanh chóng và chính xác, các cơ hội đầu tư sẽ được nắm bắt kịp thời. -Quá trình và phương pháp thẩm định:Quy trình và phương pháp thẩm định hợp lý, khoa học sẽ giúp cán bộ tín dụng phân tích, đánh giá hồ sơ vay vốn một cách nhanh chóng, tin cậy, chính xác, tiết kiệm thời gian và chi phí, giúp cho việc ra quyết định cho vay đúng đắn.Ngược lại, quy trình và phương pháp thẩm định không khoa học, nhiều thủ tục phức tap, rườm rà, gây mất thời gian, tiền bạc và thậm chí còn làm mất cơ hội đầu tư của khách hàng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng và giảm khả năng cạnh tranh,uy tín của Ngân hàng.
-Tổ chức công tác thẩm định tín dụng: Do thẩm định tín dụng được tiến hành theo nhiều giai đoạn nên tổ chức công tác thẩm định có ảnh hưởng không nhỏ tới sự thành bại của công việc thẩm định.Nếu công tác này được tổ chức một cách khoa học,hợp lý trên cơ sở phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, có kiểm tra, giám sát chặt chẽ, kết quả thẩm định tín dụng sẽ cao.
1.3.2.Nhóm nhân tố khách quan
-Môi trường kinh tế-xã hội: Môi trường kinh tế-xã hội có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của công tác thẩm định tín dụng.Nếu trong điều kiện kinh tế phát triển, xã hội ổn định, công nghệ hiện đại, thông tin về khách hàng được cung cấp một cách đầy đủ, chính xác, minh bạch… sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thẩm định tín dụng của Ngân hàng.Ngược lại nếu nền kinh tế thường xuyên biến động bất lợi thì công tác thẩm định sẽ gặp rất nhiều khó khăn khăn trong việc dự báo xu hướng phát triển và thay đổi của nền kinh tế. Hiện nay, nền kinh tế thường xuyên biến động, nhu cầu thị hiếu của thị trường cũng thay đổi, công nghệ sản xuất luôn được đổi mới. Vì vậy,nếu doanh nghiệp không bắt kip sự thay đổi đó thì sẽ khó tồn tại và phát triển, có thể lâm vào tình trạng phá sản và không trả được nợ cho Ngân hàng.
-Môi trường pháp lý: Các chính sách, cơ chế quản lý đóng vai trò điều chỉnh, định hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế.Nếu cơ chế chính sách hợp lý, có tính hiệu lực cao, đồng bộ thì sẽ là điều kiện thuận lợi thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển. Ngược lại sẽ là rào cản, kiềm chế sự phát triển của các ngành kinh tế. Công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng cũng chịu sự tác động của môi trường pháp lý, đó là hệ thống các văn bản Luật và dưới luật do các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Hệ thống pháp lý điều chỉnh công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay của NHTM được quy định chặt chẽ, hợp lý, phù hợp sẽ tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động cho vay, đem lại lợi ích cho Ngân hàng, khách hàng, thúc đẩy các ngành khác trong nền kinh tế cùng phát triển.
CHƯƠNG 2