2.2.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội (Trang 38 - 51)

P- AVC Trong đó: Q hv : sản lượng hoàn vốn

2.2.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI.

TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI.

2.2.1.Cơ sở pháp lý của thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Quân đội

-Luật dân sự nước CHXHCN Việt Nam

-Luật các tổ chức tín dụng ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật các tổ chức Tín dụng ngày 15/06/2004

-Quyết định số 1476/QĐ-NHNN ngày 26/1/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

-Quyết đinh số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng

-Nghị định về hạn mức tín dụng đối với một khách hàng:Số 296/1999/QĐ-NHNN ngày 25/08/1999

-Quyết đinh số 1381/2002/QĐ-NHNN ngày 16/12/2002 về các khoản vay không có bảo đảm bằng tài sản

-Quyết định số 415/1999/QĐ-NHNN23 ngày 18/11/1999 của Ngân hàng Nhà nước về ban hành quy chế cho vay.

2.2.2.Quy trình công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Quân đội.

Khi một khách hàng đến xin vay vốn Ngân hàng,cán bộ tín dụng sẽ tiến hành quy trình tín dụng theo các bước sau:

-Bước 1:Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về lập hồ sơ vay vốn -Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay vốn

-Bước 3: Xác định phương thức cho vay

-Bước 4:Xem xét khả năng nguồn vốn của Ngân hàng, điều kiện thanh toán của khách hàng và xác định lãi suất cho vay

-Bước 5:Lập tờ trình thẩm định cho vay -Bước 6:Tái thẩm định khoản vay -Bước 7:Trình duyệt khoản vay

-Bước 8: Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo

-Bước 9:Giải ngân

-Bước 10:Kiểm tra và giám sát khoản vay

-Bước 11:Thu nợ lãi và gốc, xử lý những tình huống phát sinh

-Bước 12: Thanh lý hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay -Bước 13: Giải chấp tài sản đảm bảo

Quá trình thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay được tiến hành từ bước 1đến bước 6.Cụ thể là:

Bước 1:Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn

-Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu: CBTD hướng dẫn khách hàng cung cấp những thông tin về khách hàng, các quy định của Ngân hàng TMCP Quân đội mà khách hàng phải đáp ứng về điều kiện vay vốn và tư vấn về thiết lập hồ sơ cần thiết để được Ngân hàng cho vay.

-Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng:CBTD hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ, đối chiếu và tiếp nhận hồ sơ

Sau khi kiểm tra,nếu hồ sơ của khách hàng đầy đủ, CBTD báo cáo TPTD và tiếp tục tiến hành các bước trong quy trình .Nếu hồ sơ không đầy đủ, CBTD yêu cầu khách hàng hoàn thiện hồ sơ tiếp.

Bước 2:Thẩm định các điều kiện vay vốn

*Kiểm tra hồ sơ vay vốn và mục đích vay vốn

-Kiểm tra hồ sơ khách hàng:CBTD kiểm tra tính xác thực, hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ trong danh mục hồ sơ khách hàng.Ngoài ra cần kiểm tra thêm các vấn đề sau:

 Xác minh quyền hạn, trách nhiệm của các bên qua hợp đồng

 Xác minh quyền hạn, trách nhiệm của các chức danh trong doanh nghiệp

 Thời hạn hoạt động còn lại của doanh nghiệp

 Ngành nghề được phép kinh doanh

-Kiểm tra hồ sơ khoản vay và hồ sơ bảo đảm tiền vay

 CBTD kiểm tra tính xác thực, hợp pháp, hợp lệ của từng loại hồ sơ

 Đối với các báo cáo tài chính dự tính cho 3 năm tới và phương án sản xuất kinh doanh, khả năng vay trả, nguồn trả, việc kiểm tra và phân tích phải được thực hiện một cách quy củ, nghiêm ngặt, nó là cơ sở để đưa ra quyết định cho vay

 Ngoài ra kiểm tra sự phù hợp về ngành nghề ghi trong đăng ký kinh doanh và ngành nghề hiện tại của doanh nghiệp và phù hợp với phương án dự kiến đầu tư, xu hướng phát triển của ngành trong tương lai.

-Kiểm tra mục đích vay vốn

-Kiểm tra xem nhu cầu vay vốn có thuộc đối tượng cho vay ko? -Kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn

-Đối với những khoản vay vốn bằng ngoại tệ, kiểm tra mục đích vay vốn phù hợp với quy định quản lý ngoại hối hiện hành về các đối tượng vay vốn ngoại tệ.

*Điều tra, thu thập ,tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư

-Về khách hàng vay vốn:CBTD cần phải tìm hiểu thêm thông tin về Ban lãnh đạo của khách hàng vay vốn, tình trạng nhà xưởng, máy móc thiết bị, quy trình công nghệ hiện có của khách hàng, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay…

-Về phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư:CBTD tìm hiểu giá cả, tình hình cung cầu trên thị trường đối với các yếu tố đầu vào, đầu ra của sản phẩm mà phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư tạo ra, kinh nghiệm, năng lực..của chủ dự án.

Thu thập thông tin qua nhà cung cấp hàng hóa, thiết bị,các phương tiện thông tin đại chúng,qua các phương án sản xuất kinh doanh cùng loại…

*Kiểm tra và xác minh thông tin

Quá trình kiểm tra và xác minh thông tin về khách hàng và phương án vay vốn được thực hiện qua các nguồn sau:

-Hồ sơ vay vốn trước đây và hiện tại của khách hàng tại Ngân hàng TMCP Quân đội

-Thông qua Trung tâm Thông tin Tín dụng NHNN và Phòng Thông tin Kinh tế-Tài chính- Ngân hàng- Ngân hàng TMCP Quân đội.

-Cơ quan quản lý trực tiếp khách hàng xin vay và các Ngân hàng mà khách hàng trước đây và hiện nay đang vay vốn.

*Phân tích ngành

Bao gồm các nội dung sau:

-Xu hướng phát triển của ngành, tốc độ tăng trưởng quá khứ, hiện tại và dự báo tương lai của ngành

-Sản phẩm và khả năng cạnh tranh của nó trên thị trường trong và ngoài nước -Sự phát triển của các doanh nghiệp lớn và vị thế của ngành

-Phương pháp sản xuất, công nghệ, nhãn hiệu thương mại của doanh nghiệp…

*Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn

-Thẩm định tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức, bố trí lao động trong doanh nghiệp

-Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính của khách hàng

.Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động:Phân tích khách hàng trên các phương diện tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình bán hàng và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh.Về tình hình sản xuất kinh doanh cán bộ tín dụng cần xem xét về phương pháp sản xuất, công suất sản xuất, chất lượng sản phẩm và chi phí, doanh thu,khách hàng,giá bán,số lượng đơn đặt hàng,hàng tồn kho…

- Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh,có các chỉ tiêu sau:

Hiệu suất lao động=Tổng giá trị gia tăng/Số lao động bình quân đầu kỳ và cuối kỳ

Trong đó:Tổng giá trị gia tăng=Lợi nhuận từ hoạt động+CP nhân sự và lao động+CP thuế+CP xã hội và thuế+CP khấu hao+các khoản CP khác.

Hiệu quả của đồng vốn=Tổng giá trị gia tăng/Giá trị bình quân đầu kỳ và cuối kỳ Các hệ số trên càng cao càng tốt

-Phân tích đánh giá tình hình tài chính của khách hàng:CBTD kiểm tra khả năng tài chính của khách hàng có thể đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết không? Đối với khách hàng là cá

nhân, cần xem xét tình hình thu nhập hiện tại, sử dụng thu nhập, vốn của cá nhân bỏ ra để mua tài sản tiêu dùng là bao nhiêu…Đối với khách hàng là doanh nghiệp cần quan tâm đến các báo cáo tài chính, phân tích các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp để đánh giá tình hình tài chính khách hàng vay vốn một cách chính xác.Phân tích các chỉ tiêu tài chính gồm có 4 nhóm: Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, các chỉ tiêu về khả năng cân đối vốn, các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động,các chỉ tiêu về khả năng sinh lời.

-Phân tích đánh giá tình hình quan hệ với các tổ chức tài chính-tín dụng :tìm hiểu trên 2 khía cạnh là quan hệ tiền gửi và quan hệ tín dụng.

Quan hệ tín dụng: Cần quan tâm đến dư nợ trung và dài hạn, các tài sản được đầu tư bằng vốn vay, mục đích vay vốn và vốn có được sử dụng đúng mục đích không, số dư bảo lãnh, tài sản đảm bảo, mức độ tín nhiệm…

Quan hệ tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Quân đội và các tổ chức tín dụng khác: cần phân tích số dư tiền gửi bình quân, doanh số tiền gửi,tỷ trọng so với doanh thu.

*Dự kiến lợi ích của Ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt

CBTD tiến hành tính toán lãi phí hoặc các lợi ích có thể thu được nếu khoản vay được phê duyệt.Cơ sở tính toán dựa trên đơn xin vay của khách hàng (số tiền giải ngân, thời hạn và lãi suất dự tính)

CBTD lưu ý phải xem xét tổng thể các lợi ích khác khi thiết lập quan hệ tín dụng với khách hàng.Ví dụ lợi nhuận từ khoản vay có thể không cao nhưng bù lại khách hàng luôn duy trì quan hệ tiền gửi ở mức cao, là khách hàng thường xuyên…

*Phân tích,thẩm định phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư

CBTD tiến hành phân tích, thẩm định nhằm đưa ra kết luận về tính khả thi, hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư,khả năng trả nợ và những rủi ro có thể sảy ra để phục vụ cho quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay.Kết quả phân tích cũng là cơ sở để CBTD tham gia góp ý, tư vấn cho khách hàng, tạo tiền đề để đảm bảo cho vay,thu được nợ gốc đúng hạn, hạn chế, phòng ngừa rủi ro…giúp khách hàng hoạt động có hiệu quả và đảm bảo mục tiêu đầu tư của Ngân hàng.

Bảo đảm tiền vay là việc Ngân hàng TMCP Quân đội áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay.Việc Ngân hàng yêu cầu thực hiện bảo đảm tiền vay nhằm nâng cao trách nhiệm thực hiện cam kết trả nợ của bên vay, phòng ngừa rủi ro khi phương án trả nợ dự kiến của bên vay không thực hiện được hoặc sảy ra các rủi ro không lường trước được.Có các biện pháp bảo đảm tiền vay là:cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay,bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba hoặc bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.

Các nguồn thông tin được sử dụng để thẩm định tài sản đảm bảo của khách hàng là dựa trên hồ sơ do khách hàng cung cấp, các giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo, khảo sát thực tế để khẳng định lại các thông tin thu thập được từ khách hàng và phát hiện những vấn đề mới cần thẩm định tiếp., thu thập thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng,từ những người xung quanh, từ tổ chức tín dụng khác…các thông tin này thường chính xác và mang tính khách quan.

Định giá vật đảm bảo giúp cho Ngân hàng đưa ra mức phán quyết tín dụng thích hợp.Thông thường Ngân hàng chỉ cho vay với một giới hạn thấp hơn giá trị thị trường của đảm bảo, tỷ lệ bao nhiêu là tuỳ thuộc vào khả năng bán và khả năng thay đổi giá trị thì trường của vật đảm bảo.Trong một số trường hợp,Ngân hàng xác định khả năng tổn thất có thể sảy ra để xác định giá trị đảm bảo.Các đảm bảo này có thể chỉ là một phần giá trị của các khoản tài trợ ví dụ như ký quỹ, số dư bù…

Bước 3:Xác định phương thức cho vay

Việc lựa chọn phương thức cho vay phải phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh,luân chuyển vốn của khách hàng và yêu cầu kiểm tra, kiểm soát sử dụng vốn của Ngân hàng.Có các phương thức cho vay như:cho vay từng lần, cho vay theo hạn mưc, cho vay luân chuyển,cho vay gián tiếp…

Bước 4:Xem xét khả năng nguồn vốn, điều kiện thanh toán và xác định lãi suất cho vay

*Xem xét khả năng nguồn vốn

CBTD cùng trưởng phòng tín dụng hoặc người được uỷ quyền phối hợp với Phòng/bộ phận phụ trách nguồn vốn để:

-Dự tính khả năng chuyển đổi ngoại tệ đối với những khoản vay để thanh toán nước ngoài *Xác định lãi suất cho vay

Quy trình xác định lãi suất cho vay của Ngân hàng bắt đầu sau khi công tác thẩm định khách hàng và dự án/phương án vay vốn hoàn tất theo các bước sau:

-CBTD tổng hợp số liệu để tính toán lãi suất cho vay.Các số liệu cụ thể bao gồm:chi phí vốn chủ sở hữu, chi phí huy động vốn,chi phí thanh khoản, chi phí hoạt động, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng

-Dựa trên số liệu đã tổng hợp được,CBTD tính toán lãi suất cho vay như sau: Lãi suất cho vay=Chi phí vốn + Chi phí rủi ro tín dụng + Tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng

Chi phí vốn = CP vốn chủ sở hữu* Tỷ lệ an toàn vốn +CP huy động vốn*(1-Tỷ lệ an toàn vốn)+CP thanh khoản+CP hoạt động

-CBTD đối chiếu mức lãi suất tính được với lãi suất sàn cho vay và lãi suất thị trường tương ứng tại cùng thời điểm:

+Lãi suất cho vay phải không được thấp hơn lãi suất sàn cho vay

+Nếu lãi suất tính được thấp hơn lãi suất thị trường thì đề xuất áp dụng một mức lãi suất phù hợp với thị trường

+Nếu lãi suất tính được cao hơn lãi suất thị trường thì tìm kiếm biện pháp điều chỉnh lợi nhuận và chi phí khoản vay nhằm bảo đảm lãi suất thực phải dương như:tăng điểm tín dụng của khách hàng để giảm chi phí dự phòng rủi ro, bán ngoại tệ,gửi tiền ngắn hạn…tại Ngân hàng

+Tuỳ theo thoả thuận của khách hàng và Ngân hàng có thể áp dụng lãi suất cho vay thả nổi, cố định hoặc kết hợp cả hai loại lãi suất cho một khoản vay.Lãi suất thả nổi là loại lãi suất được Ngân hàng điều chỉnh theo định kỳ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm hoặc đột xuất theo chính xác lãi suất cho vay từng thời kỳ.Lãi suất cố định là loại lãi suất không thay đổi trong suốt thời hạn của khoản vay.

-CBTD đề xuất mức lãi suất cho vay trong nội dung Tờ trình thẩm định cho vay để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

*Xem xét điều kiện thanh toán

CBTD cùng trưởng phòng tín dụng (hoặc người được uỷ quyền) phối hợp với Phòng Thanh toán xuất nhập khẩu xác định nội dung điều kiện thanh toán và hình thức thanh toán…đối với những khoản vay để thanh toán với nước ngoài.

Bước 5: Lập tờ trình thẩm định cho vay

Trên cơ sở kết quả thẩm định theo các nội dung trên,CBTD phải lập tờ trình thẩm định nêu được cụ thể kết quả của quá trình thẩm định, đánh giá được phương án SXKD/DAĐT của khách hàng và các ý kiến đề xuất.Theo quy định của Ngân hàng TMCP Quân đội, tờ trình thẩm định phải có đầy đủ các mục sau:

-Giới thiệu chi tiết về khách hàng -Nhu cầu vay vốn của khách hàng

-Kết quả quá trình thẩm định khách hàng vay vốn

-Lợi ích dự kiến của Ngân hàng thu được nếu khoản vay được phê duyệt

-Kết quả thẩm định phương án SXKD hoặc mục đích sử dụng vốn và các nguồn trả nợ vay (nếu là cá nhân vay tiêu dùng)

-Phân tích hiệu quả và khả năng trả nợ vay -Phân tích rủi ro

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội (Trang 38 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w