Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á (Trang 66 - 67)

- Nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006 đến hết 2008 có rất nhiều biến chuyển. Ngày 11/1/2007 Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO.

- Năm 2007 tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 8,44% đứng thứ 3 châu Á sau Trung Quốc và Ấn Độ. Trong đó có hai khu vực đóng góp nhiều nhất cho sự tăng trưởng là khu vực công nghiệp xây dựng và khu vực dịch vụ. Vốn đầu tư phát triển xã hội trong đó có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh, đặc biệt nguồn vốn tạo ra từ thị trường chứng khoán là rất lớn góp phần không nhỏ trong sự phát triển kinh tế của đất nước.

- Sang năm 2008, có rất nhiều biến chuyển trong nền kinh tế. Sự suy thoái kinh tế thế giới bao trùm lên toàn bộ nền kinh tế. Tỷ lệ lạm phát duy trì ở mức rất cao ở khoảng giữa năm 2008 lại càng làm tăng thêm sự bất ổn cho nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP chỉ còn 6,23%. Giảm 2,21% so với năm 2007. Bội chi ngân sách nhà nước cả năm ước đạt khoảng 4,7% GDP. Thị trường ít sôi động, giá cả liên tục biến động, sức mua dân cư giảm mạnh, vì kinh tế khó khăn người dân luôn ở trong tình trạng thắt chặt chi tiêu.

- Các doanh nghiệp luôn được quyền tự do kinh doanh và cạnh tranh trong phạm vi cho phép của pháp luật. Pháp luật Việt Nam cũng luôn

thông qua các điều luật để tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của các doanh nghiệp. Ngày nay các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng nói riêng đã và đang có một sân chơi rất bình đẳng. Tuy nhiên cùng với đó là một môi trường cạnh tranh khốc liệt. Các ngân hàng luôn phải chú ý đến chính sách của mình để có thể tồn tại và phát triển trong một môi trường khó khăn như vậy.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á (Trang 66 - 67)