Các vấn đề thực hiện và tính bền vững

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Phát triển hệ thống GAP cho nhà sản xuất và xuất khẩu thanh long ở tỉnh Bình Thuận và Tiền Giang " ppt (Trang 26 - 28)

- PHẢI KHÔNG DÍNH BẤT KỲ VẬT GAI NHỌN NÀO TRÊN TRÁ

Các vấn đề thực hiện và tính bền vững

Những khó khăn và trở ngại

Ở góc độ nông dân:

¾ Những vấn đề quan tâm là làm thế nào để hấp dẫn nhiều hộ nông dân sản xuất nhỏ vào trong mô hình thực hiện GAP để giúp họ thâm nhập vào thị trường đòi hỏi chất lượng cao?

¾ Đâu là nguồn vốn mà nông dân sản xuất nhỏ có thể có để thực hiện việc thay đổi theo yêu cầu của GAP.

¾ Có thể có việc tập huấn về kinh doanh để giúp cho hộ sản xuất nhỏ có thể tự họ lọai bỏ người thu gom và vòng luẩn quẩn nghèo đói.

Ở góc độ ngành:

¾ Nhà đóng gói đã phát triển tiêu chuẩn cao nhất để bảo đảm cho người nông dân, nhà đóng gói và xuất khẩu có thể cung cấp hàng đạt tiêu chuẩn và giữ vững tiêu chuẩn để

sản phẩm được an tòan, hợp pháp và có chất lượng ngang bằng hơặc cao hơn mong đợi của khách hàng.

¾ Mô hình đã phát triển một tiêu chuẩn cao cho người thực hiện theo chất lượng cao để làm mô hình cho những vùng sản xuất thanh long khác tuân theo và cho những cây trồng khác và để lọai bỏ những vấn đề kém chất lượng.

¾ Thú vị là GAP đã mang lại kết quả làm cho những người khác quan tâm thực hiện theo: Những tiêu chuẩn sẽ khác và ngành trồng thanh long sẽ cần phải được tổ chức lại đúng mức để ngăn ngừa sự tạp nhiễm/hay phá vỡ thị trường ở giai đọan đầu. Sẽ có nhiều áp lực cho ngành trong thanh long chất lượng cao nếu lợi nhuận từ các thị trường đòi hỏi chất lượng cao là mạnh.

¾ Ngành trồng thanh long chất lượng cao sẽ cần phải đựơc tổ chức và kiểm sóat các vấn đề bền vững như: thị truờng (bán ra qua một của), thương hiệu, xúc tiến, luật lệ, nghiên cứu và phát triển, .v.v.

Giải pháp

Ở góc độ nông dân:

¾ Tùy thuộc vào hệ thống cuối cùng được thực hiện chi trả tiền cho trái thanh long đến tay người nông dân (Lợi tức đến trực tiếp người nông dân thông qua: phí dịch vụ hay thực tế bán trái trực tiếp cho nhà đóng gói) có thể là nhà đóng gói sẽ cung cấp vật liệu để nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn GAP và giảm chi phí bỏ ra trước thông qua bản hợp đồng. Việc này có thể được thực hiện với sự hướng dẫn của người quản lý chất lượng nhà đóng gói, hay là thiết lập hệ thống kỹ thuật hộ trợ của nhà đóng gói cho nông dân.

¾ Hỗ trợ về tập huấn và nguồn lực được cung cấp bởi tổ chức độc lập.

Ở góc độ ngành

¾ Duy trì tiêu chuẩn cao khi phổ biến mô hình dự án rộng ra cho ngành trồng thanh long và những cây trồng khác.

¾ Những nhà lãnh đạo trong ngành CAQ cần tổ chức lại việc phát triển ngành theo hướng chất lượng với yêu cầu là an tòan, hợp pháp và chất lượng cao cho thị trường đòi hỏi chất lượng cao. Hiện tại nên lấy cơ hội này để điều phối sự phát triển của ngành thông qua việc cho phép chỉ những ai tham gia và duy trì tốt những tiêu chuẩn này.

¾ Đơn vị điều phối cần đăng ký hết tất cả những người họat động (nông dân, nhà đóng gói, nhà xuất khẩu, v.v.), kiểm sóat việc mở rộng, số lượng xuất khẩu và có cơ chế quản lý hành chánh và quản lý ngành.

¾ Đơn vị điều phối ngành sẽ cần phải thiết lập hiệp hội dài hạn với các Viện nghiên cứu (ví dụ SOFRI) và những nhà cung cấp dịch vụ để đảm bảo cải thiện theo hướng tốt và bền vững.

7.3. Tính bền vững

Tính bền vững được diễn tả bởi dự án thông qua:

• Sự phát triển khả năng của cả quốc gia. Trong giai đoạn thực hiện dự án cho báo cáo này cho thấy có một sự tăng trưởng mạnh trong việc tăng cường khả năng của quốc gia và sự hiểu biết về hệ thống chất lượng trong ngành rau quả.

• Sự cải thiện này thể hiện rõ nhất trong nhóm tham gia dự án phía SOFRI trong khả năng hiểu biết của họ về “chất lượng”, nhiệt tình của họ trong việc truyền đạt cho người khác và nhiệt tình tham gia vào việc phát triển dự án. Việc chuyển giao kỹ năng cho nhân sự dự án đến các đơn vị tư nhân được nâng cấp trong giai đọan báo cáo này.

• Tập huấn cho nhà xuất khẩu, đóng gói và nông dân thông qua các mô hình thực tiển. • Thiết lập cơ sở hạ tầng thích hợp ở Việt Nam để hỗ trợ cho dự án và xúc tiến bước

đầu hệ thống chất lượng theo GAP cho ngành sản xuất rau quả tại Việt Nam. • Mở rộng hệ thống mô hình này sang những nhóm khác và ngành khác.

• Cung cấp một khối lượng lớn các tiêu chí về EUREPGAP/BRC của ngành cây ăn trái và tiến trình hoạt động cho việc đánh gia thị trường đòi hỏi chất lượng cao càng sớm càng tốt, để làm mẫu về khả năng thu nhập kinh tế khi có hệ thốnfg chất lượng vững mạnh bên cạnh.

• Môi liên lạc đến vấn đề sức khoẻ và an toàn, môi trường và những lý do về mặt xã hội cho việc thực hiện GAP - đặc biệt cho nông dân.

• Việc thực hiện cải tiến thường xuyên và thiết lập hệ thống có tác dụng ngăn người sự quay trở lại của phong cách làm việc củ trước đây.

Tiến độ vượt bậc được thể hiện trong lĩnh vực này khi thực hiện dự án cho báo cáo này. Nó được mong đợi là mô hình sẽ vận hành một cách bền vững và cuối cùng đạt được tiêu chuẩn theo yêu cầu.

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Phát triển hệ thống GAP cho nhà sản xuất và xuất khẩu thanh long ở tỉnh Bình Thuận và Tiền Giang " ppt (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)