Nhìn chung, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty đã đáp ứng được những yêu cầu về tổ chức quản lý nói chung và tổ chức kế toán nói riêng. Chi phí được tập hợp riêng cho từng công trình, hạng mục công trình tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi chi phí trong quá trình thi công, tính giá thành cho công trình khi hoàn thành, đồng
tuyệt đối cũng như tương đối, phân tích nguyên nhân của hiện tượng đó để có biện pháp phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực, nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, đồng thời lập kế hoạch cho kỳ sau để đưa ra những chính sách hợp lý và tối ưu nhất cho công tác tổ chức sản xuất.
Công ty áp dụng hình thức khoán gọn xuống các đội thi công. Mỗi đội được giao công việc cụ thể, đề ra thời hạn hoàn thành và bàn giao công trình. Điều này vừa tạo điều kiện cho các đội thi công chủ động trong quá trình sản xuất lại vừa đảm bảo được sự quản lý, giám sát từ phía Công ty. Đây là một hình thức quản lý hợp lý tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, tăng năng suất lao động, có tác động tích cực đến việc tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Các tổ, đội thi công phải chịu trách nhiệm trước các cấp quản lý về chất lượng thi công công trình, thời hạn hoàn thành, bàn giao công trình cũng như các thủ tục quản lý, sản xuất trong quá trình thi công xây dựng.
Cụ thể những ưu điểm đối với việc hạch toán từng khoản mục chi phí như sau:
Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Khi có nhu cầu về sử dụng vật tư, các đội xin tạm ứng để mua vật tư phục vụ thi công, điều này là xuất phát từ nhu cầu sản xuất thực tế nên sẽ góp phần phục vụ công tác sản xuất thi công tốt hơn, đảm bảo tính chủ động của các đội thi công. Bên cạnh đó, trước khi tạm ứng cho đội đi mua vật tư, luôn có sự so sánh giữa yêu cầu của đội với định mức vật tư cho từng công trình đã được lập trước, điều này là rất cần thiết nhằm tránh việc sử dụng vật tư một cách tuỳ tiện, gây lãng phí và làm tăng giá thành công trình trong khi thực tế lại không sử dụng hết số vật tư đó.
Công ty tiến hành chấm công cho người lao động thông qua Bảng chấm công, đây là căn cứ quan trọng để tính và trả lương cho người lao động và để hạch toán vào khoản mục chi phí nhân công trực tiếp, đồng thời tạo động lực thúc đẩy họ làm việc nghiêm túc hơn, có trách nhiệm hơn.
Các chứng từ về chi phí tiền lương được kế toán tập hợp và phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình giúp cho việc theo dõi khoản chi phí này được thuận lợi hơn. Công ty áp dụng hai hình thức trả lương cũng tạo điều kiện tính lương hợp lý hơn đối với từng cán bộ, công nhân viên. Việc trả lương dứt điểm, nhanh chóng theo từng tháng cũng rất hợp lý nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động, cổ vũ tinh thần lao động cho công nhân, chính việc làm này đã góp phần hạn chế sai phạm nảy sinh từ phía người lao động trong quá trình thi công (như: bớt xén nguyên vật liệu hay làm việc thiếu trách nhiệm…).
Về chi phí sản xuất chung:
Khoản mục chi phí sản xuất chung bao gồm nhiều loại chi phí khác nhau, do đó Công ty luôn quan tâm đến công tác tổ chức quản lý cũng như hạch toán đối với khoản mục này. Chi phí sản xuất chung cũng được tập hợp cho từng công trình, hạng mục công trình, tạo điều kiện cho việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Công ty cũng luôn quan tâm đến việc tiết kiệm chi phí sản xuất chung mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình bằng cách khuyến khích người lao động.
Những ưu điểm trên đây đã đóng góp không nhỏ vào thành công của Công ty, góp phần làm giảm chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên thì vẫn còn một số vấn đề khó khăn, tồn tại trong công tác tổ chức quản lý nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp nói riêng.
3.1.2.1. Về tổ chức bộ máy quản lý
Hiện tại, các phòng ban trong Công ty đều có hệ thống máy vi tính được nối mạng internet, điều này là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, chưa có mạng nội bộ kết nối giữa các phòng ban trong Công ty, việc trao đổi, cung cấp thông tin giữa phòng ban này với phòng ban khác vẫn mang tính chất thủ công. Điều này khiến cho công việc bị chậm lại, năng suất lao động bị giảm xuống.
3.1.2.2. Về tổ chức bộ máy kế toán
Do đặc điểm của ngành xây dựng là các công trình thường nằm rải rác ở xa nên chứng từ được chuyển lên Phòng Tài chính - Kế toán thường chậm, dồn vào những ngày cuối quý nên không đảm bảo tính cập nhật của công tác kế toán. Khối lượng công việc trong những ngày cuối quý rất lớn, điều này dễ gây ra những sai sót nhất định trong việc hạch toán. Kế toán ở đội xây dựng có nhiệm vụ tập hợp chứng từ và tiến hành những công việc cơ bản, còn việc ghi Sổ chi tiết, Sổ tổng hợp thì phải do kế toán tại Công ty thực hiện, do vậy cũng làm ảnh hưởng đến việc ghi chép đúng tiến độ công việc.
Cũng do công việc của kế toán đội thi công thường chỉ là tập hợp các chứng từ, kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp rồi cuối tháng gửi các chứng từ về Phòng Tài chính - Kế toán của Công ty nên có một số cán bộ kế toán đội thi công có trình độ chưa cao, nên khi có những thay đổi trong chế độ kế toán, một số cán bộ kế toán đội thi công chưa thật bắt kịp với sự thay đổi đó.
3.1.2.3. Về hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách kế toán
Hiện nay, Công ty không sử dụng tài khoản 623 để hạch toán chi phí sử dụng máy thi công. Các chi phí về tiền lương của công nhân điều khiển máy thi công thì hạch toán vào tài khoản 622 - “Chi phí nhân công trực tiếp”, còn các chi phí khác phục vụ máy thi công như: nhiên liệu, công cụ dụng cụ, các chi
dùng cho đội” hay đôi khi lại hạch toán vào tài khoản 6273 - “Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất”. Điều này là không đúng với chế độ kế toán, làm tăng chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung, giảm chi phí sử dụng máy thi công. Mặc dù không làm thay đổi tổng chi phí của công trình tuy nhiên lại phản ánh không đúng bản chất của nghiệp vụ.
Do đặc điểm ngành xây dựng nên số tiền mà đội trưởng các đội thi công xin tạm ứng để phục vụ thi công công trình thường lớn, do đó trước khi kế toán tiến hành tạm ứng cho họ thì Giám đốc hoặc Kế toán trưởng phải ký duyệt các Phiếu thu, Phiếu chi. Tuy nhiên, đối với số tiền tạm ứng nhỏ thì điều này là không cần thiết, vì có thể gây ra sự chậm chễ, ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình.
3.1.2.4. Về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Cũng do các đội thi công căn cứ vào nhu cầu sử dụng vật tư mà có kế hoạch xin cấp vật tư nên có thể dẫn đến tình trạng đội xin nhiều hơn số vật tư thực cần để bớt xén nguyên vật liệu, hoặc mua nguyên vật liệu không đảm bảo chất lượng theo dự toán. Bên cạnh đó, khi vật tư được mua về thường chỉ có Hợp đồng, Hoá đơn giá trị gia tăng chứ chưa phản ánh được những thiếu hụt trong quá trình vận chuyển, giao nhận vật tư. Đôi khi, vật tư mua về được sử dụng ngay nhưng vẫn làm thủ tục nhập kho tại công trình, điều này làm tăng khối lượng công việc mà lại không hiệu quả vì mất nhiều thời gian hơn.
hồi và có thể sử dụng tiếp nhưng chưa được hạch toán, điều này gây lãng phí nguyên vật liệu, làm tăng giá thành của công trình xây dựng.
Về chi phí nhân công trực tiếp
Trước hết, chi phí về tiền lương của công nhân điều khiển máy thi công lại hạch toán vào TK 622, ngoài ra, thuế thu nhập cá nhân tại Công ty được hạch toán vào Tài khoản 622 và được coi là tiền lương gián tiếp là chưa đúng với chế độ kế toán doanh nghiệp. Hơn nữa, tiền lương của công nhân gián tiếp lại hạch toán vào Tài khoản 1388. Như vậy là không đúng bản chất của nghiệp vụ, lại làm tăng chi phí dẫn đến tăng giá thành của công trình một cách không cần thiết.
Hàng tháng, Công ty cũng không tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân, trong khi đó công nhân nghỉ phép là không đều đặn nên có thể dẫn đến việc chi phí về nhân công trực tiếp tăng một cách đột biến khi có công nhân nghỉ phép nhiều, làm tăng tổng chi phí mà không phản ánh đúng nghiệp vụ phát sinh, có thể dẫn đến những quyết định không chính xác đối với khoản mục chi phí này.
Về chi phí sản xuất chung
Như đã nói ở trên, các chi phí thuê máy thi công, chi phí nguyên vật liệu phục vụ máy thi công tại Công ty không được hạch toán trên tài khoản 623 mà lại hạch toán lẫn vào tài khoản 6273 - “Chi phí dụng cụ sản xuất” hay đôi khi cũng hạch toán vào tài khoản 6272 - “Chi phí vật liệu cho sản xuất chung”. Điều này phản ánh không đúng bản chất của nghiệp vụ, làm tăng chi phí sản xuất chung.
Chi phí sửa chữa máy thi công cũng không được trích trước hàng tháng nên khi có chi phí lớn phát sinh sẽ làm tăng đột biến chi phí, gây mất cân đối
hại trong sản xuất. Cụ thể, Công ty không trích trước chi phí ngừng sản xuất thực tế trong kế hoạch. Mà chi phí này thường phát sinh không đều đặn ở các kỳ khác nhau dẫn đến tình trạng kỳ nào phát sinh khoản chi phí này thì giá thành của công trình xây lắp có thể tăng đột ngột.
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty
Như bao doanh nghiệp khác đang hoạt động trong nền kinh tế thị trường hiện nay, Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà đang nỗ lực hết mình để có thể đứng vững và ngày càng phát triển. Để đạt được điều đó, đòi hỏi các cấp lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty phải có định hướng phát triển rõ ràng và phù hợp, thường xuyên đổi mới công tác quản lý nói chung và công tác hạch toán kế toán nói riêng, đặc biệt là kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Bởi lẽ, nếu làm tốt công tác hạch toán chi phí sản xuất sẽ giúp cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp được chính xác, từ đó giúp Ban lãnh đạo Công ty có thể đưa ra được những chính sách quản lý cũng như chính sách kế toán đúng đắn nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, góp phần tăng sức mạnh cạnh tranh cho Công ty. Mục tiêu của các doanh nghiệp luôn là tăng lợi nhuận, vì vậy tiết kiệm chi phí sản xuất là một biện pháp rất quan trọng và đem lại hiệu quả cao.
Công ty cần hoàn thiện công tác hạch toán kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Công việc này cần được tiến hành một cách toàn diện và nhanh chóng nhằm phục vụ tốt hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Việc hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tại Công ty cũng như bất kỳ doanh nghiệp nào khác cần phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản sau:
của ngành xây dựng.
- Phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý, đặc điểm sản xuất kinh doanh và nguồn nhân lực của Công ty.
Sau thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà, qua việc tìm hiểu về tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức công tác kế toán và nhất là kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty, cùng với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và các anh chị Phòng Tài chính – Kế toán Công ty, em xin được đưa ra một vài ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty.
3.2.1. Về tổ chức bộ máy quản lý
Công ty nên thiết kế mạng máy tính nội bộ để phục vụ việc trao đổi, liên kết thông tin giữa các phòng ban. Điều này sẽ giúp cho công việc được tiến hành nhanh chóng, giảm thiểu việc cán bộ công nhân viên phải đi lại nhiều. Như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian và nâng cao hiệu quả làm việc.
3.2.2. Về tổ chức bộ máy kế toán
Đội ngũ cán bộ kế toán cần có trình độ đồng đều hơn, trình độ tối thiểu nên là Đại học, nhất là chuyên ngành kế toán. Do đó, có một số cán bộ kế toán trình độ Trung cấp hay Cao đẳng cần học thêm lên Đại học để nâng cao trình độ, đáp ứng nhu cầu công việc trong điều kiện hiện nay, nhất là khi có những thay đổi về chế độ kế toán thì không gặp khó khăn.
Khi có những thay đổi về chuẩn mực, chế độ kế toán, cán bộ Phòng Tài chính – Kế toán cần nhanh chóng cử cán bộ xuống các công trường để hướng dẫn cho kế toán đội thi công đối hoặc mở lớp bồi dưỡng tập trung.
Trước hết, việc chuyển chứng từ lên Phòng Tài chính - Kế toán để kế toán Công ty hạch toán cũng cần phải tiến hành thường xuyên hơn. Có thể là trong một tháng, đối với những công trình ở Hà Nội, khoảng 5 - 10 ngày một lần, kế toán đội gửi chứng từ kế toán về Công ty, còn đối với những công trình ở xa, kế toán đội gửi chứng từ về Công ty 2 lần trong tháng, một lần vào ngày giữa tháng và một lần vào ngày cuối tháng. Như vậy, công việc sẽ không bị dồn quá nhiều vào ngày cuối tháng và đảm bảo tính cập nhật thông tin kế toán, đảm bảo tiến độ công việc.
Bên cạnh đó, Công ty cũng cần đưa ra những biện pháp để xử lý những vi phạm trong việc luân chuyển chứng từ như: chậm chễ, tập hợp thiếu chứng từ…song song với đó là khen thưởng những cá nhân, đơn vị thực hiện nghiêm túc quy định luân chuyển chứng từ.
Đối với những khoản tiền tạm ứng nhỏ, việc chờ ký duyệt của Giám đốc hay Kế toán trưởng rồi mời tiến hành tạm ứng có thể sẽ làm cho công việc chậm lại, làm giảm hiệu quả làm việc. Do đó, Công ty có thể áp dụng cả hai biện pháp: đối với những khoản tạm ứng lớn thì cần Giám đốc hay Kế toán trưởng ký duyệt, còn đối với những khoản tiền tạm ứng có giá trị nhỏ thì có kế toán tiền mặt tiến hành tạm ứng trước rồi tập hợp chứng từ lại đến cuối tháng trình Giám đốc và Kế toán trưởng ký duyệt một lần, hoặc hai lần trong tháng.
Các nghiệp vụ của Công ty phát sinh nhiều, có nội dung tương tự nhau, ví dụ như: các nghiệp vụ mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, văn phòng phẩm, các nghiệp vụ chi tiền, thu tiền…do đó, Công ty có thể sử dụng thêm các