Các khoản chi phí điện thoại, chi phí tiếp khách… cần được quy định hạn mức cụ thể đối với từng cấp quản lý, từng bộ phận, nếu có phát sinh lớn đột xuất cần tiến hành giải trình với cấp trên, nếu hợp lý thì khoản chi phí đó sẽ được duyệt.
Trên cơ sở bám sát chế độ, chuẩn mực kế toán, cán bộ kế toán cần xác định rõ từng loại chi phí và hạch toán cho đúng, tránh việc hạch toán vào chi phí sản xuất cả những khoản chi bất hợp lý, như vậy vừa sai chế độ kế toán hiện hành lại vừa làm tăng giá thành sản phẩm.
Bên cạnh việc tăng cường công tác kế toán tài chính, Công ty cũng nên quan tâm hơn đến công tác kế toán quản trị. Trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận của từng kỳ để phân tích và đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố sản lượng, chi phí cố định, chi phí biến đổi đến kết quả
từng khoản mục chi phí một cách hợp lý nhất để tối đa hoá lợi nhuận.
Việc thực hiện những đề xuất trên không phải trong chốc lát mà phải tiến hành từng bước, đi từ dễ đến khó, đòi hỏi ý thức trách nhiệm cao từ phía các cấp quản lý đến toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty. Việc đổi mới phải căn cứ trên cơ sở chế độ, luật pháp cũng như chính sách chung của nền kinh tế cũng như của ngành xây dựng. Mặt khác cũng phải căn cứ vào đặc điểm riêng về tổ chức quản lý, tình hình tài chính cũng như đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình. Công ty có thể cử người đi học tập ở các đơn vị khác rồi áp dụng vào đơn vị mình một cách sáng tạo và phù hợp.
cổ phần hoá từ một doanh nghiệp Nhà nước. Trải qua hơn hai mươi năm thành lập và phát triển, Công ty đã vượt qua rất nhiều khó khăn, thử thách để vươn lên. Những công trình mà Công ty nhận thầu và thi công luôn đem lại sự hài lòng cho khách hàng nhờ giá thành hợp lý, thiết kế đẹp và độ bền cao. Để đạt được điều đó, toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty đã thực hiện nghiêm túc những quy định về tổ chức quản lý và đặc biệt là công tác hạch toán kế toán, trong đó có kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm được chỗ đứng vững chắc trên thị trường bằng cách không ngừng mở rộng, tìm kiếm thị trường, tăng năng suất lao động, cải tiến công nghệ, hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh. Để làm được điều đó, một công việc không thể thiếu đó là hoàn thiện công tác kế toán mà trong đó, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đóng vai trò nòng cốt, có ý nghĩa quyết định tới chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Việc tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán sẽ giúp quản lý chi phí tốt hơn, sử dụng một cách hiệu quả nhất những tiềm lực của đơn vị. Từ việc tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm máy móc thiết bị, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên.
Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông Đà, qua quá trình tìm hiểu về đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý, đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty, em đã đi sâu vào tìm hiểu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Cùng với sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của Thạc sỹ Đặng Thuý Hằng và tập thể các anh chị trong Phòng Tài chính - Kế toán cũng như các Phòng ban khác trong Công ty, em đã hoàn thành báo cáo chuyên đề này. Do thời gian thực tập cũng như kinh nghiệm, trình độ
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2009 Sinh viên thực hiện Đỗ Thuỳ Thương
2005, 2006, 2007, 2008.
2. Bộ Tài chính, 2006. Chế độ kế toán doanh nghiệp - Hướng dẫn lập chứng từ kế toán, Hướng dẫn ghi sổ kế toán. Hà Nội: NXB Tài chính. 3. Điều lệ tổ chức và hoạt động Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư Sông
Đà.
4. Luận văn tốt nghiệp khoa Kế toán các năm.
5. PGS.TS. Đặng Thị Loan, 2006. Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
6. http://www.webketoan.vn
... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...