Tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Áp dụng hệ thống QLCL ISO 9001-2000 (nay là 9001- 2008) nghiên cứu tình huống Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh (Trang 36 - 48)

- Sau 5 năm áp dụng và triển khai HTQLCL TCT khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh đã được những kết quả sau:

3.2 Tồn tại và nguyên nhân

- Tồn tại

- Công tác kiểm soát Đo lường: Cho đến nay một số thiết bị đo vẫn chưa hoàn thành được kiểm định, việc bốc hàng Ilmenite xuống tàu không qua cân, chỉ xác định qua mớn nước, đã làm thất thoát một khối lượng hàng hoá đáng kể, diễn ra nhiều năm liền tới nay mới được khắc phục.

- Nhiều mục tiêu, chỉ tiêu đưa ra còn quá cao chưa lường trước được khó khăn trở ngại trong quá trình thực hiện, vì vậy có những chỉ tiêu không thực hiện được.

- Kiểm soát hồ sơ chất lượng: Vẫn còn lỗi trong việc cập nhật hồ sơ ở một số đơn vị, tập trung chủ yếu là hồ sơ máy móc thiết bị, công văn đi đến; các đơn vị chưa thực hiện kịp thời quy trình huỷ hồ sơ lỗi thời.

- Kiểm soát tài liệu: Nhiều đơn vị còn sử dụng biểu mẫu lỗi thời; một số hướng dẫn không còn phù hợp với thực tế ở đơn vị nhưng chưa được sữa đổi kịp thời.

- Mục tiêu chất lượng: Tại thời điểm đánh giá lần 2: Các đơn vị chưa đánh giá việc thực hiện mục tiêu chất lượng năm 2008.

Một số mục tiêu chất lượng đưa ra nhưng khó thực hiện được như: Mục tiêu tiết kiệm điện dầu, vì thực tế điều kiện khai thác mỏ ngày một khó khăn, thường làm tăng chi phí dầu điện so với định mức.

- Kiểm soát máy móc thiết bị:

Cập nhật sữa chữa, bảo dưỡng MMTB chưa đầy đủ, có những sữa chữa lớn nhưng không cập nhật trong lý lịch MMTB.

Tình trạng MMTB hỏng nhiều, việc sữa chữa chậm ảnh hưởng đến sản xuất của đơn vị, nhất là ở xí nghiệp Kỳ Anh.

Một số dự toán sữa chữa lớn, việc kiểm tra của các phòng ban chậm, ảnh hưởng đến tiến độ sữa chữa thiết bị.

Chất lượng một số phụ tùng chưa đảm bảo, nhất là Tyô, bi, phu tùng bơm cát… thời gian sử dụng ngắn, phải thường xuyên thay thế, ảnh hưởng đến thời gian tác nghiệp sản xuất và năng suất lao động.

- Nguyên nhân:

HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 đựơc áp dụng thành công tại TCT đã thu nhiều lợi ích trong quản lý chất lượng và hiệu quả kinh doanh.Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại ảnh hưởng đến việc áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:20008.

+ Một số Lãnh đạo chưa quan tâm đúng mức, thực hiện chưa nghiêm túc các yêu cầu của Hệ thống, đặc biệt là các yêu cầu về trách nhiệm lãnh đạo trong HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008.

Với mô hình Công ty mẹ - Công ty con, TCT đã xây dựng mô hình hỗ trợ cho quá trình vận hành và phát triển HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001. Cơ cấu tổ chức của các phân xưởng, đơn vị thành viên TCT đều được tổ chức bố trí theo chức năng, bám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của từng đơn vị. Tuy nhiên, đối với các đơn

vị thành viên của TCT thì cán bộ vừa thừa vừa thiếu. Thừa những cán bộ quản lý không đủ trình độ chuyên môn để đảm bảo công việc ở các phòng ban và bộ phận, nhưng lại thiếu những cán bộ có năng lực, có chuyên môn giỏi, thông hiểu quá trình sản xuất kinh doanh. Các cán bộ quản lý các đơn vị, bộ phận chưa đáp ứng được kịp với quá trình sản xuất nên đôi khi gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất nhất là việc đảm bảo và không ngừng cải tiến HTQLCL, chất lượng sản phẩm không ổn định, gây lãng phí trong sản xuất và chi phí quản lý. Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý còn hạn chế nên số thuộc cấp của mỗi bộ phận tăng lên làm cồng kềnh bộ máy quản lý và hoạt động kém hiệu quả. Với đội ngũ cán bộ quản lý và cưo cấu tổ chức ở xí nghiệp hiện nay ảnh hưởng không nhỏ đến việc vận hành HTQLCL ISO 9001.

Những khuyết điểm chính bộc lộ trong hoạt động điều hành kinh doanh tại TCT như:

- Việc xây dựng, ban hành điều lệ, xây dựng ban hành quy chế tài chính của TCT diễn ra chậm, gây không ít khó khăn cho ban điều hành điều lệ cho các công ty con- công ty cổ phần.

- Việc giải phóng mặt bằng cho khai thác mỏ diễn ra chậm, thậm chí ách tắc nhiều ngày không sản xuất được, thiết kế khai thác, quy hoạch moong mỏ nhiều lúc bị động thậm chí chậm. Xác định điều kiện tự nhiên, hàm lượng khoáng vật có ích trong các mỏ thiếu kịp thời, thiếu chính xác vì vậy gây tốn kém chi phí, bất cập công nghệ đã xác định, dẫn đến hiệu quả thấp, thậm chí thua lỗ.

- Trình độ năng lực của CBCN tuy đã được chú ý đào tạo, nhưng phần lớn lao động phổ thông, nên ngày càng bất cập với yêu cầu của công nghệ ngày càng cao. Các dự án sau này đồi hỏi người có trình độ chuyên môn sâu, có nhiều kinh nghiệm mới có thể hiểu được. Có nhiều dự án phải nhờ tư vấn bên ngoài, mất nhiều thời gian

- Việc xây dựng một hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật để phục vụ cho quản lý điều hành, thực sự chưa làm được, điều này một phần do nguyên nhân khách quan như điều kiện moong mỏ biến động, hàm lượng biến thiên, giá cả vật tư ngày càng tăng cao. Nhưng không loại trừ yếu tố chủ quan, tính tự giác của con người trong quá trình tổ chức sản xuất- kinh doanh. Vì vậy chi phí cho một đơn vị sản phẩm ngày càng lớn, giá thành ngày càng tăng, nên khó cạnh tranh được trên thị trường trong nước và khu vực.

+ Có những đơn vị chưa hiểu hết quá trình, nên chưa kiểm soát được quá trình, có những quá trình viết ra có những đơn vị không áp dụng, thậm chí chưa biết áp dụng và vận hành. Việc kiểm soát hồ sơ tài liệu chưa đủ, chưa đúng.

Mặc dù đã được đào tạo bởi các chuyên gia tư vấn nhưng ở TCT vẫn còn những nhận thức sai lầm về ISO 9000 như: Lấy lý do thời vụ sản xuất của đơn vị để biện hộ cho những những việc không thực hiện theo các thủ tục, các hướng dẫn và một nhận thức sai lầm nghiêm trợng đó là coi các hệ thống trong TCT độc lập với HTQLCL. Việc thực hiện các thủ tục các hướng dẫn ở một vài bộ phận thực hiện chưa tốt thậm chí chưa thực hiện theo những gì đã viết ra. Nếu có thực hiện cũng không ghi lại bằng văn bản làm bằng chứng chứng minh mình đã thực hiện công việc đó theo hướng dẫn, theo thủ tục đã xây dựng. Tuy nhiên có một số đơn vị thực hiện khá tốt như: Xí nghiệp chế biến Zircon, Xí nghiệp Khoáng sản cẩm xuyên… nhưng vẫn xảy ra tình trạng khá phổ biến là xử lý thông tin nội bộ của các phòng ban trong TCT chưa có hiệu quả mà chưa tìm ra nguyên nhân để loại trừ, ngăn ngừa lặp lại. Tìm kiếm cơ hội cải tiến trong HTQLCL chưa được thực hiện đúng mức. Công thực hiện HTQLCL đều phó mặc cho các xí nghiệp quyết định, không có sự chỉ đạo, đôn đốc thực hiện thống nhất trong toàn TCT bởi một bộ phận chuyên trách nào đó. Cũng như sự giúp đỡ tham mưu cho Ban lãnh đạo Tổng công ty.

-Trình độ học vấn một số CBCNV còn thấp, dẫn đến tiếp thu chuyên môn nghiệp vụ,kiến thức, ý thức chấp hành kỹ luật lao động còn yếu nên không phát huy hết hiệu quả của dây truyền sản xuất.

- Đội ngũ cán bộ thiếu, yếu về năng lực điều hành -thoả mãn với những gì đã có, chậm đổi mới, sáng tạo, làm việc còn mang nặng tính bảo thủ, mệnh lệnh không thuyết phục, chưa thực sự quan tâm thường xuyên đến HTQLCL.

- Một số Công nhân chưa thực sự có trách nhiệm cao đối với Công tác Bão dưỡng MMTB còn né tránh công tác vận động đền bù, coi nhiệm vụ này là của đội trưởng lãnh đạo Xí nghiệp.

- Công tác tiết kiệm dầu vẫn chưa có hiệu quả tăng 1,5% so với năm 2008 nguyên nhân do khâu tổ chức sản xuất chưa hợp lý, trình độ vận hành sử dụng thiết bị còn thấp mặt khác do định mức ban hành chưa phù hợp.

- Thống kế từ các đội điều công nhân còn thiếu chuyên môn dẫn đến công tác việc cập nhập hồ sơ còn nhiều thiếu sót, nhất là việc kiểm soát hồ sơ chất lượng và hồ sơ kiểm soát MMTB.

Trong quá trình áp dụng hệ thống văn bản của HTQLCL bộc lộ rõ một vài điểm chưa phù hợp mà đặc biệt là hệ thống mẫu biểu hướng dẫn thực hiện công việc theo các thủ tục chất lượng chưa được sử dụng hết một số mẫu biểu được ban hành nhưng không có tác dụng, không áp dụng trong thực tế mà vẫn chưa được sự xem xét của lãnh đạo để chính thức huỷ bỏ, để tránh tình trạng cồng kềnh gây ảnh hưởng đến việc lưu trữ và truy xét khi cần thiết. Mặt khác cũng có những mẫu biểu có nội dung giống nhau được áp dụng tại các quá trình khác nhau gây nhầm lẫn trong việc áp dụng. Trong khi đó vẫn thiếu một vài văn bản hướng dẫn những công viêệ, những quá trình phát sinh, chưa kịp bổ sung để hoàn thiện hệ thống văn bản.

Ban lãnh đạo TCT rất quan tâm thực hiện áp dụng duy trì và cải tiến HTQLCL nhưng lại không tổ chức các cuộc hội nghị xem xét llãnh đạo thường xuyên để đánh giá việc thưựchiên, hiệu quả và hiệu lực của HTQLCL tìm cơ hội cải tiến và đặc biệt là quán triệt tinh thần thực hiện hàng ngày và giám sát thực hiện các thủ tục, các

- Các tiêu chí đánh giá chưa thực sự cụ thể và rõ ràng do đó việc khắc phục lỗi qua các lần đánh giá còn chậm, chưa kiên quyết.

Do sau khi áp dụng thành công HTQLCL theo tiêu chuẩn TCT chủ yếu tập trung vào quá trình đảm bảo duy trì HTQLCL nhưng TCT chưa xây dựng được các chỉ tiêu, phương pháp cụ thể để áp dụng HTQLCL nên hoạt động cải tiến HTQLCl còn đang lúng túng.

Việc tuân thủ các thủ tục hướng dẫn đã được xây dựng của hệ thống quản lý là chưa đạt yêu cầu. Trong quá trình áp dụng do sơ ý hay cố ý, một số trường hợp do không tuân thủ các yêu cầu trong thủ tục hướng dẫn, không thực hiện đúng trách nhiệm của mình đã đựơc quy đinh rõ ràng trong các thủ tục và sổ tay chất lượng nên xảy ra sai sót, khuyết điểm ảnh hưởng đến chất lượng thì đùn đẩy trách nhiệm cho các phân xưởng, xí nghiệp với nhau không tạo điều kiện tốt cho nhau làm việc ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm cuối cùng. Với hoạt động sản xuất chung của TCT phụ thuộc rất nhiều vào đơn vị thành viên, mỗi đơn vị thành viên thực hiện từ 1, 2,3 quá trình. Vấn đề đặt ra cho TCT là phải nâng cao trách nhiệm của mọi người trong thực hiện các yêu cầu của HTQLCL đã ban hành và giải quyết tốt mối quan hệ giữa các thành viên trong TCT tạo ra phẩn ứng thuận lợi để nâng cao chất lượng sản phẩm không ngừng.

Quá trình thực hiện quy định của pháp luật, cũng như các yêu cầu của HTQLCL chưa thực sự đáp ứng được sự thay đổi của môi trường trong giai đoạn mới.

TCT Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh sau khi được cấp chứng chỉ HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001, Sau khi đạt được mục tiêu cho giai đoạn này thì TCT chưa xây dựng cho mình mục tiêu, kế hoạch chất lượng cho giai đoạn tiếp theo của từng sản phẩm và đơn hàng cụ thể để tiếp tục thực hiện sứ mệnh của TCT về chất lượng. Tức là sau khi áp dụng thành công HTQLCL ISO 9001 thì hệ thống chỉ thực hiện kế hoạch đơn thuần của TCT về số lượng sản xuất hàng năm mà chưa xác định mục tiêu, chất lượng để HTQLCL TCT đi theo một quỹ đạo nhất định (kế hoạch chất lượng) để đạt được mục tiêu chất lượng. Mục tiêu, kế hoạch là nền tảng của công tác

quản lý chất lượng trong khi đó HTQLCL ISO 9001 mà cốt lõi là hệ thống văn bản chỉ dẫn những nguyên tác và phương pháp, tiêu chuẩn để đạt được mục tiêu, kế hoạch chất lượng, vì thế việc áp dụng và vận hành HTQLCL tại TCT chưa có mục tiêu và kế hoạch chất lượng sát với thực tế, phù hợp vơi năng lực của từng đơn vị, xí nghiệp nên không những không thu được kết quả như mong muốn mà còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh.

- Sự cần thiết phải áp dụng hệ thống QLCL tại Tổng công ty Khoáng sản

và Thương mại Hà Tĩnh

Thách thức của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, TCT nói riêng sau ngày gia nhập WTO thực sự là vấn đề dành được sự quan tâm đặc biệt của mỗi doanh nghiệp. Cũng như nhiều hoạt động đổi mới khác, việc áp dụng các Hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn Quốc tế như ISO 9001, ISO 14000, HACCP, GMP,… đã và đang trở thành nhu cầu bức thiết của doanh nghiệp trong xu thế hội nhập. Tuy nhiên, trong số hơn 1200 doanh nghiệp đã và đang áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9000 thì không phải hệ thống ISO 9000 nào cũng mang lại lợi ích đúng như bản thân Bộ tiêu chuẩn này nhằm tới.

TCT Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh khi áp dụng Hệ thống ISO 9000 đều xuất phát từ mong muốn tạo ra và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ đồng thời có được một hệ thống quản lý, điều hành có “chất lượng”, đạt hiệu quả cao. Điều đó có nghĩa là TCT mong muốn có một HTQLCL tốt nhằm tạo nền móng cho sản phẩm có chất lượng, sử dụng tối ưu các nguồn lực sẵn có để tăng năng suất, tạo ra sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh, tăng tỉ lệ khách hàng tin tưởng vào chất lượng sản phẩm. Làm được điều đó, TCT sẽ “đến gần” khách hàng hơn, lợi nhuận sẽ tăng và TCT cũng gia tăng được cả những giá trị hữu hình lẫn giá trị vô hình ở nhiều mức độ khác nhau.

cầu của tiêu chuẩn?” mà không coi ISO 9001 là công cụ hỗ trợ hoạt động quản lý doanh nghiệp của mình. Đây là tình trạng ngày càng phổ biến không chỉ ở TCT mà cả các doanh nghiệp đã và đang áp dụng ISO 9000 và như vậy, ISO 9000 đã không phải là một công cụ hữu hiệu của các nhà quản lý trong công tác điều hành mà lại trở thành gánh nặng cho cán bộ quản lý các cấp và cán bộ, nhân viên trong Tổng công ty. Lợi ích của ISO 9000 chẳng những không được thừa nhận, phát huy mà còn tạo ra tâm lý căng thẳng, làm mất thời gian do phải đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn bằng mọi cách và dường như, hệ thống này chỉ là công việc, trách nhiệm của riêng cán bộ đại diện lãnh đạo về chất lượng (QMR) và các cán bộ làm công tác chất lượng mà thôi. Hệ thống ISO 9000 đã không tồn tại gắn liền với với hệ thống điều hành doanh nghiệp mà tồn tại song song với hệ thống này như là hệ thống riêng của các cán bộ quản lý chất lượng, gây không ít phiền hà thậm chí còn làm giảm hiệu suất lao động của doanh nghiệp trong khi lẽ ra đây phải là hệ thống hỗ trợ đắc lực cho các nhà quản lý doanh nghiệp và hiệu quả của hệ thống này phải được cải tiến liên tục theo hướng đi lên của doanh nghiệp

TCT là nơi tạo ra chất lượng, nơi đảm bảo chất lượng và nâng cao chất lượng. Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước, định hướng xã hội chủ Nghĩa, TCT càng đóng vài trò quyết định đối với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm. Đây là mục tiêu hàng đầu, mục tiêu cơ bản nhất, mục tiêu có tầm chiến lược của TCT Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh. Thực hiện được mục tiêu chất lượng

Một phần của tài liệu Áp dụng hệ thống QLCL ISO 9001-2000 (nay là 9001- 2008) nghiên cứu tình huống Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh (Trang 36 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w