Nhóm các yếu tố chính sách.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ thức ăn chăn nuôi của Công ty TNHH VIC giai đoạn 2006 - 2010 (Trang 30 - 33)

I. TỔNG QUAN VỀ NGHÀNH CHĂN NUÔI VÀ SẢN XUẤT THỨC ĂN chăn nuôi TẠI VIỆT NAM.

2.1.1 Nhóm các yếu tố chính sách.

- Yếu tố luật pháp: Bất kỳ một ngành nghề nào cũng cần một khung pháp lý. Hành lang pháp lý có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của ngành. Hiện nay hành lang pháp lý đang là một vấn đề của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi ở nước ta hiện nay. Ví dụ: “Nghị định 15 Chính phủ ra đời năm 1996 thì giám đốc Sở có thể ra quyết định đình chỉ sản xuất DN làm ăn sai quy định so với chất lượng đã công bố. Thế nhưng, Pháp lệnh xử lý hành

chính ra đời năm 2002 thì Chánh thanh tra chuyên ngành là người quyết định. Nói vậy, nhưng các Sở NN-PTNT có thanh tra chuyên ngành vẫn còn là ước mơ”. Như vậy ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện nay giống như một sân chơi mà chưa có luật rõ dàng. Mà kết cục một chò chơi không luật thì ai cũng biết đó là vô cùng hỗn loạn. Như vậy để cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi phát triển thành một ngành độc lập xứng đáng là đòn bẩy đưa ngành chăn nuôi Việt Nam lên thành trở một ngành sản xuất hàng hoá lớn thì cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống luật doanh nghiệp,luật cạnh tranh…nói chung và các luật sử lý của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi nói riêng.

- Các chính sách phát nông nghiệp nông thôn: Có thể nói các chính phát triển nông nghiệp nông thôn có ảnh hưởng trực tiếp nhất đến quá trình phát triển của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi. Việc định hướng của Đảng và Nhà nước cho phát triển ngành chăn nuôi thành một ngành sản xuất chính, độc lập mang tính công nghiệp cao thì song song với nó cũng cần một ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi được quy hoạch phát triển xứng tầm là đòn bẩy cho ngành chăn nuôi phát triển. Mặt khác các chính sách khuyến nông cũng ảnh hưởng mạnh đến ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi. Ví dụ, Năm 2006 dự tính cho khuyến nông là 110 tỷ(website Bộ nông nghiệp). Như vậy người chăn nuôi sẽ được vay vốn ưu đãi, có tiền để đầu tư vào thức ăn và giống. Có thể nhận ngay ra lợi ích của các doanh nghiệp chăn nuôi qua chương trình khuyến nông này.

- Các chính sách tài chính: Chính sách tài chính tác động đến ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi thể hiện rõ dàng nhất qua đầu tư phát triển và chi trợ cấp. Việc đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng đặc biệt là cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn sẽ giúp cho các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi

dễ dàng hơn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác sự trợ cấp của nhà nước đối với các doanh nghiệp cũng là rất cần thiết trong một số trường hợp.

- Chính sách ngoại thương: Cũng như nhiều ngành kinh tế khác, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi cũng chịu sự tác động của chính sách ngoại thương của chính phủ. Việc bảo hộ hay không bảo hộ của nhà nước với ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước có ảnh hưởng tới tương lai của ngành. Ngoài ra, các nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện nay của các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi ở nước ta chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài vì thế chính sách ngoại thương của chính phủ có ảnh hương rất lớn đến đầu vào của sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước.

- Chính sách công nghiệp và công nghiệp hoá: Tác dụng, vai trò của công nghiệp hoá đối với việc phát triển kinh tế nói chung bao gồm quá trình đô thị hoá, thúc đẩy các mối liên kết trong kinh tế, là con đường cơ bản nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Còn đối với riêng ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi thì công nghiệp và công nghiệp hoá tác động trực tiếp trong hai chính sách đó là: Chính sách phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ - chính sách này sẽ giúp đa phần các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước (đa phần la các doanh nghiệp vừa và nhỏ) đứng vững và phát triển. Chính sách phát triển chăn nuôi (theo hướng công nghiệp chủ yếu theo hình thức trang trại với quy mô phù hợp, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, an toàn dịch bệnh)-chính sách này sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu sản phẩm của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi từ đó đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi phải có sự chuẩn bị sẵn sàng cho bước chuyển mình. Mặt khác việc khuyến khích áp dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất giống, thức ăn công nghiệp, thú y và kiểm tra chất lượng sản phẩm sẽ là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi đổi mới công nghệ, đưa vào các sản phẩm mới, nâng cao năng xuất…

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ thức ăn chăn nuôi của Công ty TNHH VIC giai đoạn 2006 - 2010 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w