Chiến lược tập trung trọng điểm *Nội dung chiến lược:

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ thức ăn chăn nuôi của Công ty TNHH VIC giai đoạn 2006 - 2010 (Trang 66 - 68)

IV. KẾT LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP

3. GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ Ở VIỆT NAM

3.1.2. Chiến lược tập trung trọng điểm *Nội dung chiến lược:

*Nội dung chiến lược:

Lựa chọn chiến lược: đối với công ty theo chiến lược tập trung trọng

điểm thì có sự khác biệt có thể là cao hoặc thấp vì công ty có thể theo đuổi chiến lược chi phí thấp hoặc chiến lược khác biệt. Về phía các nhóm, công ty theo đuổi chiến lược tập trung chọn thị trường hẹp, đặc biệt để cạnh tranh hơn là toàn bộ thị trường như là công ty theo đuổi chiến lược chi phí thấp, hoặc là nhiều thị trường hẹp như là công ty theo đuổi chiến lược khác biệt. Công ty theo đuổi chiến lược tập trung có thể sử dụng bất cứ năng lực khác biệt nào mình có hoặc là sự khác biệt, hoặc là lợi thế về chi phí. Vì vậy công ty có thể tìm kiếm lợi thế chi phí và tạo ra hiệu quả cao hơn trong sản xuất với chi phí thấp trong một vùng. Hoặc công ty có thể tạo ra những kỹ năng tốt hơn trong việc đáp ứng yêu cầu khách hàng dựa vào khả năng của công ty phục vụ nhu cầu của khách hàng trong từng vùng theo những cách mà công ty theo chiến lược khác biệt không thể làm được hoặc có làm cũng bị chi phí cao.

Ưu điểm và nhược điểm: lợi thế cạnh tranh của công ty theo chiến lược

tập trung bắt nguồn từ năng lực khác biệt của nó - hiệu quả, chất lượng, đổi mới hoặc đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Công ty có thể cạnh tranh với các đối thủ vì nó cung cấp sản phẩm và dịch vụ mà các đối thủ không thể có. Khả năng này giúp cho công ty có quyền lực với khách hàng vì khách hàng không thể mua hàng hoá như vậy ở các công ty khác. Xét quan hệ với người cung cấp, công ty theo chiến lược tập trung gặp khó khăn vì thường mua với khối lượng nhỏ, do đó giá đầu vào cao. Nhưng về lâu dài công ty có thể

chuyển một phần giá cao này cho các khách hàng trung thành. Những đối thủ tiềm năng cũng như các sản phẩm thay thế gặp khó khăn là phải vượt qua lòng trung thành của khách hàng mà công ty đã xây dựng được. Chính sư thuận lợi này mà công ty theo chiến lược tập trung có thể kiếm được thu nhập cao hơn mức trung bình. Một ưu điểm khác nữa của công ty là chiến lược này cho phép công ty gần gũi với khách hàng và phản ứng nhanh với những nhu cầu thay đổi. Khó khăn trong việc quản lý số lượng lớn các phân đoạn thị trường mà công ty theo chiến lược khác biệt thường gặp lại không phải là vấn đề đối với công ty theo chiến lược này.

Về công ty theo chiến lược tập trung sản xuất với số lượng nhỏ, chi phí sản xuất thường cao hơn của công ty theo chiến lược chi phí thấp. Chi phí cao sẽ làm giảm khả năng lợi nhuận nếu công ty buộc phải đầu tư lớn vào phát triển năng lực khác biệt – như đối với sản phẩm - để cạnh tranh với các công ty theo chiến lược khác biệt. Tuy nhiên, một lần nữa hệ thống công nghệ sản xuất linh hoạt đang mở ra cơ hội cho các công ty theo chiến lược tập trung.

Vấn đề khó khăn thứ hai là thị trường hẹp của công ty đột ngột biến mất do có sưn thay đổi công nghệ hoặc sự thay đổi trong khẩu vị tiêu dùng của khách hàng. Không giống như công ty theo chiến lược khác biệt, công ty theo chiến lược tập trung không thể dễ dàng chuyển sang thị trường nhỏ mới với nguồn lực và năng lực chỉ trong một hoặc vài thị trường nhỏ.

Cuối cùng là có thể các công ty theo chiến lược khác biệt sẽ cạnh tranh trực tiếp với thị trường hẹp của công ty theo chiến lược tập trung bằng cách cung cấp sản phẩm thoả mãn nhu cầu khách hàng của công ty theo chiến lược tập trung.

Với công ty TNHH TM VIC hiện nay, dựa vào những phân tích và đánh giá có thể nhận thấy mặt mạnh nhất trong sản phẩm của công ty đó là thức ăn chăn nuôi dạng đậm đặc (thức ăn cho ăn kèm với các sản phẩm là phế phẩm, phụ phẩm trong sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp), đây cũng là mặt hàng đem lại vị thế thị trường cũng như lợi nhuận cho công ty. Chính vì vậy, công ty cần có chiến lược tập trung vào mặt hàng này để nâng cao hơn nữa vị thế của mình trong thị trường sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam.

- Đẩy mạnh tiếp thị, quảng bá, hoàn thiện hơn nữa đội ngũ bán lẻ.

- Tập trung nhiều hơn nữa vào nhóm khách hàng chăn nuôi nhỏ lẻ (nhóm khách hàng chính sử dụng thức ăn đậm đặc).

- Có những chính sách quan tâm và ưu đãi đối với các đại lý bán lẻ của công ty trên thị trường (hơn 3000 đại lý cấp 2).

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ thức ăn chăn nuôi của Công ty TNHH VIC giai đoạn 2006 - 2010 (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w