I. TỔNG QUAN VỀ NGHÀNH CHĂN NUÔI VÀ SẢN XUẤT THỨC ĂN chăn nuôi TẠI VIỆT NAM.
2.1.4 Một số yếu tố cơ bản khác
- Các dịch vụ thú y: Trước đây các dịch vụ thú y như: thuốc thú y, các y bác sỹ chuyên khoa thú y…. là rất hiếm và chủ yếu chỉ tập trung ở các vùng đồng bằng gần các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng (Đồng bằng Sông Hồng), Thành phố Hồ Chí Minh (Đồng bằng Sông Cửu Long). Vì vậy, việc chăm sóc sức khoẻ cho vật nuôi là rất hạn chế đối với các địa phương khác. Trong khi đó các loại gia súc lớn như: Trâu, Bò, Dê… lại chủ yếu được nuôi ở các vùng cao nguyên và trung du miền núi. Tuy nhiên với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong những năm qua dịch vụ thú y ở các tỉnh miền núi trung du phía Bắc và các tỉnh Tây Nguyên, Trung bộ đã phát triển mạnh mẽ đáp ứng được phần nào nhu cầu chăm sóc cho vật nuôi. Như vậy rủi ro trong chăn nuôi sẽ được giảm đi, từ đó các hộ chăn nuôi sẽ mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi dẫn đến sự phát triển tất yếu của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi.
- Các yếu tố về thiên tai: Trong một vài năm vừa qua các đại dịch lớn đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến ngành chăn nuôi Việt Nam (lở mồm long móng, cúm gia cầm), điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, thậm chí có những doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ phá sản do không thể tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy để bảo vệ cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi còn non trẻ trong nước- để xứng tầm là đòn bẩy cho chăn nuôi Việt Nam đi lên công nghiệp, thì Đảng và Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi.
2.2.Đôi nét về ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện nay
*Tiềm năng cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi.
- Trên lãnh thổ Việt Nam tồn tại nhiều hệ thống canh tác đa dạng, cho nên nguồn thức ăn gia súc cũng rất phong phú. Hệ thống canh tác lúa nước và hệ thống canh tác cây trồng cạn là 2 hệ thống chính sản xuất các nguồn thức ăn giàu tinh bột. Với trên 30 triệu tấn thóc từ hệ thống canh tác cây lúa nước, hàng năm đã có gần 4,5 triệu tấn cám và tấm vốn là nguồn thức ăn năng lượng cổ truyền cung cấp cho đàn lợn và gia cầm. Hệ thống canh tác cây trồng cạn trồng các loại hoa màu như ngô, sắn, khoai lang, khoai sọ, kê,...Ngô là loại cây trồng lâu đời hiện có nhiều khả năng về mở rộng diện tích gieo trồng và tăng năng suất. Đầu thế kỷ 20 các nước Đông Dương đã từng xuất khẩu ngô qua Pháp làm thức ăn gia súc, thời gian 10 năm qua diện tích trồng ngô tăng gần gấp 2 lần, hiện đã đạt xấp xỉ 700.000 ha. Việc sử dụng rộng rãi các giống ngô lai, với 6 vùng ngô tập trung, cùng với sắn và khoai lang, chăn nuôi sẽ có cơ sở thức ăn mới khả dĩ tạo được bước ngoặt chuyển từ chăn nuôi tự túc sang chăn nuôi hàng hoá. Hệ thống canh tác cây trồng cạn, không chỉ sản xuất nguồn thức ăn giàu tinh bột mà còn sản xuất
đậu đỗ, đậu tương, lạc, vừng, bông. Hạt cây có dầu ngắn ngày là nguồn thức ăn giàu protein đa dạng của chăn nuôi. Hệ thống canh tác cây công nghiệp dài ngày có liên quan đến nguồn thức ăn giàu protein còn có dừa và cao su. Việt Nam hiện đã có 500.000 ha trồng dừa và trên 400.000 ha cao su (Niên giám thống kê, 2000).
Trong hệ thống canh tác cây công nghiệp còn phải đề cập đến cây mía. Cây mía đã từng trồng ở Việt Nam từ lâu đời, hiện nay sản xuất mía đường đang được khuyến khích phát triển. Các vùng trồng mía tập trung ở Duyên hải miền Trung, miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long sẽ là chỗ dựa lớn của chăn nuôi về thức ăn thô xanh và rỉ đường.
Hệ thống canh tác vườn ao có năng suất rất cao, tạo ra nguồn rau xanh đủ loại thích hợp với mọi mùa vụ. Việt Nam có 1 triệu km2 lãnh hải, 314.000 ha mặt nước và 56.000 ha đầm hồ. Với tài nguyên mặt nước như vậy, chăn nuôi lại có thêm nguồn thức ăn dạng thực vật thủy sinh trong đó đáng giá nhất là nguồn thức ăn protein động vật. Để vượt qua sự hạn chế về đất, người nông dân Việt Nam cần cù và sáng tạo đã tích luỹ được nhiều kỹ thuật phong phú về tăng vụ, gối vụ, trồng xen. Do kết quả của quá trình lao động và sáng tạo này mà vừa tăng được nguồn lương thực, thực phẩm cho người vừa tạo cho chăn nuôi nhiều nguồn lớn về phụ phẩm làm thức ăn gia súc. Ước tính hàng năm có 25 triệu tấn rơm và gần 10 triệu tấn thân cây ngô già, ngọn mía, dây lang, dây lạc, cây đậu tương.v.v. Với việc mở rộng các nhà máy chế biến hoa quả, sẽ lại có thêm nguồn phụ phẩm lớn làm thức ăn gia súc có giá trị như bã dứa, bã cam chanh... Thiên nhiên Việt Nam thuận lợi cho việc sản xuất thức ăn gia súc, nhưng hình như bao giờ cũng vậy, cùng với thuận lợi đồng thời cũng có những khó khăn phải khắc phục ở công đoạn sau thu hoạch và bảo quản. Khai thác và sử dụng có hiệu quả cao các sản
phẩm chính và các sản phẩm phụ của hệ thống canh tác đa dạng nói trên là nhiệm vụ to lớn của những người làm công tác nghiên cứu cũng như những người làm công tác quản lý. Việt Nam không có những cánh đồng cỏ bát ngát và tương đối bằng phẳng như các nước khác. Cỏ tự nhiên mọc trên các trảng cỏ ở trung du và miền núi, còn ở đồng bằng cỏ mọc ở ven đê, ven bãi các con sông lớn, dọc bờ ruộng, đường đi và trong các ruộng màu. Các trảng cỏ tự nhiên vốn hình thành từ đất rừng do kết quả của quá trình lâu dài khai thác không hợp lý đất đồi núi (thói quen đốt nương làm rẫy). Có tài liệu cho biết, đất có trảng cỏ Việt Nam ước tính 5.026.400 ha. Một đặc điểm lớn trên các trảng cỏ và bãi cỏ tự nhiên là rất hiếm cỏ họ đậu, chỉ có hoà thảo thân bò, tầm thấp chiếm vị trí độc tôn.
Lượng dự trữ chất hữu cơ trong đất thấp, các trảng cỏ dốc ở các độ dốc khác nhau, lại bị rửa trôi mạnh nên năng suất cỏ tự nhiên thấp.
Qui luật chung là đầu vụ mưa cỏ tự nhiên phát triển mạnh nhưng rồi chóng ra hoa và đến cuối vụ mưa, phát triển chậm và ngừng phát triển trong vụ khô hanh.
Trảng cỏ tự nhiên ở trung du miền núi chưa được tận dụng hết vì liên quan đến độ dốc, nguồn nước cho gia súc uống, phân bố dân cư thưa (35 người/km2) trái lại vùng đồng bằng (635 người/km2), cỏ tự nhiên được tận dụng triệt để bằng biện pháp vừa chăn thả vừa thu cắt cho ăn tại chuồng.
Do có ưu thế về điều kiện khí hậu mà cỏ trồng có tiềm năng năng suất cao, nhất là đối với cỏ voi và cỏ ghi-nê. Có những hộ chăn nuôi bò sữa trồng cỏ voi thâm canh, một năm thu hoạch 9-10 lứa với tổng lượng sinh khối trên 300 tấn /ha.
Do đất canh tác rất hạn hẹp (bình quân diện tích đất trên đầu người Việt Nam đứng thứ 128 trong tổng số gần 200 nước trên thế giới), phụ phẩm làm thức ăn gia súc phong phú, quy mô chăn nuôi còn nhỏ, cho nên diện tích cỏ trồng không đáng kể, chủ yếu phân bố lẻ tẻ ở các vành đai chăn nuôi bò sữa.
Đối với nhiều nước nguồn thức ăn phốt pho dễ tiêu thường đắt tiền. Việt Nam có trữ lượng lớn về phân lân. Đã có những đề án xây dựng cơ sở sản xuất phốt phát khử flo làm thức ăn gia súc không những đủ tiêu dùng trong nước mà còn thừa để trao đổi với các nước khác. Có thể nói nước ta có tiềm năng lớn về nguồn phốt phát và nguồn can xi cho gia súc.
*Cơ hội và thách thức.
Đứng trước ngưỡng cửa hội nhập ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi cũng giống như bao ngành khác đều đứng trước những cơ hội và thách thức cho quá trình phát triển của mình.
Khi các hàng rào thuế quan đã được bãi bỏ thì các doanh nghiệp sản xuất thức ăn gia súc trong nước sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của các công ty sản xuất thức ăn gia súc nước ngoài. Sẽ là rất khó khăn bởi các doanh nghiệp nước ngoài có tiềm năng rất lớn về vốn, công nghệ và trải qua quá trình phát triển cùng với ngành chăn nuôi đã được công nghiệp hoá lên có rất nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước cũng đồng thời đứng trước cơ hội lớn đó là khi hàng rào thuế bãi bỏ họ sẽ có cơ hội tiếp cận với các thị trường lớn với hàng trăm triệu khách hàng, tiếp cận với nguồn nguyên liệu dồi dào và phong phú giá dẻ (năm 2013 thuế các loại nông sản nhập khẩu giảm xuống dưới 5%).Vấn đề đặt ra là Đảng và Nhà nước phải có những hỗ trợ cần thiết để các doanh nghiệp sản xuất thức ăn gia súc trong nước có bước chuyển mình an toàn .
*Thành tựu và hạn chế tồn tại.
Từ khi cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi đầu tiên (Công ty liên doanh GUIOMARCH-VCN ra đời năm 1989) đến nay cả nước đã có trên 200 doanh nghiệp sản xuất, hàng năm cung cấp gần một triệu tấn thức ăn chăn nuôi các loại, góp phần rất lớn vào con đường đi lên công nghiệp của ngành chăn nuôi Việt Nam. Giúp bà con nông dân có phương pháp chăn nuôi mới hiệu quả hơn .Hỗ trợ người chăn nuôi các biện pháp khoa học nhằm phòng chống dịch bệnh.
Tuy nhiên ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam hiện nay còn một số hạn chế tồn tại rất đáng quan tâm. Trước tiên phải nói đến đó là hành lang pháp lý của Nhà nước về vấn đề chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi còn chưa rõ dàng, và cũng chưa có những biện pháp sử lý rõ dàng néu các doanh nghiệp vi phạm.Ví dụ:
“Trường hợp của bà Lê Thị Đẹp ở Cần Thơ mới đây kiện Cty TNHH New Hope là một điển hình sinh động nhất của chuyện "con kiến đi kiện củ khoai" trong thời gian gần đây. Bà Đẹp nuôi đàn gà đẻ từng cho ăn TĂ hỗn hợp- mã số 544 của New Hope. Một ngày, bà cho ăn phát hiện tỷ lệ trứng tăng đột biến, gà đẻ cứ đẻ và... chết cứ chết. Nghi có sử dụng chất kích thích tăng trưởng (bà Đẹp từng học chuyên ngành Thú y- ĐH Cần Thơ), bà mang mẫu TĂ đi giám định. Có cơ sở bà Đẹp kiện New Hope ra toà. Chúng tôi chưa bình luận sâu vào vấn đề này. ở đây chỉ xin nhấn mạnh rằng, qua 2 phiên xử bà Đẹp đều thua kiện. Trong phiên xử phúc thẩm, nhân chứng đến toà là chị P, (cán bộ của Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm TPHCM). Chị P. đã đưa ra một chứng cứ rất quan trọng như sau: Đó là biên bản kiểm tra chất lượng hàng hoá, biên bản lấy mẫu TĂ hỗn hợp gà đẻ kí hiệu 544 ở Cty New Hope (có đại diện của Sở NN-PTNT Cần Thơ, đại diện Cục Nông
nghiệp) và kết quả của Trung tâm khẳng định kết quả phân tích Clebuterol là 238 ng/kg (bioparrm: pp cho thịt LOD= 4 ng/kg). Thế nhưng, dù nhân chứng trình bày một số chi tiết rất "đắt giá" nhưng những người đang đại diện cho cán cân công lí đã không đề cập đến chi tiết này trong xét xử. Đây cũng là lí do bà Đẹp đang tiếp tục đeo đuổi vụ kiện...
Nếu có khung pháp lý rõ nét hơn, các địa phương không quyết liệt hơn nữa thì chắc chắn người chăn nuôi sẽ còn gặp đại hoạ. Theo anh H- (công tác tại Sở NN-PTNT Đồng Nai) vấn đề quản lý của ta còn nhiều cái lấn cấn. Nghị định 15 Chính phủ ra đời năm 1996 thì giám đốc Sở có thể ra quyết định đình chỉ sản xuất DN làm ăn sai quy định so với chất lượng đã công bố. Thế nhưng, Pháp lệnh xử lý hành chính ra đời năm 2002 thì Chánh thanh tra chuyên ngành là người quyết định. Nói vậy, nhưng các Sở NN-PTNT có thahh tra chuyên ngành vẫn còn là ước mơ! Anh H. bộc lộ rằng, anh biết các Sở NN-PTNT hằng năm hoặc trực tiếp hoặc phối hợp để kiểm soát một số cơ Sở sản xuất tại địa phương kiểm tra chất lượng hàng hoá có đúng với tiêu chuẩn công bố. Còn các DN nước ngoài là do Cục Nông nghiệp thanh, kiểm tra. Thế nhưng, khả năng phân tích hóc môn, kháng sinh cấm sử dụng Clebuterol, Chloramphenicol, Carbuterol... hiện nay ở phía Nam chỉ có Viện KHKTNN miền Nam và Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm (trực thuộc Sở KH-CN TPHCM) là đủ năng lực”.(trích báo nông nghiệp số 259 ra ngày 29/12/2005)
Chính điều này đã làm ảnh hưởng đến uy tín của các hãng sản xuất thức ăn chăn nuôi làm ăn chân chính, khiến cho người chăn nuôi quay trở lại phương thức chăn nuôi cổ truyền, làm chậm quá trình phát triển .
Mặt khác một số bệnh dịch trong thời gian gần đây đã làm cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản
phẩm(lở mồm nong móng, cúm gia cầm), và đứng trước nguy cơ phá sản thế nhưng các ban ngành chức năng không những không có biện pháp trợ giúp thậm chí có địa phương còn có lệnh cấm chăn nuôi. Ví dụ:Thành phố HCM cấm chăn nuôi gia cầm đến năm 2007.