ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI CÔNG NGHIỆP VIỆT

Một phần của tài liệu Thực trạng Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư thương mại công nghiệp Việt Á (Trang 68 - 74)

- Tuyển dụng mới và Chi phí Tuyển dụng 446 372.884

2.4ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI CÔNG NGHIỆP VIỆT

5 Công tác đào tạo và phát triển 188 303.699.20 Các khóa Đào tạo nội bộ và Chi phí đào tạo6-

2.4ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI CÔNG NGHIỆP VIỆT

CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI CÔNG NGHIỆP VIỆT Á HIỆN NAY.

Ưu điểm:

- Mô hình cơ cấu tổ chức hiện nay đang áp dụng là mô hình trực tuyến chức năng, do đó Tổng giám đốc/ Chủ tịch hội đồng quản trị là người có quyền quyết định cao nhất đảm bảo cho hoạt động của Công ty thống nhất từ trên xuống dưới. Với một tổ chức có quy lớn và hoạt động đa nghành nghề, đa lĩnh vực như Việt Á thì điều này là vô cùng quan trọng.

- Về mức độ chuyên môn hóa: Các phòng ban chức năng chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc chuyên trách do vậy khả năng làm việc theo từng lĩnh vực của nhân viên rất tốt, đồng thời việc phải báo cáo với cấp trên đảm bảo dòng chảy công việc là thống nhất và có tổ chức.

- Về mối quan hệ quyền hạn trong tổ chức: Như sơ đồ cơ cấu tổ chức ta thấy quyền hạn của mỗi vị trí quản lý được giao phó cho người nào nắm giữ

vị trí đó. Ví dụ như Phó tổng giám đốc tổ chức hành chính chịu trách nhiệm chỉ đạo về các vấn đề nhân sự, tiền lương, chế độ, chính sách của công ty.

- Về việc xác định cấp quản lý và tầm quản lý: Do lĩnh vực hoạt động của Việt Á là tương đối rộng lớn, và phức tạp như: cung cấp và xây lắp các công trình điện và công nghiệp, dân dụng, sản phẩm cơ khí, sản phẩm nhựa Composit, các sản phẩm dây cáp và điện nên như sơ đồ cơ cấu tổ chức đã thấy tầm quản lý của các cán bộ cấp cao khá hẹp. Mỗi người chỉ có thể phụ trách quản lý những mảng công việc thuộc chức năng của mình như Phó tổng giám đốc kỹ thuật chỉ chịu tách nhiệm về công tác kỹ thuật của công ty.

Nhược điểm:

- Qua sơ đồ cơ cấu tổ chức trên ta có thể thấy được mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty hiện nay là cơ cấu trực tuyến chức năng nên sự phối hợp các phòng ban trong cùng tuyến khác chặt chẽ, dễ dàng nhưng lại tạo nên biên giới cứng nhắc, kém linh hoạt trong việc điều chỉnh phân cấp và phân công nhiệm vụ giữa các phòng ban khác tuyến trong toàn công ty.

- Về mặt lí thuyết nguyên tắc phân quyền làm cho nhân viên cảm nhận rằng họ là những người có ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển của tổ chức thông qua hoạt động kinh doanh đang diễn ra và đòi hỏi họ phải đóng góp vào quá trình đó ở một mức độ mà chí ít cũng phải đạt được các mục tiêu mà các nhân đó cam kết hoàn thành được miêu tả trong bảng mô tả công việc của tổ chức. Như vậy cơ chế trao quyền tại doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho nhân viên biết được mình sẽ được chủ động hành động như thế nào trong các công việc, tạo cho tổ chức trở nên linh hoạt trong các hoạt động của mình.

Tuy nhiên thực tế công tác trao quyền tại Việt Á cho thấy các số liệu điều tra của Công ty tư vấn và phát triển năng lực tổ chức (C.Doc) có tới 26% ( Bảng 01) nhân viên làm việc tại Việt Á gặp khó khăn trong việc ra quyết định trong bổn phận công việc của mình do phương pháp quản lý gây nên và

54% cán bộ nhân viên không hiểu rõ các vấn đề liên quan đến việc ra quyết định của tổ chức ( Bảng 03) . Đây là tỉ lệ rất cao, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự vận hành và tính hoạt hóa trong công việc tại Việt Á.

Nguyên nhân của tình trạng này là do nhân viên Việt Á không có vai trò trong việc xây dựng các chính sách của doanh nghiệp (41%) – Bảng 02. Trong thực tế đối tượng tác động và điều chỉnh của các chính sách lại là nhân viên, do đó việc người lao động tham gia vào công việc xây dựng chính sách doanh nghiệp sẽ là cản trở lớn trong việc thực hiện các chính sách vì nó sẽ không sát thực với thực tế mà người lao động đang làm việc đó là suy nghĩ chủ quan của lãnh đạo doanh nghiệp.

Bảng 01- Nội dung câu hỏi : Anh chị nhận thấy mình gặp khó khăn trong công việc do phương pháp quản lý gây nên là:

( Đánh số thứ tự các yếu tố khiến anh, chị gặp kháo khăn, Số 1 biểu thị yếu tố gây khó khăn nhất

Không được tự quyết định 49

Không có sự hỗ trợ từ phía công ty 40 Không có sự liên kết phối hợp giữa các bộ phận trong công ty

56 Không được đào tạo những kỹ năng còn thiếu trong công việc

41 Ý kiến khác (xin nêu rõ)

Không được tự quyết định Không có sự hỗ trợ từ phía công ty Không có sự liên kết phối hợp giữa các bộ phận trong công ty

Không được đào tạo những kỹ năng còn thiếu trong công việc

Bảng 02. Hãy nhận xét vai trò của anh/chị trong quá trình ra chính sách của công ty.

Được trực tiếp tham gia bàn bạc và soạn thảo chính sách

21 Được hỏi ý kiến đóng góp trước khi cấp trên bàn thảo chính sách

72 Được nêu ý kiến nhận xét bình luận chính sách cấp trên đã bàn thảo

78

Được trực tiếp tham gia bàn bạc và soạn thảo chính sách Được hỏi ý kiến đóng góp Được nêu ý kiến nhận xét bình luận Không có vai trò gì

Bảng 03: Anh/ Chị có hiểu rõ các thông tin trong văn bản quyết định của công ty không? Rất tốt 94 Bình thường 137 Lơ mơ 12 Không để ý 7 Rất tốt Bình thường Lơ mơ Không để ý

- Hiện nay bộ máy công ty còn có một số bất cập như Phó tổng giám đốc nhân sự phải chịu trách nhiệm về hoạt động Marketing của công ty còn Phó Tổng giám đốc Kỹ thuật ngoài chịu trách nhiệm về công tác kỹ thuật còn phải điều hành trung tâm tư vấn thiết kế của Công ty. Điều này là vượt quá phạm vi chuyên môn do đó sẽ dẫn đến kém hiệu quả trong công tác quản lý.

- Ngoài ra với một công ty có quy mô lớn lại hoạt động với nhiều đối tác như Việt Á mà không có bộ phận pháp chế là một hạn chế không nhỏ.

CHƯƠNG 3: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI CÔNG NGHIỆP VIỆT Á

Một phần của tài liệu Thực trạng Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư thương mại công nghiệp Việt Á (Trang 68 - 74)