Về nội tại công ty.

Một phần của tài liệu Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn (Trang 48 - 51)

- Viễn cảnh nội bộ công ty: Hoạt động của công ty sẽ gắn liền với những thông tin kinh doanh nội bộ bao gồm một xâu chuỗi các giá trị khác nhau nh ư

6.1.5 Về nội tại công ty.

Cơ cấu lại bộ máy quản lý, điều hành công tác kinh doanh viễn thông. Xây dựng các quy chế nội bộ đảm bảo tính nhất quán trong chỉ đạo cũng như mọi hoạt động của công ty. Sắp xếp , bố trí lại nhân lực, luân chuyển, điều động để hợp lý giữa các bộ phận và phù hợp với năng lực của đội ngũ quản lý cũng như đội ngũ lao động trực tiếp.

: 6.1.6 Đổi mới và cải tiến 6.1.6 Đổi mới và cải tiến

Khả năng học hỏi và phát triển là yếu tố đầu tiên, tiên quyết trong việc xây dựng, hoạch định và thực thi chiến lược kinh doanh. Khả năng học hỏi - phát triển này là một loại tài sản vô hình và được phân làm 3 loại như sau:

*Vốn con người: Con người là nguồn tài sản vô giá, là sức mạnh của công ty, bao gồm: kỹ năng, trình độ trí tuệ, kinh nghiệm thực tế và khả năng thích ứng đòi hỏi để hỗ trợ chiến lược.

* Vốn thông tin: Hệ thống thông tin, mạng lưới và cơ sở hạ tầng đòi hỏi để hỗ trợ chiến lược, tập trung cho lĩnh vực công nghệ thông tin chuyên ngành, quản lý nội bộ, lưu trữ, hệ thống mạng internet, hệ thống mạng Lan...

* Vốn tổ chức: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, thương hiệu, nâng cao năng lực và tầm nhìn của đội ngũ lãnh đạo, đẩy mạnh khả năng làm việc theo nhóm của cán bộ, khả năng tương tác và liên kết giữa các bộ phận, các phòng ban. Tất cả mọi yếu tố trong vốn con người, thông tin, tổ chức được xây dựng một cách cụ thể và rõ ràng nhằm hiện thực hóa chiến lược kinh doanh như: Kỹ năng, trình độ của cán bộ, nhân viên; Khả năng làm việc theo nhóm, liên kết và tương tác giữa các Phòng Ban. Công tác đào tạo; Văn hóa công ty (xây dựng quy chế, phong cách ứng xử, làm việc…); Khả năng lãnh đạo (nâng cao khả năng lãnh đạo của các cán bộ chủ chốt, của ban Giám đốc); Cơ sở hạ tầng, quản lý thông tin (xây dựng hệ thống mạng Lan, Internet, cơ sở quản lý dữ liệu, các phần mềm công nghệ thông tin cho chuyên ngành, kế toán, dự toán, thiết kế phải được chuẩn hóa và cập nhật); Điều hành và quản lý nhân sự…

Nhanh chóng áp dụng công nghệ mới vào hoạt động kinh doanh dịch vụ 3G. Đào tạo, đào tạo lại đội ngũ lao động trực tiếp và bồi huấn cho đội ngũ lãnh đạo để nâng cao kiến thức, kỹ năng trong kinh doanh, nâng cao trình độ quản lý, quản trị, Marketing. Đổi mới các hình thức quảng cáo, khuyến mãi để tăng cường tính hấp dẫn và sự nhận biết của khách hàng.

6.2. Kết luận.

Qua nghiên cứu chiến lược phát triển kinh doanh của công ty điện lực Bắc Kạn đang thực thi, điều chúng ta có thể rút ra là: Chiến lược kinh doanh hiện tại của công ty chưa rõ ràng về mục tiêu, chưa xác định đầy đủ về khách hàng tiềm năng. Nó thể hiện ở chỗ với năng lực tài chính hiện có công ty điện lực Bắc Kạn còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu kinh doanh và chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, chưa tương ứng với tiềm năng của thị trường. Điều đó làm công ty chưa phát huy được tiềm lực trong ngành. Phụ thuộc quá nhiều vào công ty mẹ chưa giám mở rộng tới thị trường rộng lớn hơn và có tính cạnh tranh cao, do đó dẫn đến năng lực canh tranh kém và tạo lợi thế cạnh tranh giảm so với các công ty khác trong ngành. Hơn nữa, qua phân tích thực trạng chiến lược của công ty, chúng ta thấy việc quản trị doanh nghiệp của công ty còn bộc lộ nhiều bất cập nhất là việc điều hành quản lý các công ty, chỉ đạo thiếu tập trung từ công ty mẹ, trình độ cán bộ quản lý của các phòng banổtong lĩnh vực kinh doanh viễn thông chưa đáp ứng được nhiệm vụ đặt ra. Công tác đào tạo nguồn nhân lực chưa tương xứng với nhiệm vụ của công ty. Nhưng công ty điện lực Bắc Kạn hiện nay là một trong những công ty phát triển ổn định, có hướng vươn lên để trở thành công ty có uy tín và có thương hiệu trên thị trường tỉnh Bắc Kạn vào năm 2015. Muốn như vậy thì công ty phải nhanh chóng tiến hành thực hiện các kế hoạch chủ yếu sau:

TÁI CẤU TRÚC SẢN XUẤT KINH DOANH; TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP; NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP. TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG MARKETING MỞ RỘNG THỊ

TRƯỜNG VỚI NHỮNG KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG.

Trong thực tế, quản trị doanh nghiệp cũng vậy, môn quản trị chiến lược với các công cụ hữu hiệu là mô hình Delta Project, Bản đồ chiến lược và các công cụ hỗ trợ khác giúp chúng ta phân tích, đánh giá thực trạng chiến lược của một doanh nghiệp nhanh hơn, khách quan hơn và hơn thế nữa nó giúp chúng ta định hướng, xây dựng kế hoạch thực thi chiến lược của một doanh nghiệp khoa

học, hiệu quả hơn. Điều này có ý nghĩa thực tiễn lớn lao đối với mỗi chúng ta - những người đang quản lý và điều hành doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập.

Một phần của tài liệu Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn (Trang 48 - 51)