CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Vinh Thuận (Trang 44 - 48)

32 SVTH: VÕ TRẦN PHÚC ANHthấp nhất Điều này đồng nghĩa với việc làm tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả

4.5. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH

Việc phân tích các tỷ số tài chính sẽ xác định được những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, tỷ số tài chính phản ánh mối quan hệ giữa các khoản mục khác nhau trong báo cáo tài chính, mặt khác có thể so sánh các khoản mục đó của đơn vị qua nhiều giai đoạn.

4.5.1. Phân tích hệ số lãi gộp Bảng 12: HỆ SỐ LÃI GỘP CHỈ TIÊU ĐVT 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Lợi nhuận từ HĐKD ngàn đồng 93.207 103.879 103.665 10.672 -214 Doanh thu bán hàng ngàn đồng 4.717.087 3.840.629 6.221.795 -876.458 2.381.166 Hệ số lãi gộp % 1,98 2,70 1,67 0,72 -1,03

(Nguồn: Phòng kế toán của doanh nghiệp Vinh Thuận)

Đây là hệ số thể hiện khả năng trang trải chi phí bất biến và khả biến bao gồm chi phí quản lý doanh nghiệp cũng như thể hiện khả năng quản lý giá vốn hàng bán của doanh nghiệp. Nhìn chung hệ số lãi gộp có sự biến động qua các năm, năm 2007 hệ số lãi gộp là 2,70% tăng 0,72% so với hệ số lãi gộp năm 2006,

đến năm 2008 hệ số lãi gộp giảm xuống chỉ còn 1,67% . Ta nhận thấy qua ba năm thì hệ số lãi gộp của năm 2007 cao hơn các năm khác đạt 2,07%, điều này chứng tỏ trong năm 2007 doanh nghiệp quản lý giá vốn hàng bán có hiệu quả nhất qua ba năm.

4.5.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sinh lời của hoạt động kinh doanh Bảng 13: CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ SINH LỜI

CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

CHỈ TIÊU ĐVT 2006 2007 2008 2007/2006 2008/20071.Lợi nhuận sau thuế ngàn đồng 12.778 33.453 33.030 20.675 -423 1.Lợi nhuận sau thuế ngàn đồng 12.778 33.453 33.030 20.675 -423 2.Tổng tài sản bình quân ngàn đồng 1.133.435 1.183.282 1.220.610 49.847 37.328 3.Vốn chủ sở hữu ngàn đồng 1.002.000 1.146.213 1.146.213 144.213 0 4. Tổng doanh thu ngàn đồng 4.717.087 3.840.629 6.221.795 -876.458 2.381.166 5. ROS = (1)/(4) % 0,3 0,9 0,5 0,6 -0,4 6.ROA = (1)/(2) % 1,1 2,8 2,7 1,7 -0,1 7.ROE = (1)/(3) % 1,3 2,9 2,8 1,6 -0,1

(Nguồn: Phòng kế toán của doanh nghiệp Vinh Thuận)

• Tỷ suất lợi nhuận ròng/ doanh thu (ROS)

Năm 2007 trong 100 đồng doanh thu thì có 0,9 đồng là lợi nhuận sau thuế tăng so với năm 2006 là 0,6 đồng; năm 2008 trong 100 đồng doanh thu thì có 0,5 đồng lợi nhuận sau thuế giảm 0,4 đồng so với năm 2007. Sự giảm xuống của tỷ số trong năm 2008 chứng tỏ hàng hóa của doanh nghiệp tiêu thụ chưa được tốt. Tỷ suất lợi nhuận ròng/doanh thu của doanh nghiệp nói chung vẫn chưa cao, doanh nghiệp cần có biện pháp cải thiện.

• Tỷ suất lợi nhuận ròng/tổng tài sản (ROA)

Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời của một đồng tài sản được đầu tư, phản ánh hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết với 100 đồng tài sản ngắn hạn được sử dụng trong sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả.

Nhìn chung chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản có chiều hướng tăng lên trong năm 2007 và năm 2008. Trong năm 2006, cứ 100 đồng tài sản thì tạo ra được 1,1 đồng lợi nhuận sau thuế. Cứ 100 đồng tài sản thì tạo ra được 2,8 đồng lợi nhuận sau thuế trong năm 2007, tăng 1,7 đồng so với năm 2006. Năm 2008 cứ 100 đồng tài sản thì tạo ra được 2,7 đồng lợi nhuận sau thuế giảm 0,1 so với năm 2007.

Các tỷ số trên biến động thất thường. Lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản có chiều hướng giảm xuống là điều đáng lo ngại. Tóm lại doanh nghiệp cần tăng cường hoạt động kinh doanh, đồng thời chú ý đến việc sử dụng tài sản có hiệu quả để mang lại lợi nhuận cao.

• Tỷ suất lợi nhuận ròng/vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất lợi nhuận ròng/vốn chủ sở hữu cho biết 100 đồng vốn chủ hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, đây là mối quan tâm của các nhà đầu tư, để có 1 đồng lợi nhuận thì phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn đầu tư.

Trong năm 2007 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 2,9 đồng lợi nhuận tăng 1,6 đồng so với năm 2006. Năm 2008 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì thu được 2,8 đồng lợi nhuận giảm 0,1 đồng lợi nhuận so với năm 2007. Tuy tỷ suất lợi nhuận ròng/vốn chủ sở hữu có tăng tr ong năm 2007 nhưng hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu vẫn còn thấp vì vậy doanh nghiệp cần tập trung chú ý cải thiện chỉ tiêu này hơn nữa để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu.

4.5.3. Kỳ thu tiền bình quân

Bảng 14: KỲ THU TIỀN BÌNH QUÂN

CHỈ TIÊU ĐVT 2006 2007 2008 2007/2006 2008/20071.Doanh thu ngàn đồng 4.717.087 3.840.629 6.221.795 -876.458 2.381.166 1.Doanh thu ngàn đồng 4.717.087 3.840.629 6.221.795 -876.458 2.381.166 2.Các khoản phải thu bình quân ngàn đồng 14.237 7.809 14.846 -6.428 7.037 3.Doanh thu bình quân 1 ngày ngàn đồng 12.924 10.522 17.046 -2.402 6.524 4.Kỳ thu tiền bình quân(2)/(3) ngày 1,10 0,74 0,87 -0,36 0,13

Phản ánh các khoản phải thu của một vòng luân chuyển các khoản phải thu, nghĩa là để thu được các khoản phải thu cần một khoản thời gian l à bao lâu. Nhìn chung kỳ thu tiền bình quân có chiều hướng giảm. Ta nhận thấy năm 2006 doanh nghiệp cần 1,10 ngày để có thể thu hồi các khoản phải thu nhưng năm 2007 thì chỉ cần 0,74 ngày và năm 2008 cần 0,87 ngày. Đây cũng là một dấu hiệu tốt cho thấy doanh nghiệp đã ngày càng giảm những khoản nợ có thể dẫn đến khoản nợ khó đòi. Thời gian kỳ thu tiền bình quân năm sau ngày càng ngắn, cho thấy doanh nghiệp giảm ngày càng nhiều vốn phải thu bị tồn động không mang lại lợi nhuận.

4.5.4. Hiệu quả sử dụng chi phí

Bảng 15: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHI PHÍ

CHỈ TIÊU ĐVT 2006 2007 2008 2007/2006 2008/20071.Doanh thu ngàn đồng 4.717.087 3.840.629 6.221.795 -876.458 2.381.166 1.Doanh thu ngàn đồng 4.717.087 3.840.629 6.221.795 -876.458 2.381.166 2.Tổng chi phí ngàn đồng 4.699.340 3.794.167 6.175.920 -905.173 2.381.753 3.Lợi nhuận sau thuế ngàn đồng 12.778 33.453 33.030 20.675 -423 4.Doanh thu/Chi phí % 100,38 101,22 100,74 0,84 -0,48 5.Lợi nhuận/Chi phí % 0,27 0,88 0,53 0,61 -0,35

(Nguồn: Phòng kế toán của doanh nghiệp Vinh Thuận)

- Hiệu suất sử dụng chi phí: chỉ tiêu này cho thấy tốc độ gia tăng của doanh thu thuần so với chi phí bỏ ra các năm. Năm 2007 hiệu suất sử dụng chi phí cao hơn so với năm 2006 nhưng không nhiều, trong năm 2006 hiệu suất sử dụng chi phí là 100,38%, năm 2007 hiệu suất sử dụng chi phí tăng lên 101,22%, tăng 0,84% so với năm 2006, và cao hơn hiệu suất sử dụng chi phí trong năm 2008, trong năm 2008 hiệu suất sử dụng chi phí là 100,74%, điều này cho thấy trong năm 2007 thì doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả nhất. Nhìn chung hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp qua các năm tuy có biến động nhưng chỉ là biến động nhỏ, không đáng kể, hiệu quả sử dụng chi phí qua từng năm đạt như vậy là tương đối tốt, doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.

- Lợi nhuận trên chi phí: chỉ tiêu này cho thấy lợi nhuận đạt được trên 100 đồng chi phí bỏ ra. Năm 2006 doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng chi phí thì thu được 0,27 đồng lợi nhuận. Năm 2007 lợi nhuận đạt được trên 100 đồng chi phí bỏ ra

tăng lên 0,88 đồng tăng 0,61 đồng so với năm 2006. Sang năm 2008 vẫn bỏ ra 100 đồng chi phí nhưng lợi nhuận thu được giảm xuống còn 0,53. Trong 3 năm ta thấy lợi nhuận đạt được trên 100 đồng chi phí bỏ ra trong năm 2007 là cao nhất, điều này chứng tỏ trong năm 2007 doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn so với năm 2006 và năm 2008.

Tóm lại, qua việc phân tích các chỉ tiêu hiệu suất sử dụng chi phí và doanh lợi trên chi phí từ năm 2006 – 2008 ta thấy năm 2006 doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả và năm 2007 là năm mà doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Nếu xét riêng biệt ở từng năm thì việc sử dụng chi phí của doanh nghiệp là tương đối hiệu quả, nhưng hiệu quả chưa cao, chi phí bỏ ra còn cao so với lợi nhuận đạt được.

4.5.5. Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn

Bảng 16: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TOÀN BỘ VỐN

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Vinh Thuận (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w