Đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ:

Một phần của tài liệu Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Sài gòn Hà nội Chi nhánh Hà nội (Trang 84 - 87)

- Doanh số chuyển tiền 3.312.979 5.559.320 4.980

3.2.2Đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ:

Để có thể phát triển hoạt động kinh doanh và thu hút đượ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau đồi hỏi các NHTM cần phải phát triển các sản phẩm dịch vụ TTKDTM theo hướng tăng số lượng, chất lượng và chủng loại các sản phẩm dịch vụ thanh toán với độ tin cậy cao và với giá cả phù hợp. Xây dựng quy trình nghiệp vụ, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thanh toán; ứng dụng các phần mềm chuẩn theo thông lệ quốc tế, phát triển các chuẩn mực chung phù hợp với thông lệ quốc tế .

Thời gian qua SHB-HN đã có một số sản phẩm dịch vụ hấp dẫn, nhưng trong thời gian tới nên có thêm những sản phẩm dịch vụ khác để đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng như: các dịch vụ thanh toán nên có những sản phẩm mới thuận tiện hơn cho khách hàng, phát triển đa dạng một số dịch vụ như: đảm bảo cho khách hàng là bên mua chi trả tiền khi nhận được hàng,…

Séc: Hiện nay trên thế giới Séc là một công cụ được sử dụng rất phổ

biến, nhiều nước đã có luật riêng về Séc, mới đây Chính phủ ban hành một số Nghị định về cung ứng và sử dụng Séc. Do thanh toán bằng Séc vẫn còn hạn chế nên tôi đưa ra một số giải pháp:

Séc chuyển khoản: Hiện nay, việc sử dụng Séc chuyển khoản vẫn bó

hẹp trong phạm vi địa bàn một tỉnh, thành phố giữa các khách hàng có tài khoản tại cùng một Ngân hàng hoặc khác Ngân hàng nhưng có tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn. Tức là chưa áp dụng được trên toàn quốc.

Trong điều kiện hiện nay, mạng máy tính ngày càng phát triển trong hệ thống Ngân hàng, sớm tạo điều kiện hình thành trung tâm thanh toán bù trừ Séc trên phạm vi toàn quốc khi đó ngành Ngân hàng nên mở rộng phạm vi thanh toán Séc chuyển khoản.

Để giảm thiểu ách tắc trong khâu luân chuyển chứng từ, Ngân hàng có thể cung ứng cho khách hàng một loại dịch vụ như “Mua séc ngoài địa bàn” đã được áp dụng tại Singapor. Theo cách này, khi người thụ hưởng nộp Séc vào Ngân hàng, Ngân hàng sẽ thoả thuận mua lại tờ Séc đó với giới hạn tối đa và ghi Có ngay vào tài khoản người được hưởng số tiền tương ứng đồng thời trích phí hoa hồng thanh toán của Ngân hàng. Trường hợp tờ Séc bị từ chối thanh toán Ngân hàng sẽ ghi Nợ lại tài khoản của khách hàng, trả lại Séc cho khách hàng để xử lý theo luật định. Hình thức này giống như chiết khấu truy đòi một thương phiếu. Để đảm bảo an toàn, Ngân hàng khi nhận Séc sẽ ký kết một thoả thuận về hình thức mua lại Séc với những khách hàng có uy tín, luôn đảm bảo khả năng thanh toán, đồng thời Ngân hàng phải nắm được rõ thông tin về người phát hành Séc qua mạng máy tính của hệ thống

Ngân hàng nên cho phép khách hàng phát hành Séc trong một hạn mức tín dụng cho phép nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng hình thức thanh toán này. Đây được coi là một loại cho vay thanh toán đối với SCK. Đối với những khách hàng VIP, có khả năng tài chính tốt, nguồn thu ổn định, có uy tín trong quan hệ thanh toán nên tạo điều kiện áp dụng hình thức này.

Séc bảo chi: Theo quy định hiện hành, khách hàng muốn sử dụng SBC phải ký quỹ bằng tiền mặt tại Ngân hàng. Gây ứ đọng vốn cho doanh nghiệp, để hạn chế điều này, SHB-HN có thể cho phép doanh nghiệp sử dụng Tài sản đảm bảo để bảo lãnh cho tờ Séc bảo chi đó nhằm tránh ứ đọng vốn của doanh nghiệp, phần nào kích thích hình thức này phát triển. Tuy nhiên, trong điều kiện công nghệ thong tin phát triển như hiện nay, NHNN có thể cho phép các

tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán áp dụng hình thức SBC có lưu ký và SBC không lưu ký trong từng trường hợp cụ thể. Áp dụng loại hình SBC nào tuỳ thuộc vào sự tín nhiệm về mặt tài chính của người xin bảo chi Séc.

Uỷ nhiêm thu: NHNN nên quy định khi người bán cung ứng hàng hoá,

dịch vụ cho người mua thì lập UNT gửi trực tiếp đến Ngân hàng phục vụ người mua để thu hộ. Làm cho quá trình diễn ra nhanh chóng hơn. Khi lập UNT người bán có quyền ghi rõ thời hạn thanh toán và hình thức phạt chậm trả để đảm bảo lợi ích của mình và chủ động hơn trong thanh toán. NHNN khuyến khích các NHTM mở rộng phạm vi thanh toán: Thu phí bảo hiểm của các loại hình bảo hiểm (BHXH, BHYT), thu tiền trả góp, thu lãi vay, thu lợi nhuận từ đầu tư chứng khoán.

Uỷ nhiệm chi: Hiện nay, để khắc phục tình trạng lạm dụng vốn nên áp

dụng “UNC có phạt trả chậm”. Cụ thể, sau khi nhận hàng hoá hay dịch vụ, chậm nhất sau 2 ngày người mua phải hoàn thành việc thanh toán tiền cho người bán. Nếu quá thời hạn trên sẽ tính tỷ lệ phạt (lãi suất phạt hiện nay là 150% lãi suất vay đang áp dụng cho doanh nghiệp). Trường hợp số dư tài khoản tiền gửi không đủ thanh toán, Ngân hàng lưu giữ UNC và theo dõi và sổ theo dõi UNC đồng thời tính lãi phạt chậm trả. Để có thể theo dõi được, phải có sự phối kết hợp giữa Ngân hàng và khách hàng

Hoạt động kinh doanh thẻ: Để khuyến khích khách hàng gửi tiết kiệm

cũng như quảng cáo rộng rãi thẻ SHB, các chi nhánh, PGD phát hành miễn phí thẻ cho tất cả khách hàng gửi tiết kiệm tại SHB; Lắp máy ATM ở các khu công nghiệp, khu chế xuất phát hành thẻ SHB với số lượng lớn từ 1 000 thẻ trở lên. Liên kết các trung tâm giải trí để mời làm điểm ưu đãi thẻ cho chủ thẻ của SHB đặc biệt là tác động tới liên minh thẻ để thẻ SHB có thể được sử dụng được tốt ở tất cả các Ngân hàng trong liên minh thẻ. Đảm bảo an ninh khu vực đặt máy ATM để chống cướp giật.

Thư tín dụng: Tiếp tục trình NHNN cho phép SHB thanh toán quốc tế

trực tiếp.

Một phần của tài liệu Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Sài gòn Hà nội Chi nhánh Hà nội (Trang 84 - 87)