- Doanh số chuyển tiền 3.312.979 5.559.320 4.980
3.3 Một số kiến nghị về vận dụng các hình thức TTKDTM 1 Kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan, Bộ, Ngành
3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan, Bộ, Ngành
* Phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện và ban hành các văn bản pháp quy mang tính pháp lý cao hơn cho hoạt động thanh toán của nền kinh tế: phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia TTKDTM. Trên cơ sở đó, tiến hành kiểm soát rủi ro pháp lý thích hợp bảo đảm phù hợp với các chuẩn mực thông lệ quốc tế; tạo lập môi trường cạnh tranh công bằng, đảm bảo khả năng tiếp cận thị trường và dịch vụ của các chủ thể tham gia; hình thành cơ chế bảo vệ khách hàng hữu hiệu và bảo đảm quy trình giải quyết tranh chấp khách quan…
Sớm xác định và thống nhất quan niệm để hoàn thiện, xây dựng cơ chế chính sách về tổ chức, quản lý, điều hành hệ thống thanh toán trong toàn bộ nền kinh tế- xã hội; không chỉ dừng lại ở hệ thống thanh toán qua Ngân hàng; sớm ban hành luật thanh toán để xử lý tổng thể phạm vi và đối tượng thanh toán; các chủ thể tham gia thanh toán, các hệ thống thanh toán; các kích thích
mang tính đòn bẩy khuyến khích TTKDTM; ứng dụng công nghệ thanh toán hiện đại, tập trung, tương thích, ngang tầm trong phạm vi toàn quốc, với trung tâm thanh toán quốc gia là Ngân hàng Trung ương. Đây là vấn đề hết sức quan trọng, mang tính quyết định về định hướng chiến lược xây dựng và phát triển hệ thống thanh toán quốc gia.
Các văn bản pháp qui có liên quan đến thanh toán trong nền kinh tế chẳng hạn như: về thương mại điện tử; thương phiếu, hối phiếu…; cần được ban hành đồng bộ với cơ chế thanh toán hiện đại phù hợp với xu thế hội nhập.
* Phát triển TTKDTM trong khu vực công: Thực hiện thí điểm TTKDTM tại một cơ quan Trung ương; phát triển thẻ thương mại trong khu vực Chính phủ sau đó mở rộng đối tượng thực hiện sang các Bộ, cơ quan ngang Bộ, ủy ban nhân dân các tỉnh, TP, sở, ban ngành địa phương lớn… dần dần tiến hành thực hiện trên phạm vi toàn quốc trên phạm vi toàn quốc… Chính phủ cần từng từng bước yêu cầu TTKDTM đối với những khoản chi tiêu của Chính phủ, tiến tới áp dụng dần từng bước phương thức TTKDTM đối với hầu hết các khoản chi tiêu thường xuyên và chi đầu tư xây dựng cơ bản.
Ngày 24/8/2007, Thủ tướng chính phủ hành chỉ thị về việc triển khai trả lương qua tài khoản cho cán bộ, công chức thuốc các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế - xã hội và các đối tượng khác hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.
* Phát triển TTKDTM trong khu vực doanh nghiệp: nghiên cứu xác định nhu cầu và khả năng TTKDTM của các doanh nghiệp từ đó đưa ra hình thức TTKDTM phù hợp.
* Phát triển TTKDTM trong khu vực dân cư: chủ yếu tập trung phát triển các phương tiện, dịch vụ TTKDTM đáp ứng nhu cầu thanh toán tại các
trung tâm thương mại, dịch vụ, khách sạn, nhà hàng... Đến năm 2010, triển khai phổ biến các giao dịch thanh toán định kỳ qua tài khoản như thanh toán tiền điện, nước, dịch vụ công cộng khác…
Cần có một bộ máy tổ chức, quản lý, điều hành hệ thống thanh toán toàn quốc tại Ngân hàng Trung ương đủ tầm để thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ thanh toán.
Đề ra quy định, tất cả những cá nhân từ 18 tuổi trở lên đều có tài khoản tại Ngân hàng với mục đích trước mắt là tạo thói quen sử dụng dịch vụ thanh toán của Ngân hàng. Về dài hạn, nhà nước có thể quản lý tài khoản cá nhân, thu nhập nhằm chống tiêu cực trong nền kinh tế
Chính phủ cần sớm ban hành Chỉ thị chỉ đạo việc chi trả trợ cấp ưu đãi xã hội và trợ cấp xã hội qua tài khoản trong khi đó đối tượng hưởng trợ cấp và lương hưu của Việt Nam rất đông đảo.
* Chính phủ cần thức đẩy sự phát triển TTKDTM bằng các chính sách ưu đãi về thuế, phí trong lĩnh vực thanh toán, giá thuê đất, thuê mặt bằng cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Bộ tài chính cần tham mưu cho Chính phủ xây dựng các chính sách thuế phù hợp theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, mở rộng và phát triển sản phẩm, dịch vụ TTKDTM.