Những tồn tại và nguyên nhân:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính Doanh nghiệp phục vụ cho công tác Tín Dụng tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Quân Đội (Trang 58 - 61)

D, Kết luận chung:

2.3.2Những tồn tại và nguyên nhân:

- Việc tính toán đánh gía các chỉ tiêu tài chính của NHCPQĐ dựa vào so sánh xu hướng biến động qua ba năm từ đó nhận xét tình hình tài chính của khách hàng để ra quyết định cho vay, nhưng việc đưa ra kết luận này chỉ dựa vào sự phân tích mà đưa ra quyết định điều này có thể dẫn đến việc đánh giá của Ngân hàng chưa có sự phân tích kỹ lưỡng. Việc so sánh với số bình quân của ngành là rất khó bởi khó có thể xác định được số bình quân của ngành. Do vậy khi đánh giá tình hình DN là tốt hay xấu phần lớn dựa vào kinh nghiệm của CBTD.

- Mặc dù trong quy trình tín dụng của Ngân hàng đã hướng dẫn công tác phân tích đánh giá tình hình tài chính DN rất rõ ràng. nhưng trong qua trình phân tích đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp các cán bộ chủ yếu tín dụng dựa vào kinh nghiệm, những hiểu biết về kiến thức, thực tiễn để tiến hành phân tích đánh giá. Điều này có thể dẫn đến sự thiếu chính xác và không đồng nhất trong hoạt động tín dụng của NH và có thể ngân hàng sẽ không phát hiện được những rủi ro tiềm tàng.

- Việc phân tích đánh giá khách hàng chủ yếu dựa trên các báo cáo tài chính mà khách hàng gửi lên. song sự chính xác của những báo cáo này chưa đáng tin cậy tuyệt đối.CBTD phải xác thực nó qua kiểm tra thực tiễn việc này hiện tại chỉ diễn ra như một thủ tục, nó chưa thực sự mang lại hiệu quả cao, nguyên nhân cũng do giới hạn hiểu biết về nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác nhau của CBTD . VD cán bộ tín dụng chủ yếu là tôt nghiệp từ các trường kinh tế, tài chính, ngân hàng. Do vậy sự hiểu biết về kĩ thuật, điện tử và xây lắp yếu kém là đương nhiên.

- Ngân hàng chủ yếu tập trung phân tích đánh gía khách hàng trước khi cho vay. đánh giá khách hàng trong khi cho vay và sau khi cho vay còn hạn chế. Như thế Ngân hàng rất rễ gặp rủi ro tín dụng, khách hàng có thể sử dụng vốn sai mục đích hoặc sử dụng vốn kém hiệu quả. Ngân hàng không phát hiện được sớm để có các biện pháp thu hồi nợ.

- Việc thu thập tra cứu thông tin từ CIC vẫn còn hạn chế. Ngân hàng chỉ thực hiện với những trường hợp khách hàng có dư nợ quá lớn hay khách hàng có mối quan hệ lần đầu với Ngân hàng . Đây lẽ ra phải là việc làm thường xuyên của công tác đánh giá khách hàng.

- Chưa có sự phân công cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm trong một nhóm khách hàng hoặc loại hình kinh doanh nào đó. Vd như cán bộ tín dụng nào chịu trách nhiệm thẩm định khách hàng đối với vay VLĐ, CBTD nào chịu trách nhiệm phân tích thẩm định khách hàng đối với tài trợ dự án trung

dài hạn hoặc cho vay tiêu dùng. Như thế sẽ chuyên môn hoá được cán bộ tín dụng. Nâng cao chất lượng phân tích đánh giá khách hàng.

- Mặc dù trong quy định cho vay của NHTMCP Quân Đội có yêu cầu khách hàng phải nộp báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhưng trên thực tế có rất ít DN nộp cho Ngân hàng ví dụ như công ty cổ phần xây dựng Vân Hải. Nguyên nhân này chủ yếu do trong quá trình phân tích đánh gía khách hàng NHTMCPQĐ chủ yếu chỉ phân tích trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Còn báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì không mấy sử dụng. Trong thực tế, một doanh nghiệp có bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho thấy DN làm ăn có lãi nhưng chưa chắc đã trả nợ đúng hạn vì vào thời điểm ấy luân chuyển tiền tệ sẽ giúp Ngân hàng nhìn nhận được vấn đề này, như vậy phân tích này là rất cần thiết cho kết luận đánh giá của Ngân hàng.

- Để đánh giá phương án sản xuất kinh doanh ngoài việc thẩm định tính hiệu quả của phương án, Ngân hàng cần phảI thẩm định tính khả thi của phương án như: các yếu tố đầu vào(sự biến động của thị trường nguyên vật liệu, giá cả, cước phí vận chuyển..v.v...) và yếu tố đầu ra:(nhu cầu về sản phẩm trên thị trường, giá bán có thể thực hiện được, khả năng canh tranh của sản phẩm). Tuy nhiên, đây còn là vấn đề còn rất hạn chế khi đánh giá phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn tai NHTMCP Quân Đội

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính Doanh nghiệp phục vụ cho công tác Tín Dụng tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Quân Đội (Trang 58 - 61)