Phân tích hoạt động quản trị tiêu thụ hàng hoá theo chức năng

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Phát hành sách Hà Nội .doc (Trang 32 - 35)

III. Phân tích hoạt động công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá ở Công ty

1. Phân tích hoạt động quản trị tiêu thụ hàng hoá theo chức năng

1.1. Công tác hoạch định

Căn cứ vào những số liệu, kết quả của hoạt động tiêu thụ hàng hoá kỳ kinh doanh này mà Công ty có kế hoạch chuẩn bị khai thác hàng cho kỳ kinh doanh tới. Trên cơ sở đó tổ chức nghiên cứu thị trờng và xây dựng các kế hoạch, chính sách tiêu thụ hàng hoá, mục tiêu của hoạt động tiêu thụ đó là tăng doanh số, tạo lợi nhuận và nâng cao khả năng cạnh tranh, sử dụng hiệu quả nhất mọi nguồn lực của Công ty.

Từ những mục tiêu đề ra, Công ty tiến hành nghiên cứu và khai thác hàng hoá. Xác định loại hàng hoá nào đang có nhu cầu cao, loại nào có nhu cầu thấp hoặc không có nhu cầu, để từ đó Công ty sẽ xác định đợc đâu là mặt hàng chủ lực, đâu là mặt hàng thứ yếu mà có hình thức và biện pháp khai thác. Trong quá trình khai thác Công ty nắm vững đợc chu kỳ sống của các xuất bản phẩm. Biết đợc xuất bản phẩm đó đang ở giai đoạn nào để tìm thời cơ khai thác có hiệu quả. Trên cơ sở đó Công ty đa ra những xuất bản phẩm chủ lực, cùng đó là sử dụng chính sách phân phối qua các mạng lới bán buôn và bán lẻ nhằm đa sản phẩm ra thị trờng một cách nhanh nhất để chủ động trong việc chiếm lĩnh thị trờng, điều tiết thị trờng tạo thế độc quyền hòng đạt đợc lợi nhuận cao.

Nhìn chung công tác hoạch định tiêu thụ hàng hoá của Công ty đã đề ra và thực hiện tơng đối tốt, tính khả thi cao. Tuy nhiên việc thực hiện vẫn còn một số nhợc điểm nh: việc nghiên cứu mặt hàng còn sơ sài do đó sản phẩm tung ra cha thiết thực, cha đáp ứng đợc nhu cầu của khách hàng, chính sách giá cha phù hợp...

1.2. Công tác tổ chức

Công tác tổ chức mạng lới tiêu thụ của Công ty do phòng nghiệp vụ kinh doanh điều phối. Phòng này chuyên trách chủ yếu giao hàng và nhận hàngvới các đối tác kinh doanh, bán buôn cho các đại lý trực thuộc Hà Nội và các tỉnh thành trong cả nớc.

Hoạt động bán lẻ đợc thực hiện tại các cửa hàng, hiệu sách ở nội ngoại thành đợc phân bố rải rác trong các quận, huyện nhằm phục vụ tối đa nhu cầu khách hàng.

Việc bố trí các phơng tiện phục vụ cho hoạt bán hàng nhằm tăng năng suất lao động nâng cao chất lợng phục vụ nh các phơng tiện vận chuyển, bốc dỡ, các trang thiết bị bố trí tại các cửa hàng, quầy hàng đợc trang bị tốt. Nh

Nhìn chung công tác tổ chức tiêu thụ hàng hoá của Công ty đã thực hiện tốt các vị trí hoàn thành tốt nhiệm vụ đợc giao. Tuy nhiên trong công tác tổ chức còn tồn tại một số mặt nh: khu vực thị trờng trải rộng, địa bàn phân tán đôi khi khâu quản lý tỏ ra khó khăn trong việc bố trí nhân sự. Tại các cửa hàng vẫn còn xẩy ra tình trạng thất thoát hàng hoá...

1.3. Công tác lãnh đạo

Việc khuyến khích nhân viên làm việc luôn đợc thực hiện trong Công ty. Ngoài mức lơng đợc hởng theo chế độ tiền lơng đã quy định, Công ty còn đa ra chế độ tiền thởng đối với những CBCNV thực hiện tốt công việc đợc giao. Hàng tháng, hàng quý Công ty tổ chức việc thực hiện theo dõi bình bầu khen thởng nhằm khuyến khích tạo động cơ cho nhân viên.

Để tạo đợc sự chủ động trong công việc và nâng cao hiệu quả của việc lãnh đạo điều hành, Công ty đã áp dụng phong cách lãnh đạo dân chủ trong sinh hoạt làm việc. Thờng các quyết định trớc khi đa ra đều đợc tham khảo ý kiến của các thành viên không đòi hỏi họ tuân thủ một cách tuyệt đối mà lôi kéo họ tham gia vào quá trình ra quyết định.

Nhà quản trị Nhân viên bán hàng

Hành vi lãnh đạo - Trực tiếp Tìm hiểu Nhu cầu- Động cơ - Hỗ trợ

Kết quả Hình 2: Mô hình lãnh đạo của Công ty

1.4. Công tác kiểm soát

Công ty thực hiện hoạt động kiểm soát khá chặt chẽ, các hoạt động đ- ợc kiểm soát nh đối với hoạt động bán hàng, hoạt động mua hàng, hoạt động trao đổi hàng, hoạt động dự trữ, hàng tồn kho, kiểm tra kiểm soát tình hình nhân sự đối với từng phòng ban chức năng và hệ thống các cửa hàng.

Công ty thờng tiến hành các hoạt động kiểm tra kiểm soát liên tục về tình hình hàng tồn kho, các báo cáo định kỳ hàng quý về doanh thu, chi phí, tình hình bán hàng để Giám đốc Công ty và các phòng ban chức năng liên quan kịp thời có biện pháp tiến hành các hoạt động điều chỉnh nhằm đảm bảo quá trình tiêu thụ hàng hoá đạt đợc mục tiêu đã đề ra. Mặt khác, Công ty có những biện pháp kiểm tra về tình hình chủng loại, cơ cấu mặt hàng, thu chi tài chính để từ đó phát hiện ra những sai sót xảy ra trong các hoạt động nói trên cũng nh tác phong làm việc, thái độ phục vụ khách hàng của nhân viên trong Công ty.

Một số tồn tại trong công tác kiểm soát nh: do sự xa cách về địa lý nên việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động tác nghiệp của nhân viên còn phụ thuộc vào ý thức tự giác, tự nguyện của nhân viên.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Phát hành sách Hà Nội .doc (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w