II. Phân tích thực trạng công tác định mức lao động tại Công ty may Thanh Hoá.
7. Các điều kiện hỗ trợ người lao động thực hiện mức
7.6. Chế độ làm việc, nghỉ ngơi.
* Về thời giờ làm việc:
Về cơ bản, Công ty may Thanh Hoá áp dụng đúng chế độ thời gian làm việc do Nhà nước quy định. Tuy nhiên việc quy định thời gian bắt đầu ca làm còn cứng nhắc chưa có sự linh hoạt. Vào mùa đông cũng như mùa hè buổi sáng bắt đầu làm việc vào lúc 7h và buổi chiều làm việc lúc 1h. Đây là quy định có tính cứng nhắc bởi vì cùng với sự chuyển đổi mùa là sự chuyển đổi thời tiết, khí hậu. Như vào mùa hè trời nhanh sáng và thời tiết thì nóng bức cho nên việc bắt đầu làm việc vào 7h là hơi muộn. Hơn nữa vào mùa hè buổi chiều thường kéo dài do vậy làm việc từ 1h là sớm thời gian nghỉ trưa cuả công nhân không đảm bảo hồi phục khả năng làm việc.
Về thời gian làm thêm: công nhân cũng thường xuyên phải làm thêm giờ do thời hạn hợp đồng ngắn mà khối lượng công việc thì nhiều. Tuy nhiên công ty trả công làm thêm giờ cho công nhân theo đúng luật định.
*Về thời gian nghỉ ngơi.
Có thể nói thời gian nghỉ tuần, tháng năm của công nhân Công ty may Thanh Hoá được thực hiện nghiêm túc. Nếu vào thời kỳ có nhiều đơn đặt hàng thì công nhân sẽ phải làm thêm giờ, thêm ngày và tiền công được thanh toán đầy đủ. Tuy nhiên chế độ nghỉ giải lao của công nhân còn ít nhiều chưa hợp lý. Điều đó thể hiện ở việc công ty cho công nhân nghỉ giải lao tại chỗ với lý do là loại hình sản xuất hàng loạt cho nên công nhân không nên nghỉ giải lao giữa Công ty may Thanh Hoá để đi lại. Nhưng trên thực tế, đa số công nhân muốn nghỉ giải lao giữa Công ty may Thanh Hoá để họ có thể gặp gỡ nhau chuyện trò, trao đổi về công việc nhằm làm giảm sự căng thẳng và mệt mỏi sau nhiều giờ ngồi làm việc. Theo kết quả điều tra ngẫu nhiên 50 công nhân lao động trực tiếp cho thấy 43 công nhân ( chiếm 86% số công nhân được điều tra) muốn có thời gian nghỉ giải lao giữa Công ty may Thanh Hoá.
Như vậy chế độ làm việc nghỉ ngơi của công ty còn có nhiều điểm chưa phù hợp với nhu cầu của công nhân đây là điều không có cơ lợi vì sẽ không kích thích được công nhân hàng hải sản xuất và thực hiện tốt các mức đề ra.
Tóm lại, qua phân tích thực trạng về công tác định mức lao động tại Công ty may Thanh Hoá ta thấy nổi lên một số tồn tại hạn chế sau:
- Theo dõi và điều chỉnh mức chưa thường xuyên và kịp thời
- Bộ máy làm công tác định mức còn yếu về chuyên môn và thiếu về số lượng
Mục lục
Lời mở đầu 1
Phần I:Một số vấn đề lý luận liên quan tới công tác định mức kỹ
thuật lao động trong doanh nghiệp. 3
I. Khái niệm, vị trí và nhiệm vuu của định mức kỹ thuật lao động
trong doanh nghiệp. 3
1. Khái niệm về mức lao động. 3
2. Các loại mức lao động. 4
3. Định mức kỹ thuật lao động - Khái niệm và vai trò. 5 3.1. Khái niệm định mức kỹ thuật lao động. 5 3.2. Vai trò của định mức kỹ thuật lao động. 5
4. Yêu cầu. 8
5. Nội dung của công tác định mức lao động. 9 5.1. Xác định quá trình sản xuất ra sản phẩm. 9 5.2. Phân loại thời gian làm việc. 11 3. Tiêu chuẩn để định mức kỹ thuật lao động. 14 II. Các phương pháp định mức lao động. 15
1. Các phương pháp tổng hợp 15
2. Nhóm các phương pháp phân tích 16 2.1. Phương pháp phân tích tính toán. 17 2.2. Phương pháp phân tích khảo sát. 17 2.3. Phương pháp so sánh điển hình. 18
3. Cách tính mức lao động 19
3.1. Tính mức thời gian. 19
Phần II: Phân tích thực trạng công tác định mức lao động tại công ty
may Thanh Hoá. 21
I. Vai nét về quá trình hình thành và phát triển của công ty may
Thanh Hoá. 21
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 21
2. Đặc điểm Công ty. 23
2.1. Về cơ cấu mặt bằng. 23
2.2. Đặc điểm bộ máy quản lý. 24 2.3. Đặc điểm về máy móc thiết bị công nghệ. 25 2.4. Đặc điểm thị trường và khả năng cạnh tranh. 28
2.5. Đặc điểm về lao động. 29
II. Phân tích thực trạng công tác định mức lao động tại Công ty may
Thanh Hoá. 34
1. Các loại mức đang áp dụng tại công ty. 34 2. Tổng khối lượng công việc của Công ty. 35 3. Phân tích phương pháp xây dựng mức. 36 4. áp dụng, theo dõi và điều chỉnh mức. 40 5. Phân tích tình hình hoàn thành mức của công nhân. 41 6. Đặc điểm bộ máy làm công tác định mức tại Công ty may Thanh Hoá. 43 7. Các điều kiện hỗ trợ người lao động thực hiện mức 44 7.1. Tình hình cung cấp nguyên vật liệu và ký kết hợp đồng 44
7.2. Máy móc thiết bị 44
7.3. Về quản lý 45
7.4. Tình hình tổ chức và phục vụ nơi làm việc. 47
7.5. Điều kiện lao động. 48