Phân tích phương pháp xây dựng mức.

Một phần của tài liệu Đề tài: "Hoàn thiện công tác định mức kỹ thuật lao động tại Công ty may Thanh Hoá" pot (Trang 37 - 41)

II. Phân tích thực trạng công tác định mức lao động tại Công ty may Thanh Hoá.

3. Phân tích phương pháp xây dựng mức.

Để xây dựng mức lao động có căn cứ khoa học thì việc xác định các mức phải dựa trên các phương pháp khoa học. Trong quá trình xây dựng mức phải biết phân chia quá trình lao động ra các bộ phận hợp thành một cách tỷ mỷ, hợp lý và chính xác đồng thời tính đúng, tính đủ các loại hao phí cần thiết để hoàn thành sản phẩm theo từng bước công việc.

Tại Công ty may Thanh Hoá cán bộ định mức đang sử dụng phương pháp phân tích khảo sát để xây dựng mức lao động.

Khi nhận được sản phẩm mẫu khách hàng gửi đến, cán bộ công nghệ thuộc phòng kỹ thuật phân tích yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm sau đó phân chia các bước công việc trong quá trình sản xuất sản phẩm trên cơ sở 28 máy 1 kim, 1 máy 2 kim và 40 lao động ở mỗi dây chuyền sản xuất.

Qúa trình xây dựng được tiến hành như sau:

Bước 1: Cán bộ định mức tại phòng kỹ thuật sẽ tiến hanh phân chia dây chuyền công nghệ theo các bước công việc và theo mức độ phức tạp của kết cấu sản phẩm.

Bước 2: Cán bộ định mức sẽ yêu cầu một số công nhân chuyên may mẫu có trình độ tay nghề, chuyên môn khá tiến hành may lần lượt các bước công việc của cả dây chuyền sản xuất đồng thời tiến hành bấm giờ các bước công việc đó.

Bước 3: Cán bộ định mức nộp bảng xây dựng mức cho cán bộ phòng kế hoạch tổng hợp để báo cáo hội đồng định mức công ty quyết định đơn giá sản phẩm.

Bước 4: Cán bộ kế hoạch tính đơn giá tiền lương cho từng bước công việc có điều chỉnh cho phù hợp với thu nhập của người lao động.

Bước 5: Đưa định mức có cả đơn giá tiền lương xuống các tuyến sản xuất để áp dụng thực hiện.

Biểu số 7: Quá trình xây dựng mức cho mã hàng 828947

xuất kỹ thuật quy đổi mức lao động ca

động 1 May túi hậu hoàn chỉnh 1.1 11' 16 1.5 2 May 2 túi dọc hoàn chỉnh +ghim túi 1.05 9' 54 1.5 3 May khoá ống L/c 1.1 11'30" 43 1.6

4 Chắp dọc 1 4'8" 100 0.7

5 chắp đũng 1 2'30" 175 0.4

6 Chắp giáng 1 2'30" 175 0.4

7 May chu gấu hoàn chỉnh 1.05 8'45" 58 1.2

8 May cạp hoàn chỉnh 1.1 18' 28 2.4

Tổng số 3 tuyến 28 máy 1 kim 67'23"

9 Máy 2 kim diên dọc + đũng quần 1.05 4'50" 105 2 10 Thùa khuyết (2) Di bọ 9 1 3'25" 525 0.4

11 Xâu dây 0.9 1'10" 420 1.5

12 Cắt chun + nhặt chỉ Di bọ 0.9 1'30" 525 0.4 13 Sang gấu đường may + túi (TYCKT) 0.9 2'30" 210 1 14 Bổ túi hậu + bấm túi dọc 0.9 1' 1050 0.3

15 Đổi hàng 0.9 30" 2000 0.1

16 Nhận hàng 0.9 30" 2000 0.1

17 Vắt sổ 0.9 4'30" 116 1.8

18 Tẩy bẩn, kiểm hang nhập kho 0.9 4'55" 105 2

19 Là chi tiết 1 2'40" 210 1

20 Là thành phẩm 1 2'40" 210 1

21 Tổ trưởng 4 3'40" 210 1

22 Kỹ thuật + Thu hoá 7 6'50" 210 4 Tổng số 108’,3’’

40 lao động

Đường truyền công nghệ có định mức cho từng bước công việc khi xây dựng xong sẽ được đưa xuống các tổ sản xuất để bố trí lao động và tiến hành thực hiện sản xuất. Trong quá trình sản xuất các bộ phận nào thấy có những bất hợp lý (mức chưa phù hợp) thì bộ phận đó sẽ có kiến nghị yêu cầu điều chỉnh mức khi đó cán bộ định mứcmới tiến hành điều chỉnh. Việc thay đổi mức là rất khó khăn, phức tạp bởi phải thông qua 2 bộ phân ở 2 phòng kế hoạch vật tư và kỹ thuật công nghệ.

Qua biểu 7 Xây dựng mức cho mã hàng 828947 ta thấy có một số ván đề chưa chưa được hoàn chỉnh trong quá trình xây dựng mức.

Thứ nhất là việc phân chia đưởng chuyền công nghệ thành các bước công việc chưa được chi tiết. Như ở bước công việc may cạp hoàn chỉnh nếu ta để như vậy không phân chia thành các bước công việc chi tiết hơn có thể làm cho người thực hiện tại công đoạn này rất khó hoàn thành mức và dễ dẫn đến làm ách tắc trên tuyến sản xuất do dồn máy. ở bước công việc này ta có thể chia ra làm 3 bước công việc như sau:

- Gắn chun vào cạp. - Diễu cạp máy Kansai. - Diễu cạp máy 2 kim.

Điều này tạo ra tính chuyên môn hoá cao hơn trong sản xuất và có khả năng để nâng cao năng suất lao động, tránh được tình trạng dồn máy dẫn đến ách tắc trên tuyến.

- Thứ hai về việc xác định thời gian hao phí cho các bước công việc còn có chỗ chưa hợp lý. Ví dụ như ở bước công việc bổ túi hậu + bấm túi dọc thời gian để thực hiện là 1 phút như vậy là nhiều bởi việc bổ và bấm túi đơn giản vì đã có đánh dấu sẵn vào các vị trí cần bổ trên vải và người công nhân chỉ cần thao tác đơn giản là dùng máy để thực hiện. Hay như ở bước công việc chắp dọc thời gian định mức là 4'8" cũng là nhiều bởi vì công việc chắp dọc mức độ phức tạp không cao (hơn nữa công nhân may chỉ cần may 2 đường thẳng) không đòi hỏi thời gian sắp xếp, điều chỉnh vải nhiều. Hơn nữa đường may không có đường vòng, uốn lượn mà toàn là đường thẳng nên không đòi hỏi nhiều thao tác động tác cho công việc này.

- Thứ ba qua việc theo dõi tình hình thực hiện mức của công nhân đối với mã hàng 828947 ta thấy tỷ lệ hoàn thành mức của công nhân chưa cao.

Bảng 8: Tình hình thực hiện mức của công nhân đối với mã hàng 828947

Tỷ lệ hoàn thành mức (%) Tên mã hàng Tên đơn vị

thực hiện Số người thực hiện <80 80-89 90-99 100-109 Tổ 1 40 12.5 22.5 30 35 Tổ 4 40 10 30 27.5 30.5 Quần thể thao 828947 Tổ 5 40 7.5 15 37.5 40 % so với tổng số 120 10 22.5 31.7 35.8

Số công nhân hoàn thành và vượt mức mới chỉ chiếm 35,8% trong tổng số 120 công nhân thực hiện mức. Trong khi đó số công nhân không hoàn thành mức (dưới 80%) vẫn còn chiếm 10% trên tổng số 120 người. Tỷ lệ người không hoàn thành mức 64,2% cao hơn so với tỷ lệ người hoàn thành vượt mức (35,8%) là 28,4%. Như vậy mức xây dựng cho mã hàng 828947 vẫn còn chưa được phù hợp với người công nhân tuy nhiên đây chỉ là một nguyên nhân trong số nhiều nguyên nhân như còn do khả năng, thái độ của người lao động hoặc do sự phân công bố trí lao động dẫn đến việc công nhân không hoàn thành mức.

Với phương pháp xây dựng mức như vậy có một số nhược điểm:

- Độ chính xác thời gian tác nghiệp của từng bước công việc không cao. Bởi vì, khi tiến hành bấm giờ bước công việc người thực hiện các thao tác động tác là một công nhân may mẫu có trình độ tay nghề bậc III. Trong khi đó bậc thợ trung bình của các công nhân khác trong công ty thấp hơn . Do vậy mà mức xây dựng chỉ phù hợp với người may mẫu mà lại không phù hợp với người trực tiếp sản xuất. Hơn nữa, khi xây dựng mức còn phải căn cứ vào đặc điểm, tâm sinh lý của người thực hiện sau này chứ không phải căn cứ vào người may mẫu đồng thời cũng phải căn cứ vào điều kiện cụ thể giữa thời gian may mẫu và thời gian trực tiếp sản xuất (thời gian áp dụng mức).

- Các bước công việc được chia theo đường truyền công nghệ thiếu tỉ mỉ còn dồn máy hoặc chia lẻ không đáp ứng được yêu cầu sản xuất gây ách tắc đường truyền công nghệ, sản phẩm tồn đọng trên truyền nhiều. Điều này ảnh hưởng đến năng suất lao động và khả năng hoàn thành mức của người lao động. Đồng thời làm mất tính cân đối trong sản xuất.

- Trong mức chưa tính đúng, tính đủ thời gian hao phí cho bước công việc của sản phẩm như: thời gian phục vụ kỹ thuật, phục vụ tổ chức, thời gian nghỉ ngơi và nhu cầu cần thiết. Đặc biệt khi có những yếu cầu bổ sung của khách hàng cho sản phẩm làm tăng thời gian tác nghiệp của người lao động nhưng không được tính vào định mức lao động.

Tóm lại để nâng cao năng suất lao động làm cơ sở để phân công lao động hợp lý trong các tuyến sản xuất thì Công ty may Thanh Hoá cần có sự thay đổi trong quá trình xây dựng mức lao động.

Một phần của tài liệu Đề tài: "Hoàn thiện công tác định mức kỹ thuật lao động tại Công ty may Thanh Hoá" pot (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)