II. Phân tích thực trạng công tác định mức lao động tại Công ty may Thanh Hoá.
5. Phân tích tình hình hoànthành mức của công nhân.
Qua khảo sát thực tế ở một tổ sản xuất thuộc phân xưởng may I về tình hình thực hiện mức lao động của công nhân may trong 4 mã hàng từ 5 - 4 đến ngày 17/4 năm 2000 có kết quả như sau:
Biểu số 9: Kết quả thực hiện mức lao động tại tổ 1 phân xưởng may I.
Tỷ lệ hoàn thành mức (%) STT Mã hàng Tổng số mức < 80 80 - 89 90 - 99 100-109 110-119 1 áo Jacket 4376 38 4 6 15 9 4 2 áo Jacket 4342 38 4 3 13 15 3 3 áo Jacket Bo ty 38 4 14 19 1
4 áo Jacket 848 38 4 3 10 17 4
Cộng 152 12 16 52 60 12
% so với tổng số 100 7.9 10.53 34.2 39.5 7.9
Nhìn vào kết quả khảo sát thực tế ở bảng trên ta thấy:
- 28 công nhân không hoàn thành mức chiếm 18,43% đây chủ yếu là số công nhân mới tuyển vào bổ sung cho số công nhân nghỉ việc vì các lý do khác nhau như: Nghỉ ốm, nghỉ đẻ, thôi việc, chuyển công tác. Số công nhân mới này được công ty đào tạo theo hình thức kèm cặp tại các lớp học cạnh trong một thời gian ngắn để đưa vào sản xuất cho kịp tiến độ cho nên tay nghề còn non yếu đặc biệt là các thao tác, động tác còn chậm chạp, vụng về độ chính xác không cao dẫn đến không hoàn thành được mức lao động đặt ra.
- 52 công nhân có tỷ lệ hoàn thành mức từ 90 - 99% số công nhân này chủ yếu là những công nhân thực hiện các công đoạn khó trong dây chuyền sản xuất sản phẩm hay phải sửa chữa sản phẩm lỗi hỏng như: may cổ áo, gấu, kháo ngực…
Ngoài những lý do thuộc về phía công nhân dẫn đến không hoànthành mức còn phải kể đến công tác xây dựng mức. Mức xây dựng cho số công nhân này chưa được phù hợp nó chưa dựa trên cơ sở căn cứ vào khả năng của từng công nhân và mức độ phức tạp của từng công đoạn sản xuất. Hơn nữa khi xây dựng mức chưa tính hết các yếu tố phát sinh trong quá trình sản xuất như: lệch bán thành phẩm. Do vậy, những công nhân thực hiện tại các bộ phận này khó hoàn thành mức lao động của cán bộ xây dựng mức.
- 60 công nhân hoàn thành mức từ 100 -109% chiếm tỷ lệ 39,5% số công nhân này chủ yếu đảm nhận các công đoạn tương đối dễ không đòi hỏi độ phức tạp như ở bộ phận trang trí túi áo, may túi, đính, trang trí hoa văn hình hoạ…
- 12 công nhân hoàn thành mức cao nhất từ 110-119% chiếm tỷ lệ 7,9% là những công nhân xuất sắc trong tổ có tay nghề giỏi, thâm niên nghề cao từ 4-5 trở lên, nhanh nhẹn sức khoẻ tốt.
Tuy nhiên xét về mặt số lượng sản phẩm sản xuất được tính trên ngày công của công nhân tham gia lao động thì tỷ lệ này là quá thấp. Các mã hàng 4376, 4342 chỉ đạt 0,8 - 0,9 sản phẩm trên ngày công lao động.
áo Jacket 848 1,3 sản phẩm/ngày công lao động.
Qua khảo sát thực tế và qua phân tích ở trên ta có một số nhận xét như sau:
1/ Chất lượng đội ngũ công nhân sản xuất chưa cao do khâu tuyển chọn công nhân chưa được quan tâm và chưa có sự phối hợp đồng bộ gữa phân xưởng sản xuất và người tuyển chọn. Hơn nữa công tác đào tạo công nhân cũng chưa được quan tâm và chưa được giám sát, theo dõi chặt chẽ quá trình phát triển tay nghề của công nhân trong quá trình đào tạo. Công nhân sau khi được đào tạo một thời gian ngắn sẽ được đưa vào sản xuất và nếu chưa thực hiện được công việc thì lại chuyển quay lại để đào tạo thêm. Tuy nhiên việc kiểm tra chưa được thường xuyên chặt chẽ cho nên nhiều khi công nhân tay nghề còn non kém vẫn được tham gia sản xuất và đây là nguyên nhân dẫn đến việc công nhân khó hoàn thành mức.
2/ Phân công lao động trong công ty vẫn chưa được hợp lý: Một số công nhân có tay nghề cao chưa được bố trí vào những nơi mà mức độ phức tạp của công việc phù hợp với tay nghề của họ. Trong khi đó một số người có trình độ tay nghề thấp lại được bố trí vào những khâu đòi hỏi trình độ tay nghề cao.
3/ Tỷ lệ sai hỏng trong sản xuất: Chỉ đạo sai về tác nghiệp kỹ thuật, bán thành phẩm cắt lệch sai quy cách không đúng với yêu cầu kỹ thuật, may sai, lệch còn xảy ra trong nhiều mã hàng do vậy mà tỷ lệ sai hỏng khá cao 5%. Cho nên năng suất lao động của công nhân chưa cao so với một số đơn vị cùng ngành, thu nhập của công nhân còn thấp.