NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
4.5.2.3 Tiến hành thí nghiệm.
+ Lấy bình tam giác 250 ml cho vào 100 ml nước rỉ rác, sau đó cân Urê với nồng độ là 1 g/l cho vào đó.
+ Cho mẫu vào máy lắc đều 100 vòng/ phút ở nhiệt độ phòng và tiến hành phân tích Canxi ở các khoảng thời gian là 0; 6; 12; 24; 48; 68; 88h.
Kết quả phân tích Ca và pH ở các khoảng thời gian khác nhau được trình bày ở bảng 10 sau đây:
Bảng 10: Hiệu quả xử lý Canxi bằng Urê ở thời gian khác nhau
Thời gian (h) 0 6 12 24 48 68 88 Ca2+(mg/l) 1289,00 1120,51 801,71 502,24 192,56 150,28 124,24 Hiệu quả xử lý (%) 0 13,07 37,80 61,03 85,06 88,34 90,36 pH 7,34 7,37 7,48 7,51 7,61 7,63 7,72
Hình 12: Hiệu quả xử lý Canxi theo thời gian
4.5.2.4 Thảo luận kết quả thí nghiệm 2
Dựa vào bảng 10 và hai biểu đồ hình 12 và 13 ta thấy hiệu quả xử Ca với nồng độ Urê 1g/l đã có sự thay đổi theo khoảng thời gian khác nhau.
Hiệu quả xử lý Ca thấy rõ nhất từ khoảng 12 giờ trở về sau. Ở 24 giờ sau xử lý hiệu quả đạt khoảng 61,03%.
Ở thời gian khoảng 48 giờ thì hiệu quả xử lý khá cao khoảng 85,03 %. Từ 48 – 88 giờ hiệu quả xử lý có tăng nhưng rất nhỏ, từ 85,03 – 90,36 % . Qua thí nghiệm trên cho thấy thời gian thật sự hiệu quả cao là sau 48 giờ vì ở khoảng thời gian này hiệu quả sử lý rất đáng kể, còn khoảng thời gian về sau hiệu quả cũng có tăng nhưng không rõ rệt .
Cũng từ thí nghiệm trên ta thấy pH cũng đã thay đổi tăng lên theo thời gian xử lý, nhưng mức thay đổi không cao.