Bãi Chôn Lấp Rác Đông Thạnh 1 Giới thiệu chung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng urê xử lý calcium trong nước rỉ rác (Trang 29 - 31)

2.2.3.1 Giới thiệu chung

Bãi chôn lấp Đông Thạnh thuộc xã Đông Thạnh, phía Bắc huyện Hóc Môn, giáp xã Bình Mỹ - Củ Chi, xung quanh là ruộng. Địa hình nơi đây dạng đồng bằng cao hơi nghiêng về hướng sông Sài Gòn ở phía Đông và hướng Rạch Tra ở Phía Bắc. Trên 10 năm qua, hầu như toàn bộ lượng rác thải từ các khu vực nội thành của Thành Phố HCM được chôn lấp tại đây. Bãi rác Đông Thạnh bắt đầu hoạt động đổ rác một cách tự phát từ năm 1989. Trước đó, đây là hố khai thác đất. Đến năm 1991, nó chính thức trở thành công trường xử lý ác Đông Thạnh do công ty xử lý chất thải (HOWADICO) trực thuộc Sở Giao Thông Công Chánh quản lý. Diện tích ban đầu là 10 ha, sau đó mở rộng thêm 6 ha rồi 22,6 ha. Cho đến nay, tổng diện tích công trường xử lý rác Đông Thạnh đã lên đến 43,5 ha với công suất xử lý khoảng 4000 tấn rác/ ngày.

Khuôn viên công trường quy hoạch tuyến đường cho xe chở rác, trạm cân xe, các hồ chứa nước rò rỉ rác, khu vực chôn rác,…khu vực chô lấp rác chia ra làm nhiều lô, mỗi lổ đào hố sâu khoảng 8 m rồi đổ rác xuống hteo từng lớp, sau đó rãi

một lớp vôi bột và lấp lên một lớp đất dày khoảng 20 - 30 cm. sau một thời gian nhất định lớp rác này xẹp xuống thì tiến hành đổ tiếp lên đó một lớp khác khác, cứ thế lớp rác và lớp dất xen kẽ nhau, trên cùng lấp đất tới cao trình 9m.

Bãi chôn lấp Đông Thạnh do hình thành tự phát nên không có khoảng cách li vệ sinh tới khu dân cư. Cũng do không được qui hoạch, thiết kế như một bãi chôn lấp hợp vệ sinh, đạt tiêu cuẩn ngay từ đầu nên bãi rác khi hoạt động đã mắc phải những sai phạm. Thực tế, bãi chôn lấp chỉ là một bãi đổ hở, không có lớp chống thấm, không có hệ thống thu gom khí và nước rò rỉ … Hậu quả là ô nhiễm môi trường ở bãi rác Đông Thạnh khá nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng dân cư và môi trường sống.

Rác chôn ở Đông Thạnh chủ yếu là rác sinh hoạt, trong đó, phần lớn các loại rác có thể tái chế đã được người dân thu lượm trên bãi, còn lại là rác hữu cơ, các nilon cũ, các loại rác không thể tái chế. Các công trình nghiên cứu rác thải ở Thành phố HCM cho thấy thành phần của các chất hữu cơ (chủ yếu là rau quả, thực phẩm) chiếm 60- 62 % (theo trọng lượng ướt). Hàm lượng nước trung bình trong rác khoảng 50%. Lượng nước này chủ yếu nằm trong các chất thải hữu cơ.

Theo ước tính đến nay công trình rác Đông Thạnh còn tồn đọng 600000 m3

nước rò rỉ chưa được xử lý lưu trữ tại hồ số 7. Lượng nước rò rỉ phát sinh hàng ngày được bơm vào hồ chứa. Do đặc trung của nước rò rỉ lưu trữ lâu năm nên việc xử lý rất khó khăn và phức tạp. Bãi chôn lấp Đông Thạnh đã chính thức đóng cửa vào cuối năm 2002, toàn bộ rác thải Thành Phố chuyển qua bãi chôn lấp Gò Cát. Đến tháng 08/2007, bãi chôn lấp Gò Cát không có khả năng tiếp nhận sau 5 năm hoạt động nên bãi chôn lấp Đông Thạnh lại tái mở cửa và hiện nay tiếp nhận mỗi ngày khoảng 800 m3 nước rỉ rác từ bãi rác Gò Cát và 200m3 nước thải hầm cầu từ cơ sở Hòa Bình chuyển đến cùng với xà bần và các loại rác khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng urê xử lý calcium trong nước rỉ rác (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w