Một số phương án xử lý nước rỉ rác từ bãi rác Đông Thạnh 1 Phương án của Trung Tâm Bảo Vệ Môi Trường (EPC)-

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng urê xử lý calcium trong nước rỉ rác (Trang 31 - 32)

2.2.3.2.1 Phương án của Trung Tâm Bảo Vệ Môi Trường (EPC)- 1996

Do thành phần ô nhiễm trong nước rỉ rác rất đa dạng, bao gồm các chất rắn lơ lửng, các hợp chất hữu cơ khó hay dễ phân hủy sinh học, các chất dinh dưỡng và các kim loại nặng…nên đã cần áp dụng các công đoạn công nghệ khác nhau để xử lý. Các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học chiếm tỷ lệ tương đối lớn nên công nghệ tối ưu lúc bấy giờ là công nghệ sinh học. Tuy nhiên, do hàm lượng chất hữ cơ ban dầu rất cao, cần phải áp dụng biện pháp xử lý sinh học tối thiểu là ai cấp. Sơ đồ khối của hệ thống được lựa chọn trên cơ sở tình hình cụ thể của dự án. Nước rỉ rác từ hố thu gom được xử lý bằng kỹ thuật tuyển nổi nhằm:

+ Loại bớt các chất rắn lơ lửng trong nước rỉ rác, giảm bớt hàm lượng ô nhiễm.

+ Loại bớt bọt có trong nước rác để không gây ảnh hưởng đến chế độ hoạt động và hiệu suất của bể sinh học hiếu khí.

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các vi sinh vật trong các công đoạn xử lý sinh học sau nó.

Sau khi xử lý hóa lý xong, nước rỉ rác sẽ được xử lý sinh học cấp 2 nhằm đảm bảo đủ tiêu chuẩn xả ra nguồn nước loại B. Do hàm lượng BOD rất cao nên cấp xử lý sinh học đầu tiên được lựa chọn là phân hủy yếm khí.

Sau xử lý yếm khí nước rỉ rác thứ tự được đưa vào hồ sục khí và hồ ổn định tùy tiện để đảm bảo đạt tiêu chuẩn thải. phương án có ưu điểm là chi phí xây dựng công trình ít, không chiếm mặt bằng hữu ích của bãi rác vì đây có thể sử dụng làm điểm chôn lấp rác cuối cùng của bãi. Mặt khác, sử dụng thiết bị sục khí bề mặt cho phép di chuyển sang vị trí mới dễ dàng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng urê xử lý calcium trong nước rỉ rác (Trang 31 - 32)