Khái quát về Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn đối với doanh nghiệp xây lắp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tp Hà Nội (Trang 33 - 35)

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được thành lập ngày 26/4/1957 trực thuộc Bộ Tài chính theo nghị định số 117/TTG của Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 27/5/1957, Chi hàng Kiến thiết Hà Nội (tiền thân của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội hiện nay) nằm trong hệ thống Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được thành lập. Trụ sở của Ngân hàng đặt tại số 4B Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nhiệm vụ là nhận vốn từ Ngân sách Nhà nước để tiến hành cấp phát và cho vay trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng cơ bản.

Như vậy, tính đến năm 2007, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội đã trải qua gần 50 năm hoạt động, ghi dấu sự tồn tại và phát triển theo yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng với các tên gọi lịch sử như sau:

- Chi hàng Kiến thiết Thành phố Hà Nội (1957-1981)

- Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Thành phố Hà Nội (1982-1989) - Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội (1990 đến

nay), gọi tắt là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội.

Trải qua nửa thế kỷ hoạt động, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội đã đóng góp vào quá trình phát triển của đất nước nói chung và của Thành phố Hà Nội nói riêng :

- Năm 1957-1965 : Chi hàng cung cấp vốn phục vụ công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh chống Pháp và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.

Chi hàng Kiến thiết Thành phố Hà Nội từ khi mới thành lập với mô hình tổ chức chỉ có 2 phòng là Phòng Cấp phát và Phòng Kế toán đã thực hiện cung ứng 350 triệu đồng phục vụ cho 912 công trình, các khu công nghiệp quan trọng, phục hồi giao thông và hạ tầng kĩ thuật đô thị, đầu tư xây dựng mới vành đai công nghiệp phía Nam Hà Nội như Nhà máy Điện Yên phụ, xây dựng lại đường sắt nối Thủ đô với các tỉnh phía Bắc…

- Năm 1965-1975: Thời kỳ phục vụ chống chiến tranh phá hoại của Mỹ và đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Trong giai đoạn này, Chi hàng Kiến thiết Thành phố Hà Nội vừa phục vụ xây dựng, vừa tham gia chiến đấu, đã cung ứng vốn kịp thời phục vụ nghi trang, ngụy trang, bảo vệ an toàn các cơ sở công nghiệp của thủ đô, sửa chữa cầu cống, đường sá bị hư hỏng, hoàn thành tốt công tác phòng không, sơ tán, bảo vệ các cơ quan của Đảng, Nhà nước đóng trên địa bàn Thủ đô.

- Năm 1975-1995: sau khi chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử hoàn toàn thắng lợi, Chi hàng Kiến thiết Hà Nội thực hiện nhiệm vụ cách mạng mới, đó là cung ứng vốn phục vụ công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi và phát triển kinh tế thủ đô.

Ngân hàng đã cung ứng vốn xây dựng các công trình quan trọng như: công trình cầu Chương Dương, tuyến đường vành đai Trần Nhật Duật, mạng vi ba Bắc Nam, công trình cáp thuê bao…Về văn hóa, xã hội, y tế đã xây dựng Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh, cung văn hóa hữu nghị Việt Xô, bệnh viện Nhi Thụy Điển…

- Từ năm 1995 đến nay, Ngân hàng chuyển sang giai đoạn mới : Kinh doanh đa năng tổng hợp, thực sự trở thành một ngân hàng thương mại quốc doanh, phục vụ chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư phát triển trong cơ chế thị

trường, thực hiện kế hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh một cách hợp lý theo hướng phát triển mạng lưới Ngân hàng bán lẻ, cơ cấu tổ chức gọn nhẹ cơ động.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn đối với doanh nghiệp xây lắp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tp Hà Nội (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w