Hoàn thiện chính sách tín dụng phù hợp với DNXL

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn đối với doanh nghiệp xây lắp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tp Hà Nội (Trang 63 - 67)

Chính sách tín dụng là nền tảng để quản trị hoạt động tín dụng có hiệu quả. Chính sách tín dụng đặt ra mục tiêu, tham số định hướng cho cán bộ ngân hàng. Để đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả, kiểm soát rủi ro, nhất thiết ngân hàng phải xây dựng một chính sách tín dụng nhất quán và hợp lý, phù hợp với các hoạt động cụ thể của ngân hàng.

Để phù hợp với các đặc trưng, hoạt động cơ bản của DNXL, chính sách tín dụng cần được đổi mới và hoàn thiện, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng.

* Chính sách lãi suất

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng như hiện nay, lãi suất là một vấn đề quan trọng để chiếm lĩnh thị phần của các ngân hàng. Mặc dù khách hàng truyền thống của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, ngân hàng đã có một số các chính sách ưu tiên đối với các doanh nghiệp này song để đáp ứng hơn nữa nhu cầu của khách hàng, ngân hàng vẫn cần xây dựng một chính sách lãi suất linh hoạt và đa dạng hơn.

Do những đặc trưng về chu kỳ sản xuất kinh doanh, về sản phẩm của các DNXL, ngân hàng nên đa dạng hóa các hình thức lãi suất để phù hợp với các điều kiện, đặc trưng của khách hàng. Dựa vào từng loại lãi suất và từng kỳ hạn, khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn những khoản vay thích hợp, đảm bảo hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, trả nợ ngân hàng đúng hạn.

* Chính sách bảo đảm tiền vay

Cho vay xây lắp là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro và có nguy cơ mất vốn cao. Vì thế, việc tăng cường bổ sung biện pháp bảo đảm tiền vay là rất cần thiết nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng, đồng thời nâng cao trách nhiệm của khách hàng đối với khoản vay.

Bên cạnh đó, ngân hàng có thể đa dạng các hình thức bảo đảm tiền vay. Đối với các doanh nghiệp truyền thống, có uy tín với ngân hàng, ngoài tài sản bảo đảm, ngân hàng có thể cho vay theo các hình thức bảo đảm khác như tín chấp, thế chấp. Đối với các khoản vay trung, dài hạn, ngân hàng cũng có thể cho thế chấp từ chính tài sản hình thành từ vốn vay. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, ngân hàng cũng cần tăng cường khâu quản lý, kiểm tra thường xuyên với các tài sản được cầm cố thế chấp tránh trường hợp doanh nghiệp dùng một tài sản để thế chấp cho nhiều khoản vay ở các ngân hàng khác nhau.

* Giới hạn cho vay

Nhằm tránh việc tập trung quá nhiều vốn vào một lĩnh vực dẫn đến rủi ro cao, ngân hàng cần quan tâm tới tỷ trọng dư nợ đối với DNXL trong tổng dư nợ. Dựa trên sự phân tích, dự báo về mức độ tăng trưởng của nền kinh tế cũng như lĩnh vực xây lắp, ngân hàng đưa ra giới hạn tín dụng đối với DNXL, tránh tình trạng tăng trưởng quá nóng, gây mất an toàn cho ngân hàng. Hiện nay, để đảm bảo an toàn, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội đã có định hướng giảm tỷ trọng dư nợ đối với DNXL trong tổng dư nợ, mở rộng việc đầu tư cho vay đối với các lĩnh vực ngành nghề khác. Tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn đối với DNXL cũng rất cần được xem xét và định hướng để vừa tạo điều kiện cho DNXL đầu tư phát triển, vừa đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.

* Chính sách đánh giá và phân loại khách hàng

Đánh giá và phân loại khách hàng là điều kiện quan trọng để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng. Qua đánh giá khách hàng, ngân hàng thấy được khả năng tài chính, khả năng hoàn trả vốn vay của khách hàng. Trên cơ sở đó, tiến hành phân loại khách hàng và có những chính sách tín dụng cụ thể đối với từng đối tượng khách hàng.

Việc đánh giá, phân loại khách hàng là DNXL có thể dựa trên các yếu tố sau :

- Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp, hồ sơ khoản vay, hồ sơ bảo đảm tiền vay

- Tình hình sản xuất kinh doanh của DNXL : ngân hàng cần thực hiện đánh giá thông qua hai chỉ tiêu là doanh thu và kết quả kinh doanh. Doanh thu của doanh nghiệp càng lớn, doanh nghiệp càng có điều kiện mở rộng sản xuất, có khả năng trả nợ ngân hàng. Lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp cao thể hiện doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, khả năng sử dụng vốn vay đạt mục tiêu đề ra, có điều kiện hoàn trả ngân hàng đúng hạn.

- Phân tích báo cáo tài chính của DNXL

Trước khi phân tích các báo cáo tài chính, ngân hàng cần kiểm tra tính chính xác của các báo cáo này, để đảm bảo cho việc đánh giá và phân tích của ngân hàng được chính xác. Trên cơ sở các báo cáo tài chính, ngân hàng tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, khả năng tài chính hiện tại, tính hiệu quả trong sử dụng vốn của doanh nghiệp, các vấn đề tiềm ẩn để phân loại khách hàng.

- Phân tích hiệu quả khoản vay

Trước khi cho vay, ngân hàng cần xem xét, nghiên cứu các điều kiện như nguyên vật liệu, phương tiện kỹ thuật, nhân lực, thị trường tiêu thụ… Ngân hàng thực hiện cho vay đối với các công trình mà nguồn vốn thanh toán được quy định rõ ràng, đánh giá lại khả năng thanh toán, tiến độ thanh toán của các công trình, dự án đang vay vốn tại ngân hàng. Từ đó, ngân hàng thực hiện phân loại các dự án, công trình đang gặp khó khăn để theo dõi cụ thể.

Hiện nay, tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội, việc đánh giá và phân loại khách hàng đã được thực hiện theo phần mềm chấm điểm tín dụng cụ thể của ngân hàng. Cách đánh giá mới này giúp giảm thời gian cho cán bộ

tín dụng song vẫn phụ thuộc phần lớn vào khả năng nhận xét, phân tích của cán bộ tín dụng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn đối với doanh nghiệp xây lắp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tp Hà Nội (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w