Kiến nghị với chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại Ngân hàng Công thương Phúc Yên (Trang 71 - 72)

3. Một số kiến nghị

3.1 Kiến nghị với chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền

- Cần có quy chế quản lý chặt chẽ bản gốc đăng ký quyền sở hữu tài sản, thiết lập một hệ thống đăng ký và công chứng tài sản với các hình thức sở hữu khác nhau để thẩm tra và chứng thực sự tồn tại các điều kiện và các quyền sở hữu bao gồm cả thế chấp các quyền đối với tài sản, không để tình trạng một tài sản có nhiều bản gốc đi vay vốn ở nhiều ngân hàng dẫn đến rủi ro.

- Hiện nay xử lý tài sản thế chấp vay vốn do không trả được nợ được cơ quan đấu giá của huyện xử lý nhưng con nợ rất chây ỳ, hoạt động thu nợ rất vất vả và mất thời gian gây tổn thất thêm cho ngân hàng, đặc biệt là ở các xã vùng xa: Chu phan, Tam đồng, Kim hoa… Đề nghị Nhà nước có những nghị định và văn bản hướng dẫn cụ thể đối với việc xử lý tài sản thế chấp sao cho thuận lợi và nhanh chóng nhất tránh gây tổn thất cho ngân hàng.

- Nhà nước tạo điều kiện cho xây dựng một hệ thống thông tin kinh tế và các chuyên gia kinh tế đến tận cơ sở để phục vụ tốt nhất nhu cầu thông tin cho công tác thẩm định và quyết định cho vay, giám sát sử dụng món vay có hiệu quả nhất.

- Với các doanh nghiệp, Chính phủ cần tăng cường hiệu lực của các thông tin báo cáo kiểm toán; cần có những quy định bắt buộc đối với doanh nghiệp trong việc chấp hành gửi các thông tin báo cáo quyết toán hàng quý và theo định kỳ cho các cấp chủ quản, cơ quan kiểm toán, cơ quan tài chính và ngân hàng thương mại có quan hệ tín dụng. Trên cơ sở đó ngân hàng có thể thu thập và đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giám sát tình hình sử dụng vốn vay nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn tín dụng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại Ngân hàng Công thương Phúc Yên (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w