4.1.1 Vị thế của công ty
Là doanh nghiệp dẫn đầu ngành Dược nội địa, với thế mạnh là hệ thống phân phối sâu rộng. Công ty có mặt tại 64 tỉnh thành với 18 công ty con, 28 chi nhánh, 67 hiệu thuốc trong bệnh viện. Sản phẩm của Dược Hậu Giang có mặt trong 98% hệ thống bệnh viện đa khoa trên 64 tỉnh thành và các trung tâm Y tế. Ngoài ra, công ty còn xuất khẩu sản phẩm sang các nước như Moldova, Ukraine, Romania, Nga, Mông Cổ, Campuchia, Lào và Hàn Quốc.
Công ty đã đạt các chứng chỉ chất lượng như GMP của WHO, ISO/IEC 17025 của VILAS, ISO 9001:2000.
Công ty có năng lực sản xuất lớn nhất ngành công nghiệp dược Việt Nam.
4.1.2 Chiến lược phát triển và đầu tư
Công ty tập trung xây dựng trên hệ thống phân phối rộng khắp có mặt tại 64/64 tỉnh thành trên cả nước.
Tập trung vào các sản phẩm thuốc Generic với chi phí thấp. Trong thời gian tới công ty sẽ chuyển dần cơ cấu thuốc sang dòng thực phẩm chức năng có tỷ lệ lợi nhuận cao hơn.
Thị trường chính của công ty là thị trường thuốc nội chiếm tới 98.8% lượng sản phẩm.
Công ty cũng xuất khẩu sang một số thị trường khác như là Moldova, Ukraine, Myanmar, Campuchia, Lào và Singapore.
Năm 2015, công ty đặt mục tiêu doanh thu 4.420 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 729 tỷ đồng.
4.1.3 Thuận lợi và khó khăn4.1.3.1 Về ngành đầu tư 4.1.3.1 Về ngành đầu tư
a. Thuận lợi
Về con người: Đội ngũ Dược sĩ trẻ trung, có hiểu biết, cập nhật thông tin,
tầm nhìn xa, ước mơ hoài bão...; Chất lượng đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung cấp ngày càng được nâng cao.
Về cơ sở vật chất: Hiện tại ở Việt Nam có khoảng 150 nhà máy đạt chuần
WHO-GMP vào năm 2015. Mục tiêu ngành dược đặt ra là đến năm 2020, đảm bảo 100% nhu cầu thuốc cho chăm sóc sức khỏe nhân dân. Công nghiệp dược trong nước đáp ứng 80% nhu cầu thuốc thành phẩm và 20% nguyên liệu làm thuốc. Chất lượng thuốc sẽ được nâng cao với 40% thuốc generic đăng ký được thử sinh khả dụng (BA) và tương đương sinh học (BE).
Chính phủ có chính sách khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư nghành dược, và khuyến khích sản xuất, và sáng chế thuôc, chuyển giao khoa học công nghệ từ nước ngoài.
Các mặt hàng thuốc do công ty trong nước sản xuất ngày càng phong phú, đa dạng phần nào đáp ứng được nhu cầu người dân.
Việt Nam hoàn toan có thể phát huy thế mạnh về Dược liệu, bởi nước ta có nền khí hậu phù hợp với sự phát triển của nhiều cây thuốc, và có một vốn kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong sử dụng thuốc Đông
b. Khó khăn
Về con người: Tuy số dược sỹ đang tăng nhanh nhưng vẫn chưa đáp ứng
được về nhu cầu dược sỹ trong nước. Đặc biệt nước ta chưa chú trọng đến dược sỹ lâm sàng nên việc tư vấn và sử dụng thuốc còn yếu kém dẫn đến tinh trạng lạm dụng và không kiểm soát được.
Về cơ sở vật chất: Mặc dù hơn 160 nhà máy sản xuất đạt chuẩn WHO-GMP hiện nay, sản lượng thuốc trong nước chỉ mới đáp ứng được khoảng 50% thị trường, nhưng nguyên liệu đa phần vẫn phải nhập khẩu, công nghiệp dược Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn là công nghiệp bào chế đơn giản, hàm lượng kỹ thuật thấp.
Ngành dược Việt Nam khó tăng đột phá do dịch COVID-19 vì nguồn nguyên liệu sản xuất phụ thuộc đến 90% vào nhập khẩu, Trung Quốc và Ấn Độ chiếm hơn 80% nguồn cung.
Lợi nhuận giảm do chi phí phát sinh tăng vì dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.
4.1.3.2 Về công ty
a. Thuận lợi
Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang là doanh nghiệp Dược Generic lớn nhất Việt Nam với tiềm năng nguồn lực tài chính chính mạnh, kinh doanh hiệu quả tạo nhiều điều kiện thực thi các chiến lược phát triển, đứng thứ 2 sau CTCP Traphaco trong ngành dược Việt Nam, là nhà sản xuất và phân phối thuốc lớn nhất trong số các doanh nghiệp niêm yết với biên lợi nhuận gộp trên 40% và tỷ suất sinh lợi (ROE) trên 20% hàng năm.
Đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, tâm huyết với nghề, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và đặc biệt luôn có tinh thần trách nhiệm xã hội cao.
Nền tảng sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng toàn cầu và hệ thống quản trị hiện đại giúp DHG Pharma tiến những bước tiến xa hơn, vươn tầm khu vực và thế giới.
Hệ thống phân phối sâu, rộng nhất Việt Nam so với cả đối thủ trong nước và nước ngoài. Quản lý bán hàng, phương pháp bán hàng và hoạt động Marketing ngày càng chuyên nghiệp.
b. Khó khăn
Các nguyên liệu sản xuất chính của DHG cũng như các doanh nghiệp khác trong ngành chủ yếu nhập khẩu (80% - 90%) nên chịu ảnh hưởng các yếu tố đầu vào như: biến động giá nguyên liệu, chính sách thuế nhập khẩu, tỷ giá ngoại tệ...
Doanh nghiệp Dược nước ngoài với công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quốc tế, tiềm lực tài chính mạnh cùng với tâm lý chuộng hàng ngoại. Môi trường cạnh tranh gay gắt khi có nhiều doanh nghiệp tham gia ngành, cả các doanh nghiệp trong nước lẫn nước ngoài.
Nghiên cứu R&D của DHG Pharma hiện chỉ đang tập trung cho các sản phẩm generic, các sản phẩm hết hạn bảo hộ độc quyền. DHG Pharma chưa dành nhiều ngân sách nghiên cứu cho các sản phẩm mới (nguyên liệu và công thức mới) do ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam còn bị hạn chế.
Ảnh hưởng của Đại dịch COVID-19 có thể mang đến rủi ro không nhỏ cho công ty về nguồn nguyên liệu, chuyển giao công nghệ và phát triển sản phẩm mới. Chi phí quản lý doanh nghiệp và các chi phí khác tăng cao do thực hiện chỉ thị, chính sách nhà nước như: “3 tại chỗ”,”vừa cách ly,vừa chống dịch”...