0
Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang

Một phần của tài liệu CÁC PHÂN TÍCH NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀI SẢN . VẬN DỤNG PHÂN TÍCH CÔNG TY DƯỢC DHG NĂM 2020 TỪ ĐÓ ĐƯA RA CÁC KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC NHÀ QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY (Trang 35 -35 )

3.4.1 So sánh hiệu suất sử dụng tổng tài sản của DHG năm 2020 với năm 2019 Bảng

3.10: So sánh hiệu suất sử dụng tổng tài sản của DHG năm 2019 và 2020 Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Chênh lệch

+/- % Doanh thu thần 3.896.754 3.755.619 -141.135 -3,62% Tổng TS 4.146.819 4.447.503 +300.684 +7,25% Tổng TS bình quân 4.176.392 4.297.161 +120.770 +2,89% Hiệu suất sử dụng tổng TS 0,93 0,87 -0,06 (Đơn vị: triệu đồng)

Dựa vào bảng số liệu trên, có thể thấy hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty năm 2020 là 0,87 (tức là cứ 1 đồng tài sản tạo ra được 0,87 đồng doanh thu) so với năm 2019 giảm 0,06 (tức là cứ 1 đồng rài sản tạo ra được ít hơn 0,06 đồng doanh thu so với năm 2019). Nguyên nhân dẫn đến việc hiệu suất sử dụng tổng tài sản giảm là do:

Doanh thu thuần năm 2020 giảm 141.135 (tr.đ) tương ứng với mức giảm

3,62% so với năm 2019. Nguyên nhân doanh thu thuần giảm như đã giải thích ở chi tiết ở mục 3.3.1

Tổng tài sản bình quân năm 2020 tăng 120.770 (tr.đ) tương ứng với mức

tăng 7,25% so với năm 2019, nguyên nhân do:

- Tài sản ngắn hạn: Các khoản tiền, tương đương tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn (chủ yếu là các khoản tiền gửi dưới 12 tháng) tăng mạnh. Giá trị hàng tồn kho tăng so với cùng kỳ, chủ yếu là do tăng giá trị nguyên liệu, vật liệu và hàng mua đang đi đường. Tại thời điểm cuối năm, DHG dự trữ nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất các mặt hàng dự kiến sẽ gián đoạn sản xuất do hết số đăng ký và chờ gia hạn lại với Cục Quản lý Dược. Song song đó, một số nhà máy sản xuất nguyên liệu của nhà cung cấp phải tạm ngưng sản xuất để di dời sang địa điểm khác do các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, môi trường dẫn đến giá một số nguyên vật liệu tăng. Để phòng ngừa các rủi ro trên, DHG dự trữ thêm nguyên vật liệu, nhưng

đây chỉ là xu hướng trong ngắn hạn, công ty sẽ chủ động điều chỉnh cho phù hợp để không xảy ra tình trạng tồn kho vượt quá mức.

- Tài sản dài hạn: Các hạng mục đầu tư tài sản cố định chưa thực hiện đúng tiến độ do ảnh hưởng của dịch bệnh làm việc nghiệm thu và đưa vào sử dụng của một số hạng mục đầu tư bị ảnh hưởng khiến cho giá trị nguyên giá mới của tài sản không tăng nhiều bằng chi phí khấu hao trong kỳ. DHG vẫn duy trì hoạt động thay thế tài sản cố định đã hết khả năng khai thác, đầu tư thêm một số máy móc hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm theo định hướng nâng cấp tiêu chuẩn nhà máy GMP toàn cầu. Tỷ trọng của tài sản dài hạn giảm so với số dư đầu năm

3.4.2 So sánh hiệu suất sử dụng tổng tài sản của DHG với các doanh nghiệp cùngngành năm 2020 ngành năm 2020

Bảng 3.11: So sánh hiệu suất sử dụng tổng tài sản của DHG với các doanh nghiệp cùng ngành năm 2020

Chỉ tiêu DHG DMC TRA MKP

Hiệu suất sd tổng TS 0,87 0,97 1,18 0,82

So sánh hiệu suất sử dụng tổng tài sản của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang với các DN cùng ngành khác (CTCP Xuất nhập khẩu Y Tế Domesco, CTCP Traphaco, Công ty Cổ phần Hoá – Dược phẩm Mekophar) có thể thấy, năm 2020 hiệu suất sử dụng tổng TS của Dược Hậu Giang là 0,87 giảm 0,06 so với năm 2019 (từ 0,93 xuống 0,87), chỉ tiêu này tương đối thấp so với các DN cùng nghành trong năm cụ thể:

- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của Dược Hậu Giang lớn hơn Cty CP Hóa - Dược phẩm Mekophar là 0,05 tức là 1 đồng tài sản Cty Dược Hậu Giang tạo ra được nhiều hơn 0,05 đồng doanh thu so với Cty Mekophar.

- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của Cty Dược Hậu Giang thấp hơn Cty DMC là 0,1 tức là 1 đồng tài sản của Cty Dược Hậu Giang tạo ra được ít hơn 0,1 đồng doanh thu so với Cty DMC.

- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của Cty Dược Hậu Giang thấp hơn Cty Traphaco là 0,31 tức là 1 đồng tài sản của Cty Dược Hậu Giang tạo ra được ít hơn 0,31 đồng doanh thu so với Cty Traphaco.

PHẦN 4: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG

4.1 Vị thế của công ty và triển vọng phát triển ngành4.1.1 Vị thế của công ty 4.1.1 Vị thế của công ty

Là doanh nghiệp dẫn đầu ngành Dược nội địa, với thế mạnh là hệ thống phân phối sâu rộng. Công ty có mặt tại 64 tỉnh thành với 18 công ty con, 28 chi nhánh, 67 hiệu thuốc trong bệnh viện. Sản phẩm của Dược Hậu Giang có mặt trong 98% hệ thống bệnh viện đa khoa trên 64 tỉnh thành và các trung tâm Y tế. Ngoài ra, công ty còn xuất khẩu sản phẩm sang các nước như Moldova, Ukraine, Romania, Nga, Mông Cổ, Campuchia, Lào và Hàn Quốc.

Công ty đã đạt các chứng chỉ chất lượng như GMP của WHO, ISO/IEC 17025 của VILAS, ISO 9001:2000.

Công ty có năng lực sản xuất lớn nhất ngành công nghiệp dược Việt Nam.

4.1.2 Chiến lược phát triển và đầu tư

Công ty tập trung xây dựng trên hệ thống phân phối rộng khắp có mặt tại 64/64 tỉnh thành trên cả nước.

Tập trung vào các sản phẩm thuốc Generic với chi phí thấp. Trong thời gian tới công ty sẽ chuyển dần cơ cấu thuốc sang dòng thực phẩm chức năng có tỷ lệ lợi nhuận cao hơn.

Thị trường chính của công ty là thị trường thuốc nội chiếm tới 98.8% lượng sản phẩm.

Công ty cũng xuất khẩu sang một số thị trường khác như là Moldova, Ukraine, Myanmar, Campuchia, Lào và Singapore.

Năm 2015, công ty đặt mục tiêu doanh thu 4.420 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 729 tỷ đồng.

4.1.3 Thuận lợi và khó khăn4.1.3.1 Về ngành đầu tư 4.1.3.1 Về ngành đầu tư

a. Thuận lợi

Về con người: Đội ngũ Dược sĩ trẻ trung, có hiểu biết, cập nhật thông tin,

tầm nhìn xa, ước mơ hoài bão...; Chất lượng đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung cấp ngày càng được nâng cao.

Về cơ sở vật chất: Hiện tại ở Việt Nam có khoảng 150 nhà máy đạt chuần

WHO-GMP vào năm 2015. Mục tiêu ngành dược đặt ra là đến năm 2020, đảm bảo 100% nhu cầu thuốc cho chăm sóc sức khỏe nhân dân. Công nghiệp dược trong nước đáp ứng 80% nhu cầu thuốc thành phẩm và 20% nguyên liệu làm thuốc. Chất lượng thuốc sẽ được nâng cao với 40% thuốc generic đăng ký được thử sinh khả dụng (BA) và tương đương sinh học (BE).

Chính phủ có chính sách khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư nghành dược, và khuyến khích sản xuất, và sáng chế thuôc, chuyển giao khoa học công nghệ từ nước ngoài.

Các mặt hàng thuốc do công ty trong nước sản xuất ngày càng phong phú, đa dạng phần nào đáp ứng được nhu cầu người dân.

Việt Nam hoàn toan có thể phát huy thế mạnh về Dược liệu, bởi nước ta có nền khí hậu phù hợp với sự phát triển của nhiều cây thuốc, và có một vốn kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong sử dụng thuốc Đông

b. Khó khăn

Về con người: Tuy số dược sỹ đang tăng nhanh nhưng vẫn chưa đáp ứng

được về nhu cầu dược sỹ trong nước. Đặc biệt nước ta chưa chú trọng đến dược sỹ lâm sàng nên việc tư vấn và sử dụng thuốc còn yếu kém dẫn đến tinh trạng lạm dụng và không kiểm soát được.

Về cơ sở vật chất: Mặc dù hơn 160 nhà máy sản xuất đạt chuẩn WHO-GMP hiện nay, sản lượng thuốc trong nước chỉ mới đáp ứng được khoảng 50% thị trường, nhưng nguyên liệu đa phần vẫn phải nhập khẩu, công nghiệp dược Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn là công nghiệp bào chế đơn giản, hàm lượng kỹ thuật thấp.

Ngành dược Việt Nam khó tăng đột phá do dịch COVID-19 vì nguồn nguyên liệu sản xuất phụ thuộc đến 90% vào nhập khẩu, Trung Quốc và Ấn Độ chiếm hơn 80% nguồn cung.

Lợi nhuận giảm do chi phí phát sinh tăng vì dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

4.1.3.2 Về công ty

a. Thuận lợi

Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang là doanh nghiệp Dược Generic lớn nhất Việt Nam với tiềm năng nguồn lực tài chính chính mạnh, kinh doanh hiệu quả tạo nhiều điều kiện thực thi các chiến lược phát triển, đứng thứ 2 sau CTCP Traphaco trong ngành dược Việt Nam, là nhà sản xuất và phân phối thuốc lớn nhất trong số các doanh nghiệp niêm yết với biên lợi nhuận gộp trên 40% và tỷ suất sinh lợi (ROE) trên 20% hàng năm.

Đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, tâm huyết với nghề, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và đặc biệt luôn có tinh thần trách nhiệm xã hội cao.

Nền tảng sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng toàn cầu và hệ thống quản trị hiện đại giúp DHG Pharma tiến những bước tiến xa hơn, vươn tầm khu vực và thế giới.

Hệ thống phân phối sâu, rộng nhất Việt Nam so với cả đối thủ trong nước và nước ngoài. Quản lý bán hàng, phương pháp bán hàng và hoạt động Marketing ngày càng chuyên nghiệp.

b. Khó khăn

Các nguyên liệu sản xuất chính của DHG cũng như các doanh nghiệp khác trong ngành chủ yếu nhập khẩu (80% - 90%) nên chịu ảnh hưởng các yếu tố đầu vào như: biến động giá nguyên liệu, chính sách thuế nhập khẩu, tỷ giá ngoại tệ...

Doanh nghiệp Dược nước ngoài với công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quốc tế, tiềm lực tài chính mạnh cùng với tâm lý chuộng hàng ngoại. Môi trường cạnh tranh gay gắt khi có nhiều doanh nghiệp tham gia ngành, cả các doanh nghiệp trong nước lẫn nước ngoài.

Nghiên cứu R&D của DHG Pharma hiện chỉ đang tập trung cho các sản phẩm generic, các sản phẩm hết hạn bảo hộ độc quyền. DHG Pharma chưa dành nhiều ngân sách nghiên cứu cho các sản phẩm mới (nguyên liệu và công thức mới) do ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam còn bị hạn chế.

Ảnh hưởng của Đại dịch COVID-19 có thể mang đến rủi ro không nhỏ cho công ty về nguồn nguyên liệu, chuyển giao công nghệ và phát triển sản phẩm mới. Chi phí quản lý doanh nghiệp và các chi phí khác tăng cao do thực hiện chỉ thị, chính sách nhà nước như: “3 tại chỗ”,”vừa cách ly,vừa chống dịch”...

4.2 Khuyến nghị4.2.1 Đối với công ty 4.2.1 Đối với công ty

Nâng cấp các dây chuyển sản xuất theo tiêu chuẩn GMP toàn cầu: Nâng cấp

hoặc đầu tư nhà máy mới theo tiêu chuẩn GMP toàn cầu. Cải thiện nâng cao năng suất lao động. Chuyển giao công nghệ và mở rộng xuất khẩu. Quản trị hiệu quả hàng tồn kho.

Nâng cao giá trị & khả năng cạnh tranh của DHG Pharma với vai trò là

Công ty Dược đa quốc gia: Tăng cường đầu tư nghiên cứu phát triển các sản phẩm

có tiềm năng và giá trị cao. Tiếp tục cải thiện hệ thống phân phối, gia tăng độ phủ các sản phẩm chủ lực, gia tăng độ phủ tại các thị trường lớn. Tăng cường đầu tư, xây dựng thương hiệu và các nhãn hàng.

Tăng cường tổ chức và phát triển nền tảng quản trị nội bộ: Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với trình độ chuyên môn cao, tác phong làm việc chuyên nghiệp và sẵn sàng cho quá trình toàn cầu hóa. Kiện toàn các nhân sự cấp cao còn thiếu. Cải thiện công tác kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro theo các tiêu chuẩn quốc tế. Chấn chỉnh hệ thống quản lý trên tiêu chí 3C: Tuân thủ - Thay đổi - Trao đổi thông tin. Liên tục cập nhật, hoàn thiện các quy trình/quy chế hiện hành. Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất và kinh doanh. Đánh giá rủi ro và tính bảo mật công nghệ thông tin.

Là biểu tượng mang tính nhân văn trong việc đóng góp cho xã hội, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Với địa phương: luôn đồng hành cùng địa phương bằng các chương trình tài trợ thiết thực trong các mùa dịch bệnh, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế và giáo dục. - Với người dân: luôn quan tâm chăm sóc, luôn giúp họ chủ động nâng cao ý thức

chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình một cách khoa học và kinh tế.

4.2.2 Đối với nhà đầu tư

Theo thống kê của Cục Quản lý Dược Việt Nam, ngành sẽ tăng trưởng tiếp tục hai con số trong vòng 5 năm tới và đạt 7,7 tỷ USD vào 2021. Tại Việt Nam ngành dược vẫn đang phải chịu sự phụ thuộc lớn vào nhập khẩu nguyên liệu, chưa tận dụng hết tiềm năng phát triển của đông dược, chưa truyền thông hiệu quả và khung pháp lý đang cần hoàn thiện...

Việt Nam hiện được xếp vào nhóm những nước có ngành dược mới nổi (Pharmerging- theo phân loại của tổ chức IQVIA Institute). Dân số đang bước vào giai đoạn “già hóa” (World Bank cảnh báo, Việt Nam đang trải qua giai đoạn tốc độ già hóa dân số nhanh nhất từ trước tới nay, tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên là 6,5% vào năm 2017, dự kiến sẽ đạt 21% vào năm 2050), đồng nghĩa với nhu cầu chăm sóc sức khỏe đang tăng lên. Nielsen nhận định, sức khỏe luôn là một trong hai mối quan ngại hàng đầu của người tiêu dùng Việt Nam trong năm 2018. Theo thống kê

của Cục Quản lý Dược Việt Nam, ngành sẽ tăng trưởng tiếp tục hai con số trong vòng 5 năm tới và đạt 7,7 tỷ USD vào 2021. Đây cũng là kết luận được rút ra từ cuộc khảo sát các doanh nghiệp và chuyên gia trong ngành dược gần đây của CTCP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report).

Ngành dược và xu thế mới: Miếng bánh này đã hấp dẫn nhiều tập đoàn nước ngoài như Abbott (sở hữu 51,7% cổ phần của Domesco và mua lại Glomed Pharmaceutical), Taisho (tăng sở hữu tại Dược Hậu Giang lên 34,3%), Stada Service Holding B.V (được chấp thuận tăng tỷ lệ sở hữu lên tối đa 72% tại Pymepharco), Adamed Group (đã thâu tóm 70% cổ phần của Davipharm)... Trong nước, ngành dược cũng đã và đang thu hút đầu tư chiến lược của nhiều tên tuổi lớn như Vingroup, FPT, Masan Group, Vinamilk, Thế giới Di Động, Digiworld...

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Thị Xuân (2016), Giáo trình Phân tích Tài chính Doanh nghiệp, NXB Lao động Xã hội

2. Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (2020), Báo cáo thường niên

3. Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (2020), Báo cáo của Hội đồng Quản trị

4. Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (2020), Báo cáo tài chính

5. Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (2019), Báo cáo tài chính

6. Công ty Cổ phần Traphaco (2020), Báo cáo tài chính

7. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco (2020), Báo cáo tài chính

8. Công ty Cổ phần Hóa - Dược phẩm Mekophar (2020), Báo cáo tài chính

11. Phân tích năng lực hoạt động của tài sản, truy cập tháng 09 năm 2021, từ https://phantichtaichinh.com/phan-tich-nang-luc-hoat-dong-cua-tai-san/

12. Tài liệu điện tử:

Trang web của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang: www.dhgpharma.com.vn

Một phần của tài liệu CÁC PHÂN TÍCH NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀI SẢN . VẬN DỤNG PHÂN TÍCH CÔNG TY DƯỢC DHG NĂM 2020 TỪ ĐÓ ĐƯA RA CÁC KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC NHÀ QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY (Trang 35 -35 )

×