3.3.1 So sánh hiệu suất sử dụng TSCĐ của DHG năm 2020 với năm 2019 Bảng
3.8: So sánh hiệu suất sử dụng TSCĐ của DHG năm 2019 và 2020
Chỉ tiêu
Doanh thu thuần
2019 3.896.754 2020 3.755.619 Chênh lệch +/- % -141.135 -3,62% TSCĐ 900.117 849.298 -50.819 -5.65% TSCĐ bình quân 938.367,5 874.707,5 -63.660 -6,78% Hiệu suất sử dụng TSCĐ 4,15 4,29 +0,14 (Đơn vị: triệu đồng)
Qua bảng so sánh hiệu suất sử dụng TSCĐ của DHG năm 2019 và 2020 trên có thể thấy, hiệu suất sử dụng TSCĐ của DN có xu hướng tăng, thể hiện sức sản xuất của tài sản năm 2020 tốt hơn năm 2019. Điều này cho thấy là cứ 100 đồng TSCĐ hiện có năm 2020 tạo ra được nhiều hơn 0,14 đồng doanh thu so với năm 2019.
Trong tình hình đại dịch COVID-19 đang diễn ra hết sức phức tạp, việc hệ số này của DN tăng, cho thấy sức sản xuất của DN là ổn định.
Nguyên nhân của việc tăng hiệu suất sử dụng TSCĐ là do:
- Doanh thu thuần năm 2020 giảm 141.135 (trđ) tương ứng với mức giảm là 3,62% so với năm 2019
- TSCĐ bình quân giảm 63.660 (trđ) tương ứng mức giảm 5,65% so với năm 2019.
Đi sâu vào xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng TSCĐ:
Doanh thu thuần giảm so với năm 2019, nguyên nhân là do công ty thực hiện
theo chủ trương của Ban Điều hành ngay từ đầu năm trong việc cắt giảm tỷ trọng doanh thu hàng khác, cụ thể là doanh thu hàng khuyến mãi với biên lãi gộp bằng
không. Doanh thu thuần từ hàng DHG sản xuất, nhóm hàng có biên lãi gộp cao, vẫn được Ban Điều hành bám sát kế hoạch, đạt 3.310 tỷ đồng (99,3%), tăng 1,1% so với cùng kỳ.
Tác động của Đại dịch COVID-19 gây ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Nhu cầu sử dụng của khách hàng tại kênh Pharmacy có nhiều thay đổi cùng với số lượng bệnh nhân tới khám chữa bệnh tại các kênh bệnh viện và các cơ sở y tế giảm, các bệnh viện và cơ sở y tế giảm dùng vật tư tiêu hao do một số bệnh viện bị phong tỏa, đóng cửa do không đảm bảo điều kiện phòng chống dịch bệnh theo quy định của Bộ y tế. Không chỉ riêng ngành Dược phẩm và Y tế, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả các quốc gia trên thế giới và vẫn đang tiếp tục diễn biến rất phức tạp. Nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng, Việt Nam chúng ta cũng không nằm trong trường hợp ngoại lệ. Tuy nhiên, trong tình hình khó khăn đó, bằng sự nỗ lực, quyết tâm và bản lĩnh vững vàng của HĐQT, Ban điều hành và toàn thể người lao động, DHG Pharma đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2020 được ĐHĐCĐ giao, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của DHG Pharma các năm tiếp theo. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy doanh nghiệp vẫn đứng vững và đạt được hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
TSCĐ bình quân giảm, nguyên nhân là do Dược Hậu Giang tiến hành sáp
nhập chi nhánh Nam Định vào chi nhánh Thái Bình để tinh gọn cơ cấu tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động. Giảm hệ thống phân phối xuống còn 34 chi nhánh. Cho thấy doanh nghiệp đã chủ động giảm bớt/thanh lý các TSCĐ không cần thiết để có thể tăng được hiệu suất sử dụng của TSCĐ
3.3.2 So sánh hiệu suất sử dụng TSCĐ của DHG với các doanh nghiệp cùng ngành năm 2020 ngành năm 2020
Bảng 3.9: So sánh hiệu suất sử dụng TSCĐ của DHG với các doanh nghiệp cùng ngành năm 2020
DHG TRA DMC MKP
Doanh thu thuần 3.755.619 1,908,870 1,451,954 1,210,530 TSCĐ bình quân 874.707,5 604.046,5 195.644,5 392.696 Hiệu suất sử dụng
TSCĐ 4,29 3,16 7,42 3,08
(Đơn vị: triệu đồng)
Khi so sánh hiệu suất sử dụng TSCĐ của CTCP Dược Hậu Giang với các công ty cùng ngành (CTCP Traphaco, CTCP Xuất nhập khẩu Y tế Domesco, CTCP Hóa – Dược phẩm Mekophar) trong năm 2020, có thể thấy:
Hiệu suất sử dụng TSCĐ của CTCP Dược Hậu Giang đã tăng lên so với năm 2019 (từ 4,15 lên 4,29) đứng thứ 2 trong tổng số 4 công ty cùng ngành được đem ra so sánh.
Hiệu suất sử dụng TSCĐ của Dược Hậu Giang là 4,29 thấp hơn Domesco với mức hiệu suất là 7,42 nhưng cao hơn Traphaco và Mekophar với mức hiệu suất sử dụng lần lượt là 3,16 và 3,08. Hay nói cách khác là với 1 đồng TSCĐ bỏ ra thì Domesco tạo ra được 7,42 đồng doanh thu thuần; Traphaco tạo ra 3,16 đồng và Mekophar tạo ra được 3,08 đồng doanh thu thuần.
Mặc dù xếp thứ 2 trong tổng số 4 doanh nghiệp cùng ngành được đem ra so sách, Dược Hậu Giang đứng sau Domesco về hiệu suất sử dụng TSCĐ năm 2020 nhưng nhìn vào tỷ lệ chênh lệch giữa Doanh thu thuần (61,34%) và TSCĐ bình quân (77,63%) giữa 2 công ty, giữa bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn biến ngày càng phức tập, có thể thấy Dược Hậu Giang vẫn đang tận dụng được lợi thế của mình và sử dụng TSCĐ có hiệu quả
3.4 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang3.4.1 So sánh hiệu suất sử dụng tổng tài sản của DHG năm 2020 với năm 2019 Bảng 3.4.1 So sánh hiệu suất sử dụng tổng tài sản của DHG năm 2020 với năm 2019 Bảng
3.10: So sánh hiệu suất sử dụng tổng tài sản của DHG năm 2019 và 2020 Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Chênh lệch
+/- % Doanh thu thần 3.896.754 3.755.619 -141.135 -3,62% Tổng TS 4.146.819 4.447.503 +300.684 +7,25% Tổng TS bình quân 4.176.392 4.297.161 +120.770 +2,89% Hiệu suất sử dụng tổng TS 0,93 0,87 -0,06 (Đơn vị: triệu đồng)
Dựa vào bảng số liệu trên, có thể thấy hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty năm 2020 là 0,87 (tức là cứ 1 đồng tài sản tạo ra được 0,87 đồng doanh thu) so với năm 2019 giảm 0,06 (tức là cứ 1 đồng rài sản tạo ra được ít hơn 0,06 đồng doanh thu so với năm 2019). Nguyên nhân dẫn đến việc hiệu suất sử dụng tổng tài sản giảm là do:
Doanh thu thuần năm 2020 giảm 141.135 (tr.đ) tương ứng với mức giảm
3,62% so với năm 2019. Nguyên nhân doanh thu thuần giảm như đã giải thích ở chi tiết ở mục 3.3.1
Tổng tài sản bình quân năm 2020 tăng 120.770 (tr.đ) tương ứng với mức
tăng 7,25% so với năm 2019, nguyên nhân do:
- Tài sản ngắn hạn: Các khoản tiền, tương đương tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn (chủ yếu là các khoản tiền gửi dưới 12 tháng) tăng mạnh. Giá trị hàng tồn kho tăng so với cùng kỳ, chủ yếu là do tăng giá trị nguyên liệu, vật liệu và hàng mua đang đi đường. Tại thời điểm cuối năm, DHG dự trữ nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất các mặt hàng dự kiến sẽ gián đoạn sản xuất do hết số đăng ký và chờ gia hạn lại với Cục Quản lý Dược. Song song đó, một số nhà máy sản xuất nguyên liệu của nhà cung cấp phải tạm ngưng sản xuất để di dời sang địa điểm khác do các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, môi trường dẫn đến giá một số nguyên vật liệu tăng. Để phòng ngừa các rủi ro trên, DHG dự trữ thêm nguyên vật liệu, nhưng
đây chỉ là xu hướng trong ngắn hạn, công ty sẽ chủ động điều chỉnh cho phù hợp để không xảy ra tình trạng tồn kho vượt quá mức.
- Tài sản dài hạn: Các hạng mục đầu tư tài sản cố định chưa thực hiện đúng tiến độ do ảnh hưởng của dịch bệnh làm việc nghiệm thu và đưa vào sử dụng của một số hạng mục đầu tư bị ảnh hưởng khiến cho giá trị nguyên giá mới của tài sản không tăng nhiều bằng chi phí khấu hao trong kỳ. DHG vẫn duy trì hoạt động thay thế tài sản cố định đã hết khả năng khai thác, đầu tư thêm một số máy móc hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm theo định hướng nâng cấp tiêu chuẩn nhà máy GMP toàn cầu. Tỷ trọng của tài sản dài hạn giảm so với số dư đầu năm
3.4.2 So sánh hiệu suất sử dụng tổng tài sản của DHG với các doanh nghiệp cùngngành năm 2020 ngành năm 2020
Bảng 3.11: So sánh hiệu suất sử dụng tổng tài sản của DHG với các doanh nghiệp cùng ngành năm 2020
Chỉ tiêu DHG DMC TRA MKP
Hiệu suất sd tổng TS 0,87 0,97 1,18 0,82
So sánh hiệu suất sử dụng tổng tài sản của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang với các DN cùng ngành khác (CTCP Xuất nhập khẩu Y Tế Domesco, CTCP Traphaco, Công ty Cổ phần Hoá – Dược phẩm Mekophar) có thể thấy, năm 2020 hiệu suất sử dụng tổng TS của Dược Hậu Giang là 0,87 giảm 0,06 so với năm 2019 (từ 0,93 xuống 0,87), chỉ tiêu này tương đối thấp so với các DN cùng nghành trong năm cụ thể:
- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của Dược Hậu Giang lớn hơn Cty CP Hóa - Dược phẩm Mekophar là 0,05 tức là 1 đồng tài sản Cty Dược Hậu Giang tạo ra được nhiều hơn 0,05 đồng doanh thu so với Cty Mekophar.
- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của Cty Dược Hậu Giang thấp hơn Cty DMC là 0,1 tức là 1 đồng tài sản của Cty Dược Hậu Giang tạo ra được ít hơn 0,1 đồng doanh thu so với Cty DMC.
- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của Cty Dược Hậu Giang thấp hơn Cty Traphaco là 0,31 tức là 1 đồng tài sản của Cty Dược Hậu Giang tạo ra được ít hơn 0,31 đồng doanh thu so với Cty Traphaco.
PHẦN 4: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG
4.1 Vị thế của công ty và triển vọng phát triển ngành4.1.1 Vị thế của công ty 4.1.1 Vị thế của công ty
Là doanh nghiệp dẫn đầu ngành Dược nội địa, với thế mạnh là hệ thống phân phối sâu rộng. Công ty có mặt tại 64 tỉnh thành với 18 công ty con, 28 chi nhánh, 67 hiệu thuốc trong bệnh viện. Sản phẩm của Dược Hậu Giang có mặt trong 98% hệ thống bệnh viện đa khoa trên 64 tỉnh thành và các trung tâm Y tế. Ngoài ra, công ty còn xuất khẩu sản phẩm sang các nước như Moldova, Ukraine, Romania, Nga, Mông Cổ, Campuchia, Lào và Hàn Quốc.
Công ty đã đạt các chứng chỉ chất lượng như GMP của WHO, ISO/IEC 17025 của VILAS, ISO 9001:2000.
Công ty có năng lực sản xuất lớn nhất ngành công nghiệp dược Việt Nam.
4.1.2 Chiến lược phát triển và đầu tư
Công ty tập trung xây dựng trên hệ thống phân phối rộng khắp có mặt tại 64/64 tỉnh thành trên cả nước.
Tập trung vào các sản phẩm thuốc Generic với chi phí thấp. Trong thời gian tới công ty sẽ chuyển dần cơ cấu thuốc sang dòng thực phẩm chức năng có tỷ lệ lợi nhuận cao hơn.
Thị trường chính của công ty là thị trường thuốc nội chiếm tới 98.8% lượng sản phẩm.
Công ty cũng xuất khẩu sang một số thị trường khác như là Moldova, Ukraine, Myanmar, Campuchia, Lào và Singapore.
Năm 2015, công ty đặt mục tiêu doanh thu 4.420 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 729 tỷ đồng.
4.1.3 Thuận lợi và khó khăn4.1.3.1 Về ngành đầu tư 4.1.3.1 Về ngành đầu tư
a. Thuận lợi
Về con người: Đội ngũ Dược sĩ trẻ trung, có hiểu biết, cập nhật thông tin,
tầm nhìn xa, ước mơ hoài bão...; Chất lượng đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung cấp ngày càng được nâng cao.
Về cơ sở vật chất: Hiện tại ở Việt Nam có khoảng 150 nhà máy đạt chuần
WHO-GMP vào năm 2015. Mục tiêu ngành dược đặt ra là đến năm 2020, đảm bảo 100% nhu cầu thuốc cho chăm sóc sức khỏe nhân dân. Công nghiệp dược trong nước đáp ứng 80% nhu cầu thuốc thành phẩm và 20% nguyên liệu làm thuốc. Chất lượng thuốc sẽ được nâng cao với 40% thuốc generic đăng ký được thử sinh khả dụng (BA) và tương đương sinh học (BE).
Chính phủ có chính sách khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư nghành dược, và khuyến khích sản xuất, và sáng chế thuôc, chuyển giao khoa học công nghệ từ nước ngoài.
Các mặt hàng thuốc do công ty trong nước sản xuất ngày càng phong phú, đa dạng phần nào đáp ứng được nhu cầu người dân.
Việt Nam hoàn toan có thể phát huy thế mạnh về Dược liệu, bởi nước ta có nền khí hậu phù hợp với sự phát triển của nhiều cây thuốc, và có một vốn kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong sử dụng thuốc Đông
b. Khó khăn
Về con người: Tuy số dược sỹ đang tăng nhanh nhưng vẫn chưa đáp ứng
được về nhu cầu dược sỹ trong nước. Đặc biệt nước ta chưa chú trọng đến dược sỹ lâm sàng nên việc tư vấn và sử dụng thuốc còn yếu kém dẫn đến tinh trạng lạm dụng và không kiểm soát được.
Về cơ sở vật chất: Mặc dù hơn 160 nhà máy sản xuất đạt chuẩn WHO-GMP hiện nay, sản lượng thuốc trong nước chỉ mới đáp ứng được khoảng 50% thị trường, nhưng nguyên liệu đa phần vẫn phải nhập khẩu, công nghiệp dược Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn là công nghiệp bào chế đơn giản, hàm lượng kỹ thuật thấp.
Ngành dược Việt Nam khó tăng đột phá do dịch COVID-19 vì nguồn nguyên liệu sản xuất phụ thuộc đến 90% vào nhập khẩu, Trung Quốc và Ấn Độ chiếm hơn 80% nguồn cung.
Lợi nhuận giảm do chi phí phát sinh tăng vì dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.
4.1.3.2 Về công ty
a. Thuận lợi
Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang là doanh nghiệp Dược Generic lớn nhất Việt Nam với tiềm năng nguồn lực tài chính chính mạnh, kinh doanh hiệu quả tạo nhiều điều kiện thực thi các chiến lược phát triển, đứng thứ 2 sau CTCP Traphaco trong ngành dược Việt Nam, là nhà sản xuất và phân phối thuốc lớn nhất trong số các doanh nghiệp niêm yết với biên lợi nhuận gộp trên 40% và tỷ suất sinh lợi (ROE) trên 20% hàng năm.
Đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, tâm huyết với nghề, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và đặc biệt luôn có tinh thần trách nhiệm xã hội cao.
Nền tảng sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng toàn cầu và hệ thống quản trị hiện đại giúp DHG Pharma tiến những bước tiến xa hơn, vươn tầm khu vực và thế giới.
Hệ thống phân phối sâu, rộng nhất Việt Nam so với cả đối thủ trong nước và nước ngoài. Quản lý bán hàng, phương pháp bán hàng và hoạt động Marketing ngày càng chuyên nghiệp.
b. Khó khăn
Các nguyên liệu sản xuất chính của DHG cũng như các doanh nghiệp khác trong ngành chủ yếu nhập khẩu (80% - 90%) nên chịu ảnh hưởng các yếu tố đầu vào như: biến động giá nguyên liệu, chính sách thuế nhập khẩu, tỷ giá ngoại tệ...
Doanh nghiệp Dược nước ngoài với công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quốc tế, tiềm lực tài chính mạnh cùng với tâm lý chuộng hàng ngoại. Môi trường cạnh tranh gay gắt khi có nhiều doanh nghiệp tham gia ngành, cả các doanh nghiệp trong nước lẫn nước ngoài.
Nghiên cứu R&D của DHG Pharma hiện chỉ đang tập trung cho các sản phẩm generic, các sản phẩm hết hạn bảo hộ độc quyền. DHG Pharma chưa dành nhiều ngân sách nghiên cứu cho các sản phẩm mới (nguyên liệu và công thức mới) do ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam còn bị hạn chế.
Ảnh hưởng của Đại dịch COVID-19 có thể mang đến rủi ro không nhỏ cho công ty về nguồn nguyên liệu, chuyển giao công nghệ và phát triển sản phẩm mới. Chi phí quản lý doanh nghiệp và các chi phí khác tăng cao do thực hiện chỉ thị, chính sách nhà nước như: “3 tại chỗ”,”vừa cách ly,vừa chống dịch”...
4.2 Khuyến nghị4.2.1 Đối với công ty 4.2.1 Đối với công ty
Nâng cấp các dây chuyển sản xuất theo tiêu chuẩn GMP toàn cầu: Nâng cấp
hoặc đầu tư nhà máy mới theo tiêu chuẩn GMP toàn cầu. Cải thiện nâng cao năng suất lao động. Chuyển giao công nghệ và mở rộng xuất khẩu. Quản trị hiệu quả hàng tồn kho.
Nâng cao giá trị & khả năng cạnh tranh của DHG Pharma với vai trò là
Công ty Dược đa quốc gia: Tăng cường đầu tư nghiên cứu phát triển các sản phẩm
có tiềm năng và giá trị cao. Tiếp tục cải thiện hệ thống phân phối, gia tăng độ phủ các sản phẩm chủ lực, gia tăng độ phủ tại các thị trường lớn. Tăng cường đầu tư,