TUNG BÓNG VỚI NGƯỜI ĐỐI DIỆN TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: THẢ ĐỈA BA BA

Một phần của tài liệu 4 tuoi (Trang 44 - 51)

III. Cách tiến hành

TUNG BÓNG VỚI NGƯỜI ĐỐI DIỆN TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: THẢ ĐỈA BA BA

3. Kết thúc Cho trẻ ra chơ

TUNG BÓNG VỚI NGƯỜI ĐỐI DIỆN TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: THẢ ĐỈA BA BA

TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: THẢ ĐỈA BA BA I. Mục đích - Yêu cầu

1. Kiến thức

- Trẻ biết tên bài tập, biết tung bóng với người đối diện theo hướng dẫn của cô.

- Trẻ biết cách chơi trò chơi, hứng thú tham gia chơi trò chơi.

2. Kỹ năng

- Trẻ biết kết hợp chân tay nhịp nhàng để thực hiện vận động, biết định hướng trong không gian.

3. Thái độ

- Góp phần giáo dục ở trẻ tính kỷ luật, tinh thần tập thể. Trẻ hứng thú với giờ học, có ý thức thi đua tập thể.

II. Chuẩn bị

* Chuẩn bị của cô

- Nhạc bài hát: “Cả nhà thương nhau; Ngôi nhà của em; Ba thương con; Niềm vui gia đình”.

- Bóng nhựa

- Sân tập bằng phẳng sạch sẽ

* Chuẩn bị của trẻ

- Trang phục gọn gàng, sạch sẽ. III. Cách tiến hành

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1. Khởi động

- Cho trẻ xem tranh về đồ dùng trong gia đình. - Trò chuyện với trẻ về chủ đề.

- Các phải làm gì để giữ gìn đồ dùng trong gia đình? - Cô lắc xắc xô cho trẻ đi thành vòng tròn vừa đi vừa hát bài "Cả nhà thương nhau" và đi theo hiệu lệnh của cô: Đi thường -> Đi kiễng gót -> Đi thường -> Đi bằng mũi bàn chân -> Đi thường -> Chạy chậm -> Chạy nhanh -> Chạy chậm -> Đi thường dứng theo vòng tròn.

- Chuyển đội hình 2 hàng ngang.

2. Trọng động

* Bài tập phát triển chung

Cho trẻ tập trên nền nhạc bài hát “Ngôi nhà của em”: - Động tác tay: Chân đứng rộng bằng vai, hai tay đưa lên cao, ra phía trước, dang ngang về tư thế chuẩn bị.

- Động tác chân: Hai tay dang ngang, đưa ra trước khuỵu gối.

- Động tác lưng bụng: Hai tay đưa lên cao cúi gập người về phía trước ngón tay chạm mũi bàn chân.

- Động tác bật: Bật nhảy tại chỗ.

Cho trẻ chuyển đội hình thành hai hàng ngang đứng quay mặt vào nhau.

* Vận động cơ bản

Cô giới thiệu bài tập: Tung bóng với người đối diện - Cô tập mẫu lần 1:

- Cô tập mẫu lần 2 kết hợp phân tích động tác: Cô cầm bóng bằng hai tay, hai chân đứng thẳng, mắt nhìn thẳng rồi cô tung bóng cho cô giáo đứng đối diện với mình. - Cô mời 1 trẻ lên tập mẫu.

Cô cho trẻ tập trên nền nhạc bài hát “Ba thương con” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trẻ hát

- Trò chuyện cung cô - Trẻ trả lời

- Trẻ hát và đi thành vòng tròn kết hợp đi các kiểu theo sự hướng dẫn của cô. - Chuyển đội hình 2 hàng ngang dãn cách đều nhau. - 4 lần x 8 nhịp - 3 lần x 8 nhịp - 3 lần x 8 nhịp - 3 lần x 8 nhịp - Quan sát cô tập - Chú ý quan sát và lắng nghe - Trẻ lên tập mẫu - Trẻ lần lượt lên tập

- Cô mời 2 hàng lần lượt lên tập 1 lượt. - Hai tổ thi đua.

- Mời cá nhân trẻ lên tập

- Trẻ tập cô chú ý quan sát sửa sai cho trẻ kịp thời, động viên tinh thần thi đua giữa các tổ.

- Cô mời 1 trẻ lên tập lại

- Củng cố: - Các con vừa học bài vận động gì?

* Trò chơi: Thả đỉa ba ba

- Cô nói luật chơi, cách chơi. - Cho trẻ chơi 2 – 3 lần

- Giáo dục trẻ chăm ngoan, biết giữ gìn đồ dùng trong gia đình, không đùa nghịch gần những đồ dùng sử dụng điện...

3. Hồi tĩnh

- Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1, 2 vòng sân (cô bật nhạc bài hát Niềm vui gia đình)

- Tổ thi đua - Cá nhân trẻ tập - Trẻ lên tập lại

- Tung bóng với người đối diện

- Nghe cô nói luật chơi, cách chơi. Trẻ tham gia chơi hứng thú

- Lắng nghe

- Trẻ đi lại nhẹ nhàng

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

- Vệ sinh – Ăn trưa – Ngủ trưa

- Vận động nhẹ khi ngủ dạy – Ăn chiều - Ngôi nhà của bé - Trò chơi: Lộn cầu vồng - Chơi tự do ở góc - Vệ sinh, trả trẻ ... Ngày soạn: 31/10/2016 Ngày dạy: Thứ 4/2/11/2016 Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ NẶN CÁI BÁT I. Mục đích - yêu cầu 1. Kiến thức

- Trẻ biết làm mềm đất, xoay tròn, ấn bẹp, miết đất, ấn lõm... để tạo thành cái bát.

2. Kỹ năng

- Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay

- Rèn kỹ năng xoay tròn, ấn lõm... cho trẻ

3. Thái độ

- Trẻ biết giữ gìn thành quả lao động, biết ơn người tạo ra sản phẩm.

* Của cô

- Câu đố về cái bát - Chiếc bát thật - Mẫu của cô

- Đất nặn, bảng con (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

*Của trẻ

- Đất nặn, bảng con.

III. Cách tiến hành

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1. Vào bài

- Cô đọc câu đố về cái bát: “Một đàn cò trắng phau phau Ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm” Đố là cái gì? - Cái bát là đồ dùng ở đâu?

- Bát được dùng để làm gì?

- Ngoài chiếc bát là đồ dùng trong gia đình, con còn biết những đồ dùng gì hãy kể cho cô và các bạn biết nào?

- Các con phải làm gì để giữ gìn đồ dùng trong gia đình?

- Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con nặn một đồ dùng có trong gia đình đó là chiếc bát.

2. Nội dung

* Quan sát, đàm thoại:

+ Cô cho trẻ quan sát chiếc bát thật:

- Cô có gì đây?

- Con có nhận xét gì về chiếc bát này? - Bát có mấy phần?

- Được làm bằng gì?

- Bát được dùng để làm gì?

- Ngoài chiếc bát được làm bằng sành sứ ra, con còn biết những loại bát nào khác?

+ Cho trẻ quan sát mẫu của cô:

Cô cũng đã nặn sẵn một chiếc bát rồi, các con cùng chuyền tay nhau quan sát:

- Chiếc bát có mấy phần? - Nó được làm bằng gì? - Có màu gì?

- Để nặn được chiếc bát này cô đã nặn như thế nào? - Các con có muốn nặn được chiếc bát giống như của cô không?

Trước tiên các con hãy quan sát cô nặn mẫu nhé.

* Cô nặn mẫu

- Nghe cô đọc câu đố - Trẻ trả lời - Đồ dùng trong gia đình - Để đựng cơm - Trẻ kể - Trẻ trả lời - Trẻ quan sát. - Chiếc bát - Trẻ nhận xét - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Để đựng cơm... - Trẻ kể - Quan sát - 3 phần - Đất nặn - Màu đỏ - Trẻ trả lời - Có ạ

- Trước tiên cô làm mềm đất, sau đó chia làm 2 phần, phần đất to làm thân bát, phần đất nhỏ làm đế bát. Phần đất tô cô đặt xuống bảng úp lòng bàn tay phải lên đất rồi xoay tròn, sau đó cô ấn lõm và miết đều cho đến khi lòng bát rộng ra đến khi thành hình cái bát. Khối đất nhỏ cô đặt lên bảng ấn bẹp để làm đế bát. Vậy là cô đã nặn xong cái bát rồi

* Trẻ thực hiện

- Cô quan sát hướng dẫn trẻ nặn

+ Hỏi trẻ con sẽ nặn cái bát như thế nào? + Có mấy phần?

- Trẻ thực hiện cô quan sát hướng dẫn trẻ vẽ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Nhận xét, trưng bày sản phẩm

- Cho trẻ lên trưng bày sản phẩm. - Cho trẻ lần lượt nhận xét sản phẩm.

- Cô nhận xét chung, tuyên dương trẻ vẽ đẹp. Động viên khuyến khích trẻ.

3. Kết thúc

- Cô cho trẻ ra chơi

- Quan sát cô nặn mẫu

- Trẻ thực hiện - Trẻ trưng bày sản phẩm - 3, 4 trẻ nhận xét - Trẻ nghe cô nhận xét - Trẻ ra chơi HOẠT ĐỘNG CHIỀU

- Vệ sinh – Ăn trưa – Ngủ trưa

- Vận động nhẹ khi ngủ dạy – Ăn chiều - Trò chơi: Lộn cầu vồng - Chơi tự do ở góc - Vệ sinh, trả trẻ ... Ngày soạn: 2/11/2016 Ngày dạy: Thứ 5/3/11/2016 Lĩnh vực phát triển nhận thức NHẬN BIẾT SỐ LƯỢNG 3 VÀ CHỮ SỐ 3 I. Mục đích - Yêu cầu 1. Kiến thức

- Trẻ nhận biết số lượng. Nhận biết chữ số 3.

2. Kĩ năng

- Rèn cho trẻ kĩ năng đếm, tạo được nhóm có số lượng tương ứng với số 3. - Rèn kĩ năng quan sát và ghi nhớ có chủ định.

- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ: nói to, rõ ràng, nói đủ câu, biết diễn đạt theo ý của mình.

3. Thái độ

- Trẻ hứng thú học tập cùng cô, có ý thức học tập tốt.

* Của cô

- Bài hát “Cả nhà thương nhau”

- Một số nhóm đồ dùng đồ chơi có lượng 2 đặt xung quanh lớp - Lô tô bát, thìa… có số lượng 3, thẻ số 3

- Thẻ chữ số từ 1- 3 - Tranh 3 ngôi nhà

* Của trẻ

- Lô tô bát, thìa… có số lượng 3 - Một số đồ chơi khác có số lượng 3 - Rổ đựng thẻ chữ số

- Thẻ chấm tròn từ 1- 3

III. Cách tiến hành

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1. Vào bài

- Cô và trẻ cùng hát bài “Cả nhà thương nhau” - Trò chuyện với trẻ về bài hát

- Cô cho trẻ kể tên một số đồ dùng trong gia đình

2. Nội dung

* Ôn số lượng 2

- Trong lớp chúng ta có rất nhiều đồ dùng đồ chơi, các con hãy tìm xem những đồ vật nào có số lượng là 2 và gắn chữ số tương ứng nào (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cho trẻ tìm và đặt số tương ứng - Cô kiểm tra và nhận xét

- 2 cái bát, 2 cái thìa, 2 cái khăn, 2 cái rổ, 2 cái cốc…

* Nhận biết số lương và chữ số 3

- Các con ơi trong gia đình chúng mình có rất nhiều đồ dùng, bây giờ các con cùng cô xếp hết số bát ở trong rổ ra nào, các con xếp từ trái qua phải nhé.

- Cô cho trẻ xếp hết số thìa tương ứng xuống dưới - Cho trẻ nhận xét 2 nhóm thìa và bát?

- Nhóm nào nhiều hơn, nhiều hơn là mấy?

- Vậy muốn 2 nhóm này bằng nhau các con phải làm gì?

- Chúng mình phải thêm mấy cái bát?

- Bây giờ chúng ta phải nhanh tay thêm 1 cái bát để tương ứng với nhóm thìa nào.

- Cho trẻ đếm từng nhóm bát và thìa

- Để biểu thị số lượng là 3 ta dùng thẻ chữ số mấy? - Cô gắn thẻ chữ số 3 tương ứng với 3 cái bát và 3 cái thìa

- Cô cho trẻ đếm lại số bát và số thìa cất vào rổ

- Trẻ hát - Trò chuyện cùng cô - Trẻ kể - Trẻ tìm và đặt số tương ứng - Trẻ xếp - Trẻ xếp - Không bằng nhau ạ - Nhóm thìa nhiều hơn, nhiều hơn là 1 ạ - Trẻ trả lời - Thêm 1 ạ - Trẻ thêm 1 cái bát - Trẻ đếm - Chữ số 3 - Trẻ cất số bát và số thìa

- Cô giới thiệu số 3: Đây là số 3 - Con có nhận xét gì về số 3 nào?

- Cô nêu cấu tạo chữ số 3 là một nét cong phải phía trên nối liền với nét cong phải phía dưới

- Cô phát âm và cho trẻ đọc - Cô nêu cấu tạo của chữ số 3

- Cô cho tổ, nhóm, cá nhân thi đua nhau đọc chữ số 3

* Trò chơi “Tìm số tìm số”

Cô phổ biến cách chơi

- Cô phát cho mỗi bạn một rổ đựng thẻ chữ số từ 1 - 3. Khi cô có hiệu lệnh tìm một số nào đó từ 1 - 3 thì trẻ có nhiệm vụ nhanh tay nhanh mắt lấy đúng thẻ số mà cô yêu cầu rồi giơ lên

VD: Tìm số 3

- Luật chơi: Bạn nào lấy sai thẻ số phải hát một bài hát - Cô tổ chức cho trẻ chơi

* Trò chơi: “Tìm đúng số nhà”

- Cô đặt ba ngôi nhà ở 3 vị trí khác nhau trong lớp. Trên mỗi ngôi nhà đều có gắn chữ số 1, 2, 3

- Cô phát cho mỗi trẻ những thẻ chấm tròn tương ứng với chữ số gắn ở ngôi nhà

- Khi có hiệu lệnh của cô trẻ phải tìm được ngôi nhà có số tương ứng với thẻ chấm tròn

- Trẻ nào tìm sai sẽ bị loại ra khỏi vòng chơi - Cho trẻ chơi 3 - 4 lần

3. Kết thúc

- Cho trẻ đọc bài thơ “Gió từ tay mẹ”

- Lắng nghe và quan sát - Trẻ trả lời - Trẻ đọc cùng cô - Tổ, nhóm, cá nhân đọc chữ số 3 - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ tìm số giơ lên - Trẻ hào hứng chơi - Trẻ đọc rồi ra chơi HOẠT ĐỘNG CHIỀU (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Vệ sinh – Ăn trưa – Ngủ trưa

- Vận động nhẹ khi ngủ dạy – Ăn chiều - Ôn: Nhận biết số lượng và chữ số 3 - Trò chơi: Thả đỉa ba ba

- Chơi tự do ở góc - Vệ sinh, trả trẻ

Ngày soạn: 2/11/2016 Ngày dạy: Thứ 6/4/11/2016

Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ

Một phần của tài liệu 4 tuoi (Trang 44 - 51)