dinh dưỡng diễn ra như thế nào? và làm thế nào để có được một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh?
Ngày soạn: 27/11/2017 Ngày dạy: 30/11/2017 Tuần: 15
B. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động 1: Hấp thụ chất dinh dưỡng.
* Mục tiêu:
- HS nắm được cấu tạo của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng. * Tiến hành:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, quan sát H 29.1,2 thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
+ Đặc điểm cấu tạo trong của ruột non có ý nghĩa gì với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng của nó?
+ Căn cứ vào đâu người ta khẳng định rằng ruột non là cơ quan chủ yếu của hệ tiêu hóa đảm nhận vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng?
- GV tổng kết lại.
- HS tự nghiên cứu thông tin SGK, quan sát H 29.1,2 thảo luận nhóm và trả lời:
+ Niêm mạc ruột non có nhiều lông ruột và lông cực nhỏ giúp tăng diện tích bề mặt hấp thụ các chất. Đồng thời có hệ thống mạch máu phân bố dày đặc đến tận các lông ruột.
+ Vì diện tích bề mặt hấp thụ lớn, hệ thống mạch máu phân bố dày đặc đến các lông ruột và qua thực nghiệm phân tích cũng chứng tỏ rằng ruột non là cơ quan hấp thụ chủ yếu của hệ tiêu hóa. * Tiểu kết :
Ruột non là cơ quan hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu của hệ tiêu hóa. Vì :
- Niêm mạc ruột non có nhiều lông ruột và lông cực nhỏ giúp tăng diện tích bề mặt hấp thụ các chất. - Hệ thống mạch máu phân bố dày đặc đến tận các lông ruột.
Hoạt động 2: Con đường vận chuyển, hấp thụ các chất và vai trò của gan.
* Mục tiêu:
- HS trình bày được con đường vận chuyển, hấp thụ các chấtcác chất dinh dưỡng. - Nêu được vai trò của gan.
* Tiến hành:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS quan sát H 29.3, thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu SGK:
+ Các con đường vận chuyển chất dinh dưỡng sau khi được hấp thụ?
- Yêu cầu HS hoàn thành nội dung bảng 29 SGK
- HS quan sát H 29.3, thảo luận nhóm và trả lời: + Các chất dinh dưỡng sau hấp thụ sẽ được vận chuyển theo đường máu và đường bạch huyết. - HS thực hiện :
Các chất dinh dưỡng được hấp thụ và vận chuyển theo đường máu
Các chất dinh dưỡng được hấp thụ và vận chuyển theo đường bạch huyết
Đường đơn (Glucose), axit amin, 30% lipit, các thành phần của Nucleotit, các vitamin tan trong nước,…→ gan → tĩnh mạch → tim
Các vitamin tan trong dầu (A,D,E,K), 70% lipit → Tĩnh mạch → tim
+ Gan có vai trò gì trên con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng về tim?
- GV tổng kết lại.
+ Tham gia điều hòa nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu được ổn định, khử các chất độc có hại cho cơ thể.
*
Tiểu kết :
- Các chất dinh dưỡng sau hấp thụ sẽ được vận chuyển theo đường máu và đường bạch huyết + Theo đường máu :
Đường đơn (Glucose), axit amin, 30% lipit, các thành phần của Nucleotit, các vitamin tan trong nước,… → gan → tĩnh mạch → tim.
+ Theo đường bạch huyết :
Các vitamin tan trong dầu (A,D,E,K), 70% lipit → Tĩnh mạch → tim
- Vai trò của gan : Tham gia điều hòa nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu được ổn định, khử các chất độc có hại cho cơ thể, tiết dịch mật tham gia tiêu hóa thức ăn.
Hoạt động 3: Thải phân:.
* Mục tiêu:
- HS nắm được vai trò của ruột già trong quá trình tiêu hóa ở cơ thể người. * Tiến hành:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK
+ Vai trò chủ yếu của ruột già trong quá trình tiêu hóa ở cơ thể người là gì ?
- GV tổng kết lại.
- HS tự nghiên cứu thông tin SGK trả lời: + Hấp thụ nước và thải phân
* Tiểu kết :
- Ở ruột già diễn ra quá trình hấp thụ nước là chủ yếu
- Quá trình thải phân nhờ sự co bóp của cơ hậu môn và cơ thành bụng
Hoạt động 4: Tìm hiểu về các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hoá
* Mục tiêu:
- HS chỉ ra được các tác nhân gây hại và ảnh hưởng của nó tới các cơ quan trong hệ tiêu hoá. * Tiến hành:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS đọc thông tin mục I trong SGK và trả lời câu hỏi:
+ Kể tên các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hoá?
- GV treo tranh ảnh các tác nhân vi sinh vật, giun sán minh hoạ.
+ Các tác nhân gây ảnh hưởng đến cơ quan nào? mức độ ảnh hưởng như thế nào?
- Yêu cầu HS thảo luận hoàn thành bảng. - Sau khi hoàn thành bảng: GV đặt câu hỏi:
+ Ngoài những tác nhân trên, em còn biết tác nhân nào khác?
- Cá nhân HS tự nghiên cứu thông tin SGK và trả lời:
+ Tác nhân: vi sinh vật gây bệnh, giun sán, chất độc trong thức ăn, đồ uống, ăn không đúng cách. + Ảnh hưởng đến các cơ quan của hệ tiêu hóa và các cơ quan khác.
- HS kẻ sẵn bảng 30.1 vào vở bài tập. Trao đổi nhóm để hoàn thành bảng.
+ HS liên hệ thực tế trả lời. * Tiểu kết :
Bảng 30.1: Các tác nhân có hại cho hệ tiêu hoá
Tác nhân Cơ quan hoặc hoạt độngbị ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng
Các sinh vật Vi khuẩn - Răng - Dạ dày, ruột - Các tuyến tiêu hoá
-Tạo ra môi trường axit làm hỏng men răng. - Bị viêm loét.
- Bị viêm.
Giun, sán - Ruột- Các tuyến tiêu hoá - Gây tắc ruột- Gây tắc ống dẫn mật
Chế độ ăn uống
Ăn uống không đúng cách
- Các cơ quan tiêu hoá - Hoạt động tiêu hoá - Hoạt động hấp thụ - Có thể bị viêm. - Kém hiệu quả. - Kém hiệu quả. Khẩu phần ăn uống không hợp lí
- Các cơ quan tiêu hoá - Hoạt động tiêu hoá - Hoạt động hấp thụ
- Dạ dày, ruột bị mệt mỏi, gan có thể bị xơ. - Bị rối loạn hoặc kém hiệu quả.
Hoạt động 5: Tìm hiểu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hoá có hiệu quả
* Mục tiêu:
- HS trình bày được các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa.
* Tiến hành:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS đọc SGK.
+Nêu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá khỏi tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hoá hiệu quả?
- Cá nhân HS nghiên cứu thông tin mục II SGK - HS trao đổi nhóm và nêu được:
+ Đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ bằng bàn chải mềm, thuốc đánh răng có Ca và Flo, trải đúng cách như đã biết ở tiểu học.
Ăn chín, uống sôi. Rau sống và trái cây rửa sạch, gọt vỏ trước khi ăn, không ăn thức ăn ôi thiu, không để ruồi nhặng đậu vào thức ăn.
Ăn chậm, nhai kĩ giúp thức ăn được nghiền nhỏ đẽ thấm dịch tiêu hoá => tiêu hoá hiệu quả hơn. Ăn đúng giờ, đúng bữa thì sự tiết dịch tiêu hoá thuận lợi, số lượng và chất lượng dịch tiêu hoá tốt hơn.
Sau khi ăn nghỉ ngơi giúp hoạt động tiết dịch tiêu hoá và hoạt động co bóp dạ dày, ruột tập trung => tiêu hoá có hiệu quả hơn.
* Tiểu kết : - Các biện pháp :
+ Vệ sinh răng miệng đúng cách. + Ăn uống hợp vệ sinh.
+ Ăn uống đúng cách.
+ Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí. C. Kiểm tra - đánh giá:
- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ và trả lời câu hỏi SGK. D. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Ôn tập kiến thức về hệ tiêu hóa - Chuẩn bị cho tiết bài tập
Tiết 31: BÀI TẬP
I. Mục tiêu : 1. Kiến thức:
- HS củng cố lại kíên thức trong chương . 2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng độc lập suy nghĩ vủa HS. 3. Thái độ:
Ngày soạn: 03/12/2017 Ngày dạy: 04/12/2017 Tuần: 16
- Ý thức học tập tích cực. II. Chuẩn bị của GV - HS : 1. Chuẩn bị của GV: - Bảng phụ một số bài tập 2. Chuẩn bị của HS:
- Ôn tập các kiến thức đã học. III. Phương pháp dạy học: - Hỏi đáp, làm việc nhóm. IV. Hoạt động dạy học: 1. Mở bài:
- Chúng ta đã tìm hiểu về chương tiêu hóa. Tiết học này chúng ta ôn tập và giải quyết các câu hỏi bài tập để hệ thống lại kiến thức.
2. Các hoạt động dạy- học:
*GV kiểm tra lại một số kiến thức của HS có liên quan đến bài tập. * Bài tập:
- GV giảng một số bài tập HS tự làm trong vở bài tập.