axit amin ngắn ở dạ dày. Các chất khác chưa bị tiêu hoá. Ở ruột non hợp chất nào bị tiêu hoá, quá trình tiêu hoá diễn ra như thế nào?
B. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của ruột non
* Mục tiêu:
- HS nắm được cấu tạo cơ bản của ruột non, cấu tạo phù hợp với chức năng. * Tiến hành:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Ngày soạn: 26/11/2017 Ngày dạy: 27/11/2017 Tuần: 15
- Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, quan sát H 27.1, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
+ Ruột non có cấu tạo như thế nào?
+ Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo để dự đoán xem ở dạ dày có hoạt động tiêu hoá nào?
- GV ghi dự đoán của HS chưa đánh giá đúng sai mà sẽ giải quyết ở hoạt động sau.
- HS tự nghiên cứu thông tin SGK, quan sát H 27.1, thảo luận nhóm và trả lời:
- 1 HS đại diện nhóm trả
+ Hình dạng : Ruột non dạng hình ống dài
Thành ruột non có cấu tạo gồm 4 lớp: màng bọc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc. Tuyến tiêu hoá : tuyến mật, tuyến tụy, tuyến ruột + HS dự đoán.
* Tiểu kết :
- Ruột non dạng hình ống dài
- Đoạn đầu ruột non (tá tràng) là nơi đổ vào của tuyến tụy và tuyến mật.
- Thành ruột non có cấu tạo gồm 4 lớp : màng bọc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc. + Lớp cơ mỏng hơn ở dạ dày, gồm 2 lớp cơ: cơ dọc, cơ vòng.
+ Lớp niêm mạc với nhiều tế bào tuyến tiết dịch ruột và chất nhày.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự tiêu hoá ở ruột non
* Mục tiêu:
- HS nắm được các tế bào tham gia vào các hoạt động tiêu hoá và tác dụng của hoạt động đó đối * Tiến hành:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục II SGK và trả lời câu hỏi:
+ Tiêu hoá ở ruột non còn chịu sự biến đổi lí học nữa không ? Nếu có thì biểu hiện như thế nào?
+ Sự biến đổi hóa học được thực hiện với những loại chất nào trong thức ăn ? Biểu hiện như thế nào?
+ Vai trò của lớp cơ thành ruột non ?
+ Giải thích vì sao Protein, Lipit trong thức ăn bị dịch tiêu hóa phân huỷ nhưng Protein, Lipit của lớp niêm mạc ruột non lại không?
+ Theo em, muốn bảo vệ ruột non ta phải ăn uống như thế nào?
- GV nhận xét, tổng kết lại.
- HS nghiên cứu thông tin mục II SGK và thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Có biến đổi lí học :
∙ Cơ thành ruột non co bóp giúp thức ăn ngấm đều dịch tiêu hóa và đẩy thức ăn xuống phần dưới của ống tiêu hóa.
∙ Muối mật phân cắt lipid trong thức ăn thành các giọt lipid nhỏ.
+ Biến đổi hóa học :
∙ Gluxit, đường đôi → đường đơn. ∙ Protein → axit amin
∙ Lipit → axit béo và glixerin
∙ Axit nucleic → các thành phần của Nucleotit + Cơ thành ruột non co bóp giúp thức ăn ngấm đều dịch tiêu hóa và đẩy thức ăn xuống phần dưới của ống tiêu hóa.
+ Các tế bào tiết chất nhày phủ lên bề mặt niêm mạc ngăn cách tế bào niêm mạc với enzim tiêu hóa.
+ HS liên hệ thực tế và trả lời.
- Biến đổi lí học :
+ Cơ thành ruột non co bóp giúp thức ăn ngấm đều dịch tiêu hóa và đẩy thức ăn xuống phần dưới của ống tiêu hóa.
+ Muối mật phân cắt lipid trong thức ăn thành các giọt lipid nhỏ - Biến đổi hóa học :
+ Gluxit, đường đôi → đường đơn. + Protein → axit amin
+ Lipit → axit béo và glixerin
+ Axit nucleic → Các thành phần của Nucleotit C. Kiểm tra - đánh giá:
Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất, sự tiêu hóa có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng sau tiêu hóa ở ruột non là gì?
D. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Đọc mục “Em có biết”
- Chuẩn bị bài mới
Tiết 30; Bài 29 + 30: HẤP THU DINH DƯỠNG VÀ THẢI PHÂN; VỆ SINH TIÊU HÓA
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
- HS trình bày được đặc điểm cấu tạo của ruột non giúp nó thực hiện chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng
- HS hiểu và trình bày được các con đường hấp thụ và vận chuyển các chất - Nêu được vai trò của gan.
- HS nắm được các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hoá và mức độ tác hại của nó.
- HS trình bày được các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá và đảm bảo sự tiêu hoá có hiệu quả. 2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, liên hệ thực tế để so sánh, nhận biết. - Rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc nhóm.
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng cho HS ý thức thực hiện nghiêm túc các biện pháp để có một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh và tiêu hoá có hiệu quả.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV - HS :
1. Chuẩn bị của GV:
- Tranh phóng to hình 29.1,2,3 SGK, tranh hướng dẫn vệ sinh răng miệng... - Tranh ảnh minh hoạ các vi sinh vật và giun sán kí sinh trong hệ tiêu hoá người. 2. Chuẩn bị của HS:
- SGK, vở ghi.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Quan sát, làm việc nhóm.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Mở bài: