Sơ đồ tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tỉnh trà vinh (Trang 25)

3. Phạm vi nghiên cứu

2.3.3. Sơ đồ tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban

2.3.3.1. Sơ đồ tổ chức:

Tổ chức là một nhu cầu không thể thiếu trong một xã hội phát triển nhất là trong xã hội có nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển với quy mô ngày càng lớn và trình độ phát triển ngày càng cao. Vì thế việc xây dựng một tổ chức gọn nhẹ nhưng hiệu quả là một vấn đề cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

BIDV Trà Vinh đã không ngừng thay đổi cơ cấu tổ chức của mình sao cho phù hợp với hoạt động của mình trong từng điều kiện cụ thể.

Hình 1: Sơ đồ tổ chức BIDV Trà Vinh 2.3.3.2: Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:

Ban Giám Đốc:

- Giám Đốc: Có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức

năng nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của đơn vị. Được quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật, nâng lương cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị mình.

- Phó Giám Đốc: Có trách nhiệm hỗ trợ giám đốc về các nghiệp vụ cụ thể

trong tổ chức, tài chính thẩm định, huy động vốn.

Ban Giám Đốc Phòng Quan hệ khách hàng Phòng Quản lý rủi ro Phòng Kế toán tài chính Phòng Kế hoạch tổng hợp Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ Phòng Dịch vụ khách hàng Phòng Quản trị tín dụng Phòng Tổ chức hành chính

Phòng Quan hệ khách hàng:

Tham mưu đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển mối quan hệ với khách hàng. Tham gia trực tiếp vào quá trình xét duyệt và cho vay đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn của Ngân hàng.

Phòng Quản lý rủi ro:

- Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.

- Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của Chi nhánh.

- Nghiên cứu, đề xuất trình lãnh đạo phê duyệt hạn mức, điều chỉnh hạn mức, cơ cấu, giới hạn tín dụng từng ngành, từng nhóm khách hàng phù hợp với chỉ đạo của BIDV.

Phòng Quản trị tín dung:

Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định của BIDV và Chi nhánh.

Phòng Dịch vụ khách hàng:

- Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng

- Thực hiện các công tác thanh toán bao gồm cả thanh toán quốc tế.  Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ:

- Quản lý an toàn kho quỹ và thực hiện các quy định, qui chế về nghiệp vụ thu phát, vận chuyển tiền trên đường đi. Đề xuất định mức tiền mặt tại Chi nhánh, làm nghiệp vụ thu tiền mặt.

- Theo dõi tổng hợp lập báo cáo tiền tệ, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chế độ quy trình về công tác tiền tệ kho quỹ để phục vụ khách hàng nhanh chóng và tiện lợi.

Phòng Kế hoạch tổng hợp:

Có nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám đốc trong công tác điều hành nhằm đạt mục tiêu hiệu quả an toàn vốn trong kinh doanh. Ngoài ra phòng còn có nhiệm vụ giúp Ban giám đốc đề ra chiến lược trong kinh doanh hàng năm của Ngân hàng.

Phòng Kế toán tài chính:

- Có nhiệm vụ hạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời mọi nghiệp vụ phát sinh hàng ngày. Thực hiện chế độ tài chính kế toán, các biện pháp quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính.

Phòng Tổ chức hành chính:

- Tổ chức nhân sự và phát triển nguồn nhân lực tại Chi nhánh - Thực hiện công tác văn phòng, công tác quản trị hậu cần.

2.4. Phương hướng nhiệm vụ năm 2009:

Trên cơ sở những kết quả đạt được trong năm 2008, Chi nhánh đề ra các chỉ tiêu chính để phấn đấu thực hiện trong năm 2009 như sau:

 Chênh lệch thu chi: 11.3 tỷ

 Huy động vốn cuối kỳ: 240 tỷ đồng.  Huy động vốn bình quân: 215 tỷ đồng.  Dư nợ tín dụng cuối kỳ: 520 tỷ đồng  Dư nợ bình quân: 400 tỷ đồng  Tỷ lệ nợ xấu: < 1,8% dư nợ.

 Tỷ lệ dư nợ tín dụng bán lẻ trong tổng dư nợ: > 28,8%.  Thu dịch vụ ròng: 2.5 tỷ đồng.

 Doanh thu khai thác phí bảo hiểm: 0.8 tỷ đồng  Trích dự phòng rủi ro: 2 tỷ đồng.

 Tỷ trọng dư nợ TDH1/tổng dư nợ: 29%.

 Tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh/tổng dư nợ: 91%.

1

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI BIDV TRÀ VINH 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua:

Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng kinh doanh của Ngân hàng thương mại. Lợi nhuận có thể hữu hình như tiền, tài sản,… và vô hình như uy tín của Ngân hàng đối với khách hàng, hoặc thị phần Ngân hàng chiếm được.

Các Ngân hàng luôn đặt ra vấn đề là làm thế nào để có thể đạt được lợi nhuận cao nhất nhưng mức độ rủi ro thấp nhất và vẫn đảm bảo chấp hành đúng các qui định của Ngân hàng Nhà nước và thực hiện được kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng. Để giải đáp vấn đề trên ta đi vào phân tích lợi nhuận của Ngân hàng.

Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007 2006 2007 2008 Tuyệt đối Tương

đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tổng doanh thu 32.400 51.337 66.269 18.937 58,45 14.932 29,08 Tổng chi phí 28.900 35.018 60.314 6.118 21,17 25.296 72,24 Tổng lợi nhuận 3.500 16.319 5.955 12.819 366,26 -10.364 -63,5

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Trà Vinh)

Qua bảng số liệu trên ta thấy lợi nhuận của chi nhánh tăng lên trong năm 2007 nhưng lại giảm trong năm 2008.

Cụ thể là tổng thu năm 2007 là 51.337 triệu đồng, tăng 18.937 triệu đồng về số tuyệt đối tức là tăng 58,45% về số tương đối so với năm 2006, mặc dù tổng

3,500 16,319 5,955 0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 16,000 18,000 Triệu đồng 2006 2007 2008 Năm Lợi nhuận

chi trong năm 2007 là 35.018 triệu đồng tăng 6.118 về số tuyệt đối hay 21,17% về số tương đối nhưng nó vẫn làm lợi nhuận của Ngân hàng tăng 12.819 triệu đồng về số tuyệt đối tức 366,26% về số tương đối. Ngân hàng có được lợi nhuận như vậy là do nguồn dư nợ năm trước lớn sẽ làm nguồn thu cho năm sau.

Trong khi đó mặc dù tổng thu trong năm 2008 là 66.269 triệu đồng tăng 14.932 về số tuyệt đối tức tăng 29,08% về số tương đối nhưng tốc độ tăng của chi phí lại nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của thu nhập cụ thể là tổng chi phí trong năm 2008 là 60.314 tăng so với năm 2007 về số tuyệt đối là 25.296 và về số tương đối là 72,24%. Do đó làm cho lợi nhuận của năm 2008 giảm so với năm 2007 là10.364 triệu đồng tương đương giảm 63,5%. Sở dĩ chi phí trong năm 2008 tăng là do trong năm này Chi nhánh đã tăng cường công tác khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng trong thời kỳ lạm phát tăng cao.

3.2. Tình hình nguồn vốn tại BIDV Trà Vinh:

Trong hoạt động kinh doanh, nguồn vốn luôn đóng vai trò quan trọng vì nó phản ánh quy mô hoạt động của Ngân hàng. Nguồn vốn lớn thì quy mô hoạt động của Ngân hàng sẽ lớn và như thế Ngân hàng sẽ vững vàng trước những tác động của môi trường kinh doanh, cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Nguồn vốn lớn và ổn định sẽ đảm bảo cho việc kinh doanh của Ngân hàng thuận lợi và hiệu quả.

Bảng 2: tình hình nguồn vốn của BIDV Trà Vinh qua 3 năm

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007 2006 2007 2008 Tuyệt đối Tương

đối (%) Tuyệt đối

Tương đối (%) 1. Vốn huy động 175.000 170.000 209.000 -5.000 -2,86 39.000 22.94 - TGTCKT2 72.000 87.000 115.000 15.000 20,83 28.000 32,18 - TG tiết kiệm 103.000 83.000 94.000 -20.000 -19,42 11.000 13,25 2. Vốn vay TW3 96.000 161.000 225.000 65.000 67,71 64.000 39,75 3. Vốn khác 4.000 1.000 0 -3.000 -75 -1.000 -100 TỔNG NV 275.000 332.000 434.000 57.000 20,73 102.000 30,72

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Trà Vinh)

2

Tiền gửi các tổ chức kinh tế

3

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được tình hình nguồn vốn của Ngân hàng tăng dần qua các năm. Cụ thể là nguồn vốn của chi nhánh trong năm 2007 đã tăng lên 57 tỷ đồng về số tuyệt đối tức là 20,73% về số tương đối. Sang năm 2008, tổng nguồn vốn được tăng lên đáng kể, tăng 102 tỷ đồng về số tuyệt đối hay tăng 30,72% về số tương đối.

 Vốn huy động: Đây là nguồn vốn luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn của Chi nhánh. Trong năm 2007 vốn huy động giảm 5 tỷ đồng tương đương giảm 2,86% nguyên nhân là do trong năm 2007 trên địa bàn Thị xã Trà Vinh hàng loạt các chi nhánh Ngân hàng khác hệ thống đã lần lượt đi vào hoạt động tạo nên sự cạnh tranh không nhỏ. Riêng đối với khoản mục Tiền gửi tiết kiệm trong năm 2007 giảm 20 tỷ đồng so với năm 2006 là do tình hình lạm phát ngày càng tăng trong khi lãi suất huy động tăng không cao cộng với việc thị trường chứng khoán đang rất thu hút trong thời gian này do đó nhiều cá nhân có khuynh hướng đầu tư vàng do tính ổn định của kim loại này hoặc đầu tư vào thị trường chứng khoán. Đến năm 2008 vốn huy động tăng 39 tỷ đồng về số tuyệt đối tương ứng với 22,94% về số tương đối so với năm 2007, nguyên nhân là do đây là thời điểm tình hình lạm phát ở nước ta tăng cao đột ngột và luôn vượt mức 2 con số nên và Ngân hàng cũng đã rất nhiều lần điều chỉnh lãi suất tăng thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư.

 Vốn vay Ngân hàng Trung ương: đây là nguồn vốn chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng nguồn vốn và là một kênh quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng. Vốn vay Ngân hàng Trung ương tăng dần qua các năm như trong năm 2006 nguồn vốn này là 96 tỷ đồng, trong năm 2007 là 161 tỷ đồng tăng 65 tỷ đồng tức là tăng 67,71% so với năm 2006 và trong năm 2008 tăng lên 64 tỷ đồng tương ứng với tăng 39,75% so với năm 2007. Sở dĩ nguồn vốn này tăng dần qua các năm là do vốn huy động không đủ nhu cầu của khách hàng đi vay nên cần phải vay thêm từ Ngân hàng Trung Ương là điều tất yếu.  Vốn khác: đây là vốn của các tổ chức tín dụng khác gửi vào BIDV dưới

hình thức tiền gửi thanh toán. Tuy nhiên trong giai đoạn này Nguồn vốn này ngày càng giảm cụ thể là trong năm 2007 là 1 tỷ đồng giảm 3 tỷ đồng so với năm 2006 về số tuyệt đối là giảm 75% về số tuyệt đối và đến năm 2008 thì

nguồn vốn này dường như không còn nữa là do trong thời gian gần đây các tổ chức tín dụng khác không tiếp tục gửi tiền vào BIDV nữa.

3.3. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại BIDV Trà Vinh:

Ngày nay trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì không thể thiếu sự hỗ trợ từ phía Ngân hàng. Nói cách khác, tín dụng Ngân hàng ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường, nó thúc đẩy trực tiếp các doanh nghiệp tiếp tục phát triển. Từ đó tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước ngày càng đi lên. Qua số liệu hoạt động tín dụng của BIDV Trà Vinh từ năm 2006- 2008 ta có thể thấy được thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong thời gian qua.

3.3.1. Tình hình hoạt động tín dụng phân theo thời hạn tín dụng: Bảng 3: Tình hình hoạt động tín dụng theo thời hạn tín dụng Bảng 3: Tình hình hoạt động tín dụng theo thời hạn tín dụng

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007 2006 2007 2008 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Doanh số cho vay 406.496 591.568 979.739 185.072 45,53 388.171 65,62

Ngắn hạn 359.588 536.563 926.739 176.975 49,22 390.176 72,72 Trung – Dài hạn 46.908 55.005 53.000 8.097 17,26 -2.005 -3,65 Tình hình dư nợ 254.722 318.647 394.400 63.925 25,09 75.753 23,77 Ngắn hạn 167.026 218.315 284.200 51.289 30,71 65.885 30,18 Trung – Dài hạn 87.696 100.332 110.200 12.636 14,4 9.868 9,83 Doanh số thu nợ 360.022 523.521 904.000 163.499 45,41 380.479 72,68 Ngắn hạn 307.753 483.083 861.000 175.330 56,97 377.917 78,23 Trung – Dài hạn 52.269 40.438 43.000 -11.831 -22,63 2.517 6,22 Nợ xấu 6.812 1.360 4.792 -5.452 -80,03 3.432 252,35 Ngắn hạn 2.631 482 3.129 -2.149 -81,68 2.647 549,17 Trung – Dài hạn 4.181 878 1.663 -3.303 -79 785 89,41

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Trà Vinh)

3.3.1.1. Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng:

Thực hiện định hướng đã đề ra “tiếp tục đổi mới và hòa nhập nhanh vào cơ chế thị trường, kinh doanh đa năng, tổng hợp, không ngừng mở rộng và tăng trưởng tín dụng trên mọi lĩnh vực ngành nghề và thành phần kinh tế”. Xuất phát từ định hướng nêu trên BIDV Trà Vinh đã thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả hoạt động tín dụng.

Ta thấy rằng doanh số cho vay qua 3 năm đã có sự tăng trưởng đáng kể, cụ thể năm 2007 là 591.568 triệu đồng tăng 185.072 triệu đồng về số tuyệt đối tương đương 45,53% về số tương đối, còn năm 2008 thì tăng 388.171 triệu đồng về số tuyệt đối hay 65,62 về số tương đối so với năm 2007.

Việc tăng trưởng cao của chỉ số này là do trong năm 2007 và 2008 tỷ lệ lạm phát của nước ta là khá cao kéo theo sự tăng lên của giá cả của nhiều mặt hàng hay nói khác hơn là giá cả nguyên liệu đầu vào tăng làm cho các doanh nghiệp đi vay nhiều hơn, điều này làm doanh số cho vay tăng cao trong 2 năm 2007 và 2008.

Trong cơ cấu cho vay của Chi nhánh, cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay và tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2006 chiếm 88,46% năm 2007 chiếm 90,7% và năm 2008 chiếm 94,59% trong tổng doanh số cho vay. Điều này cho thấy ưu thế của cho vay ngắn hạn để bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh lưu động cho doanh nghiệp, hỗ trợ vốn kịp thời cho các doanh nghiệp để thực hiện tốt mục tiêu sản xuất kinh doanh. Cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ lệ ít hơn nhiều so với cho vay ngắn hạn tuy có tăng giảm đôi chút về số tuyệt đối nhưng về số tương đối thì giảm dần qua các năm, cụ thể là năm 2006 chiếm 11,54% thì năm 2007 chiếm 9,3% và đến năm 2008 thì con số này giảm còn 5,41% so với tổng doanh số cho vay. Sở dĩ cho vay trung và dài hạn giảm là do trong thời kỳ lạm phát cao Ngân hàng phải thực hiện thắt chặt tiền tệ giảm khối lượng tiền trong lưu thông theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước nên Ngân hàng chỉ có thể đáp ứng cho một số ít khách hàng đã ký hợp đồng hoặc một số dự án thực sự có hiệu quả với mức độ rủi ro cho phép.

359,588 46,908 536,563 55,005 926,739 53,000 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 900,000 1,000,000 Triệu đồng 2006 2007 2008 Năm Ngắn hạn Trung - dài hạn

167,026 87,696 218,315 100,332 284,200 110,200 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 Triệu đồng 2006 2007 2008 Năm Ngắn hạn Trung - Dài hạn

Hình 4: Tình hình dư nợ cho vay theo thời hạn tín dụng 3.3.1.2. Tình hình dư nợ cho vay theo thời hạn tín dụng:

Qua bảng số liệu trên ta thấy dư nợ tăng qua các năm. Tổng dư nợ của năm 2007 là 318.647 triệu đồng, so năm 2006 tăng 63.925 triệu đồng về số tương đối

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tỉnh trà vinh (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)