Tình hình nguồn vốn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tỉnh trà vinh (Trang 29 - 31)

3. Phạm vi nghiên cứu

3.2. Tình hình nguồn vốn

Trong hoạt động kinh doanh, nguồn vốn luôn đóng vai trò quan trọng vì nó phản ánh quy mô hoạt động của Ngân hàng. Nguồn vốn lớn thì quy mô hoạt động của Ngân hàng sẽ lớn và như thế Ngân hàng sẽ vững vàng trước những tác động của môi trường kinh doanh, cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Nguồn vốn lớn và ổn định sẽ đảm bảo cho việc kinh doanh của Ngân hàng thuận lợi và hiệu quả.

Bảng 2: tình hình nguồn vốn của BIDV Trà Vinh qua 3 năm

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007 2006 2007 2008 Tuyệt đối Tương

đối (%) Tuyệt đối

Tương đối (%) 1. Vốn huy động 175.000 170.000 209.000 -5.000 -2,86 39.000 22.94 - TGTCKT2 72.000 87.000 115.000 15.000 20,83 28.000 32,18 - TG tiết kiệm 103.000 83.000 94.000 -20.000 -19,42 11.000 13,25 2. Vốn vay TW3 96.000 161.000 225.000 65.000 67,71 64.000 39,75 3. Vốn khác 4.000 1.000 0 -3.000 -75 -1.000 -100 TỔNG NV 275.000 332.000 434.000 57.000 20,73 102.000 30,72

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Trà Vinh)

2

Tiền gửi các tổ chức kinh tế

3

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được tình hình nguồn vốn của Ngân hàng tăng dần qua các năm. Cụ thể là nguồn vốn của chi nhánh trong năm 2007 đã tăng lên 57 tỷ đồng về số tuyệt đối tức là 20,73% về số tương đối. Sang năm 2008, tổng nguồn vốn được tăng lên đáng kể, tăng 102 tỷ đồng về số tuyệt đối hay tăng 30,72% về số tương đối.

 Vốn huy động: Đây là nguồn vốn luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn của Chi nhánh. Trong năm 2007 vốn huy động giảm 5 tỷ đồng tương đương giảm 2,86% nguyên nhân là do trong năm 2007 trên địa bàn Thị xã Trà Vinh hàng loạt các chi nhánh Ngân hàng khác hệ thống đã lần lượt đi vào hoạt động tạo nên sự cạnh tranh không nhỏ. Riêng đối với khoản mục Tiền gửi tiết kiệm trong năm 2007 giảm 20 tỷ đồng so với năm 2006 là do tình hình lạm phát ngày càng tăng trong khi lãi suất huy động tăng không cao cộng với việc thị trường chứng khoán đang rất thu hút trong thời gian này do đó nhiều cá nhân có khuynh hướng đầu tư vàng do tính ổn định của kim loại này hoặc đầu tư vào thị trường chứng khoán. Đến năm 2008 vốn huy động tăng 39 tỷ đồng về số tuyệt đối tương ứng với 22,94% về số tương đối so với năm 2007, nguyên nhân là do đây là thời điểm tình hình lạm phát ở nước ta tăng cao đột ngột và luôn vượt mức 2 con số nên và Ngân hàng cũng đã rất nhiều lần điều chỉnh lãi suất tăng thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư.

 Vốn vay Ngân hàng Trung ương: đây là nguồn vốn chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng nguồn vốn và là một kênh quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng. Vốn vay Ngân hàng Trung ương tăng dần qua các năm như trong năm 2006 nguồn vốn này là 96 tỷ đồng, trong năm 2007 là 161 tỷ đồng tăng 65 tỷ đồng tức là tăng 67,71% so với năm 2006 và trong năm 2008 tăng lên 64 tỷ đồng tương ứng với tăng 39,75% so với năm 2007. Sở dĩ nguồn vốn này tăng dần qua các năm là do vốn huy động không đủ nhu cầu của khách hàng đi vay nên cần phải vay thêm từ Ngân hàng Trung Ương là điều tất yếu.  Vốn khác: đây là vốn của các tổ chức tín dụng khác gửi vào BIDV dưới

hình thức tiền gửi thanh toán. Tuy nhiên trong giai đoạn này Nguồn vốn này ngày càng giảm cụ thể là trong năm 2007 là 1 tỷ đồng giảm 3 tỷ đồng so với năm 2006 về số tuyệt đối là giảm 75% về số tuyệt đối và đến năm 2008 thì

nguồn vốn này dường như không còn nữa là do trong thời gian gần đây các tổ chức tín dụng khác không tiếp tục gửi tiền vào BIDV nữa.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tỉnh trà vinh (Trang 29 - 31)