Phương pháp dùng mặt phẳng ngắm của máy kinh vĩ hoặc máy kinh vĩ điện tử.

Một phần của tài liệu Đề tài: “Khảo sát ứng dụng công nghệ GPS trong trắc địa công trình” ppt (Trang 48 - 49)

kinh vĩ điện tử.

a) Nội dung của phương pháp

Trong phương pháp này, máy kinh vĩ hoặc máy kinh vĩ điện tử được đặt trên hướng trục công trình kéo dài. Chúng ta dùng mặt phẳng tạo bởi tia ngắm di chuyển trong mặt phẳng thẳng đứng để chuyển trục công trình lên cao. Trên mặt sàn xây dựng, sử dụng bảng ngắm di động được đặt trên bộ phận định tâm quang học để xác định và chiếu trục xuống bề mặt bê tông.

b) Độ chính xác của phương pháp

- Sai số trung phương chuyển trục công trình theo phương pháp này được tính theo công thức: 2 2 2 2 2 2 m m m m m mnghv  ld  (2.24) Trong đó:

m : Sai số do độ nghiêng trục quay của máy kinh vĩ

Sai số Chiều cao của mặt bằng xây dựng (m) <15 1560 60100 100120 Sai số trung phương chuyển

các trục theo phương thẳng đứng (mm)

mv: Sai số ngắm chuẩn

ml: Sai số do máy kinh vĩ không nằm trên đúng hướng trục md : Sai số do đánh dấu điểm trục

m: Sai số do chiết quang không khí

Trong các nguồn sai số trên, sai số do độ nghiêng trục quay của máy kinh vĩ là một trong những nguồn sai số chủ yếu ảnh hưởng đến độ chính xác chuyển trục công trình. Độ lớn của nó tăng lên khi độ nghiêng của tia ngắm tăng.

Phương pháp chuyển trục này có hạn chế là độ nghiêng của tia ngắm không được lớn quá (không vượt quá 450) và độ chính xác của phương pháp này không cao lắm. Để tăng góc nghiêng chiếu, có thể sử dụng máy kinh vĩ hoặc máy kinh vĩ điện tử lắp thêm kính mắt vuông góc. Tuy nhiên khi đó ảnh hưởng của độ nghiêng trục quay sẽ tăng nhanh làm giảm đáng kể độ chính xác của phương pháp.

c) Ưu nhược điểm của phương pháp.

- Ưu điểm: Phương pháp này thao tác đơn giản, máy móc gọn nhẹ, không cồng kềnh, đòi hỏi trình độ chuyên môn không cao.

- Nhược điểm: Phương pháp này chỉ được sử dụng để chiếu trục đối với những công trình có chiều cao không lớn lắm và xung quanh công trình có khoảng trống để có thể đặt máy kinh vĩ.

Một phần của tài liệu Đề tài: “Khảo sát ứng dụng công nghệ GPS trong trắc địa công trình” ppt (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)