0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Bố trí chi tiết khi xây móng

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: “KHẢO SÁT ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GPS TRONG TRẮC ĐỊA CÔNG TRÌNH” PPT (Trang 42 -45 )

a) Lắp đặt ván khuôn

Sau khi hoàn thành công việc đào hố móng, tiến hành làm vệ sinh hố móng và lắp đặt ván khuôn để chuẩn bị đổ bê tông. Ván khuôn được lắp đặt theo đúng vị trí, kích thước và hình dạng thiết kế của móng công trình. Các cốt sắt và các bộ phận ngầm trong móng được lắp đặt đầy đủ bên trong ván khuôn trước khi đổ bê tông.

Sử dụng các trục đã đánh dấu trên khung định vị bao quanh móng để lắp đặt ván khuôn và đúng vị trí mặt bằng thiết kế. Chúng ta sử dụng các trục đã được đánh dấu trên khung định vị bao quanh móng. Đối với các móng nằm bên trong nhà có thể lợi dụng các cột nhà đã được lắp dựng để lập khung định vị liên tục bằng gỗ hoặc khung định vị không liên tục bằng cách hàn gắn vào các cột những thanh sắt, trên đó đánh dấu các trục.

Vị trí móng được xác định bằng cách nối liền các điểm cùng tên đã được đánh dấu trên các cạnh (hoặc cột) đối diện của khung định vị bằng một sợi dây thép nhỏ. Dùng dây dọi chiếu các trục này xuống phía dưới để xác định vị trí của cán khuôn và các bộ phận khác được lắp đặt ở trong ván khuôn. Việc xác định trục như vậy hoàn toàn đảm bảo độ chính xác yêu cầu (510 mm). Độ cao thiết kế các bộ phận của ván khuôn được dẫn từ mốc độ cao gần nhất bằng thuỷ chuẩn hình học và được đánh dấu trên ván khuôn bằng một nét dài mảnh (bằng bút chì hay sơn) có ghi rõ độ cao thiết kế.

b) Lắp đặt các kết cấu neo giữ trong móng

Các kết cấu neo giữ mà điển hình là bulông nền được lắp đặt vào trong móng trước khi đổ bê tông, sau này sẽ dùng để gắn kết chặt chẽ các kết cấu xây dựng và thiết bị kỹ thuật với móng công trình. Việc đặt các bulông nền đòi hỏi phải được tiến hành thật cẩn thận và chính xác với sai số trung phương lệch tâm của các chốt bulông so với vị trí thiết kế không vượt quá 2 mm (sai số giới hạn 5 mm). Sai số bố trí trục của các dãy bulông nền so với trục chính của công trình không được vượt quá 4 mm.

Trong các móng nền dưới kết cấu kim loại hoặc máy móc thiết bị có trọng lượng không lớn lắm thì bulông nền cũng có đường kính nhỏ và trọng lượng nhẹ. Để giữ cho các bulông có vị trí tương hỗ đúng theo thiết kế, người ta chế tạo khuôn gỗ được gắn vào mặt trên ván khuôn móng dùng làm chỗ tựa cố định cho các bulông trong quá trình đổ bê tông móng.

Đối với móng dùng để đặt và neo giữ máy móc, thiết bị nặng thì bulông nền có đường kính và trọng lượng lớn hơn. Khuôn để cố định các bulôn này sẽ được chế tạo bằng thép kết hợp với các thiết bị gắn lắp khác.

b) Kiểm tra việc lắp đặt các bộ phận trong móng.

Việc lắp đặt kết cấu neo giữ và các bộ phận khác bên trong móng lá một việc rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng của công tác lắp ráp.

Do vậy trước khi đổ bê tông móng cần phải kiểm tra về mặt bằng và độ cao vị trí được lắp đặt của các bộ phận này.

Đầu tiên kiểm tra các trục chính của móng, hệ thống khung định vị và các dấu trục đã được chuyển lên ván khuôn. Sau khi kiểm tra, dùng thước thép để đo khoảng cách từ trục đến tâm của các chốt bulông và các bộ phận khác đặt trong móng, đo kiểm tra khoảng cách tương hỗ giữa các chốt bulông. Độ cao của đầu mỗi bulông và các bộ phận khác được đo kiểm tra bằng thuỷ chuẩn hình học.

Từ số liệu đo, tính sai lệch so với khoảng cách thiết kế theo các trục dọc và ngang sai lệch về độ cao đối với từng chốt bulông và các bộ phận chi tiết khác trong móng. Các kết quả đo kiểm tra được đưa vào bản vẽ hoàn công. Trong quá trình đổ bê tông móng cần chú ý đặt vào móng một số mốc trắc địa mặt bằng và độ cao cần thiết cho công tác quan trắc và biến dạng công trình.

c) Đo vẽ hoàn công móng sau khi đổ bê tông

Để biết rõ vị trí thực tế của các bộ phận cũng như xác định kích thước và độ cao các phần của móng, sau khi tháo chỗ ván khuôn cần phải đo vẽ hoàn công móng.

Độ chính xác đo vẽ hoàn công móng được quy định như sau: Khoảng cách từ trục đến các bộ phận được đặt trong móng và độ cao của chúng được xác định với độ chính xác 1mm, kích thước của các phần bê tông được đo chính xác đến 1cm.

Kết quả đo vẽ hoàn công là bản vẽ hoàn công móng cà bảng kê số liệu đo vẽ hoàn công các bộ phận neo giữ. Tài liệu hoàn công này sẽ là cơ sở cho việc nghiệm thu móng và lắp đặt máy móc thiết bị.

2.2.5.7. Chuyển các trục bố trí vào bên trong công trình.

Hệ thống trục bố trí đã được đánh dấu trên khung định vị và được cố định bằng các mốc chôn ở bên ngoài công trình sẽ dần bị mất tác dụng do các bức tường được xây cao dần. Để tiếp tục công tác bố trí và lắp ráp thiêt bị sau cần phải chuyển các trục chính từ ngoài vào bên trong công trình.

Việc chuyển các trục bố trí này cần phải được tiến hành ngay từ lúc còn có thể ngắm thông suốt giữa các điểm đối diện của trục. Việc chuyển trục được tiến hành bằng máy kinh vĩ theo cách dóng hướng các điểm cùng tên

trên các cạnh đối diện của khung định vị và đánh dấu lại trên các mốc trắc địa ở phía trong toà nhà.

- Đối với những nhà không lớn lắm thì chỉ cần gắn vào tường những mẩu sắt và đánh dấu vị trí trên trục đó. Nếu căng một sơi dây thép nhỏ giữa các điểm đánh dấu trục trên các mẩu sắt ta sẽ có trục dọc và ngang để dựa vào đó tiến hành công tác xây lắp tiếp theo.

- Đối với những toà nhà cực lớn, việc bố trí lắp đặt bên trong phức tạp và yêu cầu độ chính xác cao thì những trục chính quan trọng cần được cố định bằng những mốc chôn ngầm dưới mặt nền nhà, phía trên có nắp bảo vệ. Đồng thời với việc đánh dấu và chôn mốc cố định vị trí trục, cần chuyển vào bên trong toà nhà những dấu mốc độ cao, chúng được đặt ở những vị trí nền móng chắc nhất hoặc được đặt chung với các mốc mặt bằng chôn dưới nền móng toà nhà.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: “KHẢO SÁT ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GPS TRONG TRẮC ĐỊA CÔNG TRÌNH” PPT (Trang 42 -45 )

×