Bố trí chi tiết trong đào hố móng và xây móng công trình

Một phần của tài liệu Đề tài: “Khảo sát ứng dụng công nghệ GPS trong trắc địa công trình” ppt (Trang 40 - 42)

a) Bố trí chi tiết móng

Định vị hố móng: Giai đoạn đầu của công tác bố trí chi tiết là định vị hố móng và đào móng của các toà nhà và móng để lắp đặt các thiết bị.

- Trường hợp công trình có khung định vị : xác định các vị trí thiết kế mép và đường viền của móng trên khung định vị với độ chính xác đến mm, đánh dấu các vị trí này bằng đinh nhỏ có ghi chú số hiệu ở bên cạnh. Dùng thước thép nối liền các điểm cùng tên trên khung định vị sẽ được đường viền từng bộ phận của móng.

Để đánh dấu danh giới của hố móng trên thực địa, dùng dây dọi chiếu giao điểm của các sợi dây thép xuống mặt đất và cố định bằng cọc gỗ nhỏ.

Hình 2.11- Bố trí chi tiêt hố móng

- Trường hợp công trình không có khung định vị: vị trí hố móng được xác định trực tiếp trên mặt đất theo phương pháp giao hội hướng chuẩn bằng hai máy kinh vĩ đặt trên hai hướng trục dọc và trục ngang đã được chuyển ra thực địa. Trong trường hợp sử dụng các bản vẽ thiết kế trên máy tính, có thể xác định được toạ độ thực tế các điểm cần bố trí của hố móng, từ đó bố trí các điểm này bằng máy toàn đạc điện tử theo phương pháp toạ độ cực từ các điểm của lưới khống chế trắc địa.

b) Chuyền độ cao xuống đáy hố móng

Sau khi hố móng được đào sơ bộ thì cần chuyền độ cao xuống hố móng để đảm bảo đưa đáy hố móng đến độ cao thiết kế.

- Trường hợp hố móng có mái nghiêng (vách thoải) thì việc chuyền độ cao bằng thuỷ chuẩn hình học qua 2 hoặc 3 bậc.

- Trường hợp mái dốc dựng đứng và khó đặt máy thuỷ chuẩn trên đó, có thể chuyền độ cao bằng cách dùng hai máy thuỷ chuẩn và một thước thép cuộn thả treo xuống hố móng (hình 3.18).

Trên mép hố móng đặt một giá đỡ và treo vào đó một thước thép cuộn, đầu thước vạch “0” thả xuống hố móng và được treo một quả nặng có trọng lượng bằng trọng lượng kiểm nghiệm thước.

Đọc số trên hai mia đặt tại mốc thuỷ chuẩn A trên mặt đất và tại M trong hố móng. Sau đó từ hai máy đồng thời đọc số trên thước treo.

Hình 2.12- Sơ đồ chuyền độ cao xuống đáy hố móng

Độ cao điểm M ở đáy hố móng sẽ là:

HM = HA + a – d – b (2.22) HA: là độ cao của mốc thuỷ chuẩn A

a, b : là số đọc trên mia tương ứng đặt tại A và M d = (n2 – n1): là hiệu số đọc trên thước thép cuộn

Để kiểm nghiệm độ chính xác, có thể chuyền độ cao từ một mốc độ cao khác đến. Sai số cho phép chuyền độ cao đến đáy hố móng khi thi công đào

đắp đất là 1 cm. Độ cao điểm M ở đáy hố móng sẽ là cơ sở để xác định độ cao các điểm chi tiết khác dưới hố móng và hoàn thiện việc đào hố móng.

c) Đo chi tiết móng

Việc đo vẽ hoàn công hố móng được tiến hành sai khi hố móng đã được hoàn thiện. Căn cứ vào các trục dọc và trục ngang đã được chuyển xuống hố móng bằng tia ngắm nghiêng của máy kinh vĩ, đo khoảng cách từ các trục đến mép hố móng. Ngoài ra tiến hành đo thuỷ chuẩn hoàn công đáy hố móng theo lưới ô vuông với chiều dài cạnh từ 510 m. Các số liệu đo đạc nhận được dùng để lập bản vẽ hoàn công hố móng công trình (Hình 3.19).

Hình 2.13- Bản vẽ hoàn công hố móng

Trên bản vẽ này cần ghi rõ khoảng cách giữa cách từ các trục ranh giới hố móng, các kích thước, độ cao mặt đất trước khi đào hố móng (tử số) và độ cao hoàn công đáy hố móng (mẫu số), còn độ cao thiết kế được ghi bằng mực đỏ ở giữa bản vẽ. Sai lệch độ cao của các điểm chi tiết so với độ cao thiết kế không được vượt quá 23 cm. Độ lệch cho phép của các kích thước hố móng so với giá trị thiết kế là5cm.

Dựa vào kết quả đo vẽ thành lập bảng kết quả đo vẽ hoàn công hố móng.

Hình 2.14- Bản vẽ hoàn công hố móng

Một phần của tài liệu Đề tài: “Khảo sát ứng dụng công nghệ GPS trong trắc địa công trình” ppt (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)