III. Một số giảI pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công
3. Các giảI pháp dài hạn
3.1. Có các chiến lược đào tạo nguồn nhân lực.
Vấn đề đào tạo nâng cao trình đô cho lực lượng lao động được coi là hướng sử dụng có hiệu quả nhất trong bất cứ một Công ty nào. Đào tạo nâng cao được trình độ chuyên môn để đáp ứng với nhu cầu công việc, vựơt qua những hạn chế về thành tích hiện tại và trong tương lai. Đối với Công ty nội thất Hoà Phát cùng với xu hướng mở rộng thị trường, ngành nghề kinh doanh, Công ty cũng đã quan tâm đến công tác đào tạo. Tuy nhiên, ta thấy rằng công tác đào tạo hiện nay của Công ty vẫn còn một số bất hợp lý và đây cũng là phương hướng cơ bản mà Công ty cần xem xét hoàn thiện hơn.
3.1.1. Hoàn thiện đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác đào tạo.
Để nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo phải phát triển nguồn nhân lực thì một yêu cầu rất quan trọng là phải hoàn thiện đội ngũ công nhân viên làm công tác này. Bởi vì, nếu đội ngũ này mà linh hoạt, chuyên sâu, có năng lực thì sẽ quyết định một phần không nhỏ tới sự thành công của công tác này.
Hiện nay làm công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty chưa được chuyên môn hoá, họ chỉ làm kiêm nhiệm nên trình độ chuyên môn của đội ngũ làm công tác này còn nhiều hạn chế cần khắp phục.
Tuy công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tập trung thống nhất về phòng tổ chức hành chính nhưng chưa có người chuyên trách về công tác này. Trong thời gian tới công ty cần cử ra một vài cán bộ làm công tác này mà trình độ chuyên môn của họ phải từ cao đẳng trở lên và thường xuyên bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn cho họ.
3.1.2. Xác định nhu cầu đào tạo.
Hiện nay việc xác định nhu cầu đào tạo của Công ty dựa trên kế hoạch về sản xuất và kế hoạch về nhân lực là chưa chính xác. Vì vậy, để xác định chính xác nhu cầu này Công ty cần phối hợp với phân tích các vấn đề:
+ Xác định nhu cầu lao động với tổ hợp các kỹ năng khác nhau ở từng thời kỳ xác định, ở từng bộ phận, từng thời điểm trong Công ty dựa trên bản phân tích công việc, cơ cấu tổ chức và tình hình thực hiện công việc của người lao động.
+ Phân tích yêu cầu của công việc về các kiến thức và các kỹ năng cần có trong thực hiện công việc dựa trên bản xác định yêu cầu của công việc đối với người thực hiện.
+ Trình độ, kiến thức và kỹ năng thực tế cần thiết đối với người lao động.
3.1.3. Xác định đối tượng đào tạo.
Hiện nay việc xá định đối tượng đào tạo và tuyển dụng của Công ty là chưa có căn cứ khoa học chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và đánh giá chủ quan của người lãnh đạo. Vì vậy, trong thời gian tới Công ty cần xác định đối tượng này dựa trên các căn cứ sau:
+ Dựa trên bảng yêu cầu đối với người thực hiện công việc và trình độ kỹ năng thực tế của người lao động ta sẽ xác định được các kiến thức, kỹ năng còn thiếu của người lao động cần được xem xét và đào tạo.
+ Xác định tác dụng của đào tạo, tuyển dụng đối với người lao động tức là xem xét xem người lao động đã có kiến thức cơ bản gì, kinh nghiệm thực tiễn đến đâu.
+ Triển vọng phát triển nghề nghiệp liên quan đến năng lực, tuổi tác của họ.
Nếu chúng ta lựa chọn sai thì người được đào tạo, tuyển dụng sẽ không nhiệt tình học , không đủ kiến thức kỹ năng… khi đó hiệu quả của đào tạo, tuyển dụng sẽ giảm đáng kể.
3.1.4. Lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp và tổ chức thực hiện có hiệu quả.
Thông thường tại các Công ty nội dung này không được quan tâm đúng mức. Đa số đều dùng hình thức phiếu thăm dò về công tác quản trị nhân lực nên sự khách quan chưa cao. Mặt khác, sự phân chia về loại hình lao động chưa nói rõ với đối tượng nào thì hình thức đào tạo nào là phù hợp.
Trong thời gian tới Công ty có thể lựa chọn một trong các phương pháp đào tạo sau đây để làm cơ sở:
+ Kèm cặp trong sản xuất.
+ Đào tạo nâng bậc.
+ Tham quan học hỏi, hội thảo, hội nghị.. trong và ngoài nước.
+ Đào tạo tại chức.
+ Mở các lớp ngắn hạn.
+ Cử đi học tập, bồi dưỡng.
+ Đào tạo tập trung dài hạn
3.1.5. Chi phí cho đào tạo.
Để hoàn thành mục tiêu đào tạo, phát triển nguồn nhân lực Công ty cần tiếp tục đầu tư kinh phí và cơ sở vật chất thiết bị cho đào tạo. Đồng thời phải xây dựng các kế hoạch phân bổ chi tiêu nguồn chi phí đối với từng hoạt động của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tránh những lãng phí không cần thiết, mang lại hiệu quả cao cho công tác đào
tạo, phát triển nguồn nhân lực. Công ty có thể bổ xung nguồn kinh phí cho công tác đào tạo bằng nhiều cách như tăng tỷ lệ trích quỹ đào tạo, phát triển từ lợi nhuận hoặc bổ xung kinh phí đào tạo từ quỹ phúc lợi và khen thưởng…
3.1.6.. Đánh giá hiệu quả sau đào tạo.
a. Tính toán hiệu quả kinh tế của đào tạo công nhân kỹ thuật.
Hiệu quả kinh tế của công nhân kỹ thuật sau khi đào tạo được xác định bằng việc so sánh chi phí đào tạo và kết quả đạt được sau đào tạo. Nếu chi phí đào tạo ít, năng suất lao động cao, thu nhập thuần tuý nhiều thì hiệu quả kinh tế cao và ngược lại.
Hiệu quả kinh tế của việc đào tạo có thể được phản ánh ở thời gian thu hồi chi phí đào tạo và được đánh giá qua công thức sau:
T= Cd/ M
Trong đó: T: là thời gian thu hồi chí phí đào tạo(năm). Cd: toàn bộ chi phí đào tạo.
M: thu nhập thuần tuý của doanh nghiệp do công nhân sau khi được đào tạo đưa lại trong một năm.
Thời gian thu hồi chi phí đào tạo càng ngắn thì hiệu quả kinh tế của đào tạo càng cao và ngược lại.
b. Tính toán hiệu quả kinh tế của đào tạo lao động quản lý.
Hiệu quả kinh tế của đào tạo lao động quản lý không phải là con số cụ thể. Vì vậy chúng ta có thể đánh giá nó thông qua:
∗ Cho người lao động viết bài thu hoạch, bài thi, bài kiểm tra.
∗ Kết quả bài thi sau mỗi kỳ học của người lao động và công ty cần có mối liên hệ chặt chẽ đối với trường mà người lao động tham gia học tập.
∗ Hành vi làm việc của người lao động: trước và sau khi học có thay đổi gì, có gì tốt hơn…
Như vậy, để công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có hiệu quả Công ty nên tiến hành các bước sau:
Biểu 2: Sơ đồ tiến trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Môi trường.
Xác định mục tiêu đào tạo Xác định nhu cầu đào tạo
Lựa chọn đối tượng đào tạo Xây dựng chương trình và lựa chọn phương pháp đào tạo Dự tính về chi phí cho đào tạo
Lựa chọn và đào tạo giáo viên
Đánh giá hiệu quả của chương trình đào tạo
3.2. Hoàn thiện công tác tuyển dụng.
Đối với bộ phận quản lý vấn đề lựa chọn được người thay thế cho phù hợp về trình độ chuyên môn và năng lực là rất cần thiết vì chất lượng của họ quyết định đến chất lượng đội ngũ công nhân viên trong Công ty, ảnh hưởng tới mức độ hoàn thành nhiệm vụ của Công ty. Để chủ động trong vấn đề nhân sự Công ty cần có biện pháp nắm bắt thông tin về đội ngũ cán bộ quản lý bằng cách định kỳ hàng năm ban giám đốc yêu cầu các phòng , xưởng dự báo tình hình hàng năm làm việc của mình và của từng cá nhân trong bộ phận mình và lập sơ đồ.
Tuy nhiên Công ty cũng nên xây dựng lại quá trình tuyển chọn nhân viên để nó phù hợp với điều kiện hiện nay của Công ty cũng như đạt hiệu quả cao nhất. Công ty nên bổ xung thêm một số khâu tuyển chọn các vị trí làm việc theo trình tự sau:
∗ Bước 1: Thành lập hội đồng tuyển dụng gồm: Giám đốc công ty, trưởng phòng kinh doanh, trưởng phòng tổ chức hành chính.
Nhận hồ sơ xin việc bao gồm: đơn xin việc, lý lịch có ảnh dán, bằng cấp chứng chỉ và các giấy tờ khác có liên quan.
∗ Bước 2: Nghiên cứu và phân loại hồ sơ: Đây là bước sơ tuyển nhưng chưa có mặt ứng viên. nếu hồ sơ hợp lệ thì chấp nhận, không hợp lệ thì loại bỏ ngay, nếu còn một số điểm nghi ngờ thì cần cân nhắc lại.
∗ Bước 3: Phỏng vấn sơ bộ: mục đích của cuộc phỏng vấn này là bổ xung vào chỗ còn thiếu, gặp mặt ứng viên, nhắc lại yêu cầu của Công ty đề ra đối với họ để ứng viên đánh giá lại bản thân xem có phù hợp với công việc đó không.
∗ Bứoc 4: Kiểm tra sức khoẻ: để xem người lao động có đủ sức khoẻ đảm nhận vị trí đó không. Nừu sức khoẻ của ứng viên có thể đảm nhận tốt công việc thì sẽ được phỏng vấn sâu. Ngược lại, Công ty có thể giới thiệu cho họ đến công ty hoặc doanh nghiệp khác phù hợp hơn đối với họ.
∗ Phỏng vấn sâu hoặc tổ chức thi tuyển. Ở bước này nhà tuyển dụng nên kiểm tra sự hiểu biết của ứng viên đó về công việc trong công ty, về vị trí mà họ sẽ làm việc, trình độ chuyên môn, khả năng phán đoán sử lý tình huống cụ thể thông qua một nhà quản trị đưa ra một tình huống thường gặp trong vị trí làm việc dể xem ứng viên sử lý thế nào.
∗ Bước 6: Thử việc: Công ty tiến hành cho người đó làm thử công việc có thể trong một , hai ngày , một tuần… tuỳ từng vị trí công việc nhưng tối đa là 30 ngày. Giai đoạn này nếu ứng viên đáp ứng được yêu cầu của công việc thì sẽ được nhận bố trí vị trí công việc còn trống và người lao động được người giám đốc ký hợp đồng tuyển dụng. Quá trình tuyển chọn trên có thể mô tả bằng sơ đồ sau ( sơ đồ 3):
Tuy nhiên, công tác tuyển dụng rất tốn kém nên tuỳ mức độ phức tạp của vị trí làm việc mà có thể tiến hành tuyển chọn theo đúng trình tự các bước nêu trên, có những thao tác, bước trung gian khác hay không. Bên cạnh đó trong quá trình tuyển chọn phải chú ý tới các yếu tố ảnh hưởng từ môi trường bên trong Công ty ( như khả năng tài chính, chính sách nhân sự, thái độ lãnh đạo của Công ty…) và các yếu tố từ môi trường bên ngoài Công ty ( cung cầu thị trường lao động, các quy định về lao động, hình ảnh tiềm năng của công ty trên thị trường…)
Hoàn thiện công tác tuyển dụng theo phương pháp trên sẽ giúp Công ty có hướng giải quyết tốt trong công tác tuyển chọn lao động có đủ trình độ, khả năng và sức khoẻ để giải quyết tốt công việc của Công ty góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Mặt khác, trong khi tuyển chọn cần yêu tiên tuyển chọn các sinh viên tốt nghiệp ra trường, bởi vì số này chưa có kinh nghiệm thực tế nhưng có sức trẻ, tiếp thu nhanh và đang háo hức muốn thử nghiệm kiến thức, tài năng của mình đã được học, được đào tạo và quan trọng hơn là họ không bị nhiễm phong cách làm việc cũ của cơ chế bao cấp.
Sơ đồ 3: Sơ đồ tiến trình tuyển chọn nhân viên.
3.3. Hoàn thiện công tác trả lương và thưởng.
3.3.1. Hoàn thiện hình thức trả lương theo thời gian có thưởng.
Để phát huy được hiêụ quả trong việc khuyến khích người lao động làm việc có trách nhiệm, có năng suất, cố gắng phấn đấu chúng ta có thể áp dụng hình thức trả lương theo thời gian có thưởng gắn với kết quả lao động như sau:
Trong đó:
TLi = - Tbhxh – Các khoản khác
HS : Hệ số m ức lương xếp theo nghị định 26/CP của người i. Thành lập hội đồng tuyển chọn
và nhận hồ sơ dự tuyển
Nghiên cứu và phân loại hồ sơ
Phỏng vấn sơ bộ Kiểm tra sức khoẻ
Phỏng vấn sau hoặc tổ chức thi Thử việc Nhận vào làm việc ứng viên bị loại
HSti: Hệ số thưởng cho chức danh chuyên môn nghiệp vụ mà công việc của người i đang làm yêu cầu chứ không phải là chức danh chuyên môn nghiệp vụ của người i.
HSfci: Hệ số phụ cấp của người i. HSki: Hệ số chế độ khác của người i.
SNtti: Số ngày làm việc thực tế trong tháng của người i.
HShtnvi: Hệ số phản ánh mức độ hoàn thành nhiệm vụ, mức độ phức tạp và
trách nhiệm mà công việc đòi hỏi của người i.
Tbhxh: Tổng số tiền bảo hiểm xã hội mà người i phải nộp. Công thức tính…..
Cách xác định hệ số HSti:
Căn cứ vào bảng yêu cầu đối với người thực hiện công việc ta sẽ xác định được là yêu cầu về chức danh chuyên môn nghiệp vụ công vịêc mà người i đang làm.
Dựa trên " Quy định về chế độ lương thưởng cho cán bộ công nhân viên công ty thiết bị đồ dùng học tập I " ta xẽ xác định được hệ số thưởng cho chức danh chuyên môn nghiệp vụ này.
Cách xác định HShtnvi:
Dựa trên bảng phân loại lao động A-B-C của công ty ta sẽ xác định người lao động đó đạt loại nào bằng cách:
∗ Cuối tháng, các nhân viên trong phòng sẽ tiến hành bình xét lao động A-B-C để xét thưởng theo phương thức bỏ phiếu kín để tránh sự tác động vào ý muốn chủ quan của người lao động. Trong mỗi phiếu cần ghi rõ ý kiến nhận xét và xếp loại đối với tất cả nhân viên trong phòng. Từ các ý kiến trên trưởng phòng tổng hợp xem xét xếp loại lao động trên nguyên tắc tuân theo đa số. Trưởng phòng và phó phòng thì ban giám đốc sẽ đưa ra ý kiến nhận xét. Sau đó, công khai kết quả bình bầu trước toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Có như vậy, mới tạo ra được sự công bằng dân chủ cho toàn bộ đội ngũ lao động.
∗ Căn cứ vào kết quả đánh giá thực hiên công việc của người lao động thông qua phương pháp thang đo đánh giá đồ họa để ta xếp loại cho người lao động.
Loại A: HShtnvi = 1,1. Loại B: HS htnvi = 0,9. Loại C: HS htnvi = 0,8. Không có HS htnvi = 0,7.
Với cách tính tiền lương như thế này sẽ khuyến khích cán bộ công nhân viên của Công ty lao động một cách nhiệt tình để được xếp loại cao.
3.3.2. Hoàn thiện phương pháp chia lương cho từng công nhân trong xưởng sản xuất.
Như phương pháp trên đẫ phân tích, ta thấy lương sản phẩm đã được xác định cụ thể nhưng cách chia lương chưa phản ánh được yếu tố sau:
- Chưa gắn với trách nhiệm, tinh thần làm việc, ý thức đóng góp… là các yếu tố thuộc về cá nhân người lao động.
- Chưa gắn kết quả thực tế với mức lương đóng góp của người lao động.
Vì vậy, để khắc phục những nhược điểm trên công ty có thể thực hiện việc chia lương theo phương pháp: Dùng hệ số điều chỉnh.
Bước 1: Tính tiền công theo cấp bậc công việc và số ngày làm việc
thực tế.
Công thức: TLcbx = ∑ TLcbi = ∑ HScbi*290.000*SNTti/24 Trong đó:
TLcbx: tổng tiền công theo cấp bậc công việc và số ngày làm việc thực tế của cả xưởng.
TLcbi: số tiền công theo cấp bậc công việc và só ngày làm việc thực tế của người i.
HScbi: hệ số mức lương xếp theo nghị định 26/CP của người thứ i. SN TTi: số ngày làm việc thực tế của người thứ i.