Đặc điểm phương thức tổ chức, kinh doanh xuất nhập khẩu và đầu tư của công

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty TNHH Nhà Nước một thành viên xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội giai đoạn 2008-2010 (Trang 28 - 31)

tư của công ty.

a. Đặc điểm phương thức tổ chức quản lý:

• Đối với các phòng kinh doanh nghiệp vụ ( các phòng kinh doanh 1-8) công ty tiến hành giao chỉ tiêu, nhiệm vụ ( theo tháng, quý, năm ) cho từng phòng kế hoạch để thực hiện và giao nộp theo đúng kỳ. Mức lương, thưởng của các phòng được hưởng sẽ phụ thuộc vào mức độ hoàn thành kế hoạch và tổng doanh thu thực hiện.

• Đối với cán bộ làm công tác quản lý, công ty thực hiện quản lý theo cơ chế “ một thủ trưởng “. Tuy nhiên công ty luôn đề cao tính năng động,

chủ động và sáng tạo trong công việc của từng cán bộ công nhân viên (CNV ) trong công ty.

• Đối với các chi nhánh và xí nghiệp trực thuộc, công ty áp dụng chế độ hạch toán tiến bộ.

• Công ty thường xuyên áp dụng chế độ khen thưởng, chăm lo đời sống vật chất tinh thần đối với từng cán bộ CNV trong công ty, thực hiện chế độ thưởng phạt phân minh, qua đó góp phần tạo bầu không khí hăng say, thi đua trong công việc, thực hiện khẩu hiệu “ công việc luôn gắn liền với hiệu quả “.

b. Đặc điểm phương thức kinh doanh XNK và đầu tư của công ty.

Công ty UNIMEX Hà Nội là doanh nghiệp chuyên về XNK, đầu tư và dịch vụ. Công ty áp dụng một cách linh hoạt các phương thức kinh doanh để gia tăng các hiệu quả XNK, thể hiện qua 3 phương thức kinh doanh là:

• Xuất nhập khẩu trực tiếp.

• Xuất nhập khẩu ủy thác.

• Gia công hàng xuất khẩu.

Ngoài ra trong những năm gần đây, công ty cũng thực hiện phương thức hàng đổi hàng và tạm nhập tái xuất, tuy nhiên kim ngạch và tỷ trọng của hai phương thức này còn nhỏ trên tổng số chung.

Về cách thức tiến hành kinh doanh của công ty, phòng kinh doanh nghiệp vụ có trách nhiệm lên phương án kinh doanh xuất nhập khẩu. Phương án kinh doanh cần có các thông tin sau:

• Điện thoại xác nhận mua bán

• Dự thảo hợp đồng liên quan tới các phương án kinh doanh.

• Giấy phép ngành hàng kinh doanh của đối tác ( đối với khách hàng lần đầu).

• Báo cáo quyết toán tài chính hai niên độ liền kề tính tới thời điểm lập phương án kinh doanh, giao kết hợp đồng.

• Các tài liệu có liên quan khác do ngân hàng cung cấp tín dụng hoặc tính chất đặc thù của từng thương vụ yêu cầu.

• Khả năng thanh toán của các đối tác ( trên cơ sở phân tích báo cáo tài chính ), khả năng thanh toán của người mua hàng xuất khẩu.

• Uy tín của các đối tác trên thị trường, thông tin về đối tác từ phía ngân hàng.

• Chỉ tiêu hiệu quả của từng phương án kinh doanh, phương án kinh doanh khả thi được đánh giá theo hiệu quả của các chỉ tiêu: Doanh số, lợi nhuận trước thuế, khả năng quay vòng vốn và thu hồi vốn…

Phương án kinh doanh sau khi được đơn vị trực tiệp kinh doanh hoàn thiện được chuyển qua bộ phận quản lý và phòng kế toán tài vụ, phòng sẽ có trách nhiệm kiểm tra các số liệu tính toán trong các phương án kinh doanh, các thông điệp dữ liệu từ các tài liệu đi kèm, đồng thời phải kiểm tra sự phù hợp giữa các phương án kinh doanh và các hợp đồng kinh tế đi kèm, đề xuất thực hiện hoặc không thực hiện các phương án kinh doanh ( thời gian luân chuyển tại bộ phận quản lý không quá 3 ngày làm việc đối với hàng nhập khẩu, không qua 1 ngày đối với hàng xuất khẩu ).

Sau đó phương án kinh doanh sẽ được chuyển qua ban giám đốc công ty, tổng giám đốc và phó tổng giám đốc phụ trách đơn vị kinh doanh đánh giá, xem xét duyệt phương án kinh doanh theo đề xuất của phòng kế toán tài vụ hoặc trao đổi với các đơn vị có liên quan để hoàn thiện bổ xung trước khi duyệt phương án kinh doanh.

Phòng kế toán tài vụ trên cơ sở phương án kinh doanh và hợp đồng kinh tế đã được duyệt, ký và các tài liệu liên quan tiến hành làm các thủ tục tiếp theo thực hiện phương án kinh doanh.

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty TNHH Nhà Nước một thành viên xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội giai đoạn 2008-2010 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w