- Thiết lập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá công nghệ thông tin, thiết lập phần mềm quản lý, lưu trữ thông tin về khách hàng, thống kê, nghiên cứu thông tin bổ sung cho quá trình chấm điểm tín dụng.
Mở rộng các kênh thông tin như: tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin với các NHTM, các sở ban ngành, các công ty tài chính, bảo hiểm, các ngành nghề có liên quan; khai thác triệt để lợi ích đem lại từ trung tâm CIC của Ngân hàng Nhà nước từ đó có cái nhìn tổng quát và chính xác hơn về khách hàng trước khi ra các phán quyết tín dụng.
Thông tin các doanh nghiệp cung cấp phải nhất thiết có đầy đủ cả bốn báo cáo tài chính: Bảng Cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển
tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính. Để nâng cao độ tin cậy của các báo cáo này, Sở I cần yêu cầu các doanh nghiệp nộp các báo cáo đã qua kiểm toán.
Thực tế tại Sở I, các cán bộ tín dụng sẽ không chấm điểm những doanh nghiệp không có đủ các loại báo cáo tài chính nêu trên, tuy nhiên, báo cáo chưa được kiểm toán vẫn được xem xét, chấm điểm.
- Nâng cao trình độ của CBCĐTD:
Nâng cao trình độ ở đây là bao hàm cả trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ đạo đức. Sở giao dịch I nên thường xuyên mở các lớp đào tạo CBCĐTD để nâng cao kiến thức, có khả năng phân tích đánh giá khách hàng, cập nhật những thay đổi các văn bản pháp luật liên quan, các quy chế, chính sách tín dụng.
Sở I nên đào tạo các CBTD chuyên sâu về từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh để có khả năng đánh giá tình hình tài chính, khả năng phát triển và đạo đức tín dụng của mỗi khách hàng.
- Trong các chỉ tiêu chấm điểm tín dụng, Sở giao dịch I nên đề xuất Ngân hàng Công thương Việt Nam giảm bớt một số chỉ tiêu không cần thiết trong việc đánh giá tình hình của doanh nghiệp như: Thu nhập của doanh nghiệp trước quá trình đổi mới, cải cách DNNN (trong Phụ lục QT.35.02/PL05.4), Thu nhập từ hoạt động xuất khẩu (trong Phụ lục QT.35.02/PL05.5). Một doanh nghiệp không có thu từ hoạt động xuất khẩu không có nghĩa là doanh nghiệp đó hoạt động không hiệu quả và chỉ tiêu này sẽ làm điểm số tín dụng của khách hàng đó giảm và mất tính chính xác khi đưa ra phán quyết tín dụng. Ngoài ra, Ngân hàng cũng nên thêm vào một số chỉ tiêu khi chấm điểm những doanh nghiệp cổ phần như: Thu nhập trên một cổ phiếu, cổ tức /cổ phiếu.
- Tài sản đảm bảo: Nên có một bảng chỉ tiêu riêng để đánh giá tài sản đảm bảo. Tài sản đảm bảo là một chỉ tiêu quan trọng trong việc ra quyết đinh cấp han mức tín dụng cho khách hàng. Tuy vậy, trong hệ thống chấm điểm tín dụng của NHCT lại xem tài sản đảm bảo như một chỉ tiêu thông thường (chỉ xem xét có tài sản đảm bảo hay không) mà chưa chú ý đến việc tài sản đó có giá trị thế nào? Có dễ dàng
chuyển nhượng khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ không? … Vì vậy, trong quy trình chấm điểm tín dụng nên đưa ra một bảng chỉ tiêu riêng để chấm điểm tài sản đảm bảo.