Những hạn chế

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 29)

- Cơ chế huy động vốn hết sức khó khăn do hạn chế đối tượng huy động, lãi suất thấp hơn lãi suất của các Ngân hàng thương mại, thị trường vốn trên địa bàn cạnh tranh quyết liệt.

- Nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn từ nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thì rất lớn nhưng đối tượng cho vay bị thu hẹp dần.

- Ngoài ra, một số công tác nghiệp vụ chưa đạt hiệu quả cao như: thu hồi nợ của các dự án, tỷ lệ nợ quá hạn còn cao.

- Tình hình tài chính của các doanh nghiệp vay vốn tín dụng đầu tư phát triển trong nhiều lĩnh vực gặp nhiều khó khăn do tác động thị trường giá cả biến động mạnh, ảnh hưởng đến đầu vào và đầu ra của sản phẩm.

3.2.2 Kết quả đạt được

VDB Vĩnh Long đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước thông qua việc đánh giá các chỉ tiêu hoạt động nghiệp vụ chính trên cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch được cấp trên giao.

3.2.2.1 Công tác huy động vốn tại chi nhánh

Qua bảng số liệu ta thấy đây là chỉ tiêu duy nhất Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao. Cụ thể năm 2006 tăng 102% so với kế hoạch được giao và tiếp tục tăng 113% so với kế hoạch năm 2007. Tuy nhiên tình hình huy động vốn còn gặp nhiều khó khăn do cơ chế lãi suất huy động vốn thấp hơn các Ngân hàng thương mại trên địa bàn và chỉ huy động vốn trong các tổ chức kinh tế và doanh nghiệp.

3.2.2.2 Công tác cho vay, thu nợ, nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn tại chi nhánh

- Doanh số cho vay: doanh số cho vay qua các năm đều tăng cao. Năm sau cao hơn năm trước và hoàn thành khá tốt kế hoạch được giao.Với mục tiêu tạo điều kiện phát triển và là đồng vốn “mồi” thúc đẩy các thành phần kinh tế trên

địa bàn phát huy tiềm năng nên doanh số cho vay của Ngân hàng tăng cao để đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp góp phần tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng cho nền kinh tế xã hội thu hút và tạo ra việc làm cho người lao động.

Bảng 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2006 – 2008

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng tổng hợp – Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long ) (Chú thích: KH: Kế hoạch)

- Công tác thu nợ gốc và lãi của ngân hàng qua 3 năm tuy gặp nhiều khó khăn do việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị tác động bởi giá cả, thị trường tiêu thụ sản phẩm và doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính không có nguồn bù đắp trả nợ. Nhưng chi nhánh đã cố gắng nỗ lực tập trung cao độ và có nhiều biện pháp xử lý kịp thời đảm bảo thu vượt kế hoạch về nợ gốc và hoàn thành kế hoạch thu nợ lãi ở mức khá tốt.

Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số tiền % so với KH được giao Số tiền % so với KH được giao Số tiền % so với KH được giao Huy động vốn 57.400 102 65.701 113 43.759 Không giao KH Doanh số cho vay 37.075 95 92.700 101 114.990 120 Thu nợ gốc 53.824 96,5 93.302 118 70.616 101,8 Thu nợ lãi 12.564 129 8.513 90,9 8.420 95,7 Nợ quá hạn 15.068 15.186 13.427 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 5,45 5,15 4,8

- Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn: Với đặc điểm là cho vay chính sách, vay vốn tín dụng đầu tư do đó các hoạt động tín dụng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long khả năng gặp nhiều rủi ro nhiều hơn so với hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại. Tình hình nợ quá hạn và % nợ quá hạn của chi nhánh còn ở mức khá cao nhưng qua 3 năm có xu hướng giảm. Qua đó thấy được sự nổ lực rất lớn của ngân hàng, từ giám đốc đến phòng tín dụng, tổng hợp không ngừng học hỏi, bồi dưỡng kiến thức nâng cao chuyên môn để đáp ứng nhu cầu công việc.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH

VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2008



4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN

Trong quá trình hoạt động của ngân hàng, nguồn vốn đóng một vai trò hết sức quan trọng bởi vì nó quyết định đến khả năng và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Cũng như các Ngân hàng thương mại trên địa bàn, Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long cũng thực hiện công tác huy động vốn tại địa phương theo chủ trương của chính phủ. Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở chính và nguồn vốn tự huy động tại địa phương.

- Nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở chính là nguồn vốn được nhà nước cấp ban đầu (5.000 tỷ đồng khi mới thành lập) và bổ sung hàng năm cho đến khi đủ vốn điều lệ, các nguồn vay vốn theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ và nguồn vốn Hội sở chính tự huy động. Đối với nguồn vốn tự huy động chủ yếu là vốn vay từ Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Quỹ tiết kiệm bưu điện là nguồn vốn mang tính kế hoạch do Chính phủ ấn định về số vốn vay và mức lãi suất

- Nguồn vốn tự huy động từ địa phương được huy động theo hai hình thức là tiền gởi kỳ hạn trên 1 năm và tiền gởi kỳ hạn dưới 1 năm.

Qua bảng số liệu (bảng 3) ta thấy tình hình huy động vốn tại chi nhánh qua 3 năm tăng giảm không đều. Do ngân hàng huy động vốn với lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường (khoảng 70% lãi suất thị trường), đối tượng huy động vốn giới hạn, không tập trung huy động trong tầng lớp dân cư, chỉ huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và doanh nghiệp. Năm 2007 vốn huy động đạt 65.701 triệu đồng tăng 14,5% so với năm 2006. Năm 2008 ngân hàng chỉ huy động được 43.759 triệu đồng, tương đương giảm 33,4% so với năm 2007.

Số liệu tình hình huy động vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long trong giai đoạn 2006 – 2008 được thể hiện qua bảng 3 như sau:

Bảng 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH QUA 3 NĂM 2006 – 2008 ĐVT: Triệu đồng Khoản mục 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số tiền % Số tiền % Kỳ hạn trên 1 năm 41.736 48.248 28.303 6.512 15,6 (19.945) (41,3) Kỳ hạn dưới 1 năm 15.664 17.453 15.456 1.789 11,4 (1.997) (11,4) Tổng cộng 57.400 65.701 43.759 8.301 14,5 (21.942) (33,4)

(Nguồn: Phòng tổng hợp – Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Huy động vốn kỳ hạn trên 1 năm: chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động. Vì VDB Vĩnh Long được Chính phủ giao tập trung đầu tư vào các lĩnh vực then chốt, các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, thu hồi vốn trong thời gian dài. Năm 2007, Ngân hàng huy động được 48.248 triệu đồng, tăng 15,6% so với năm 2006 do năm 2006 chi nhánh chính thức được thành lập trên cơ sở Quỹ hỗ trợ phát triển nên còn gặp nhiều khó khăn. Năm 2007, chi nhánh đã nổ lực và có những giải pháp hiệu quả nên số vốn huy động tăng chủ yếu từ các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng qua lại với chi nhánh. Nhưng năm 2008, chi nhánh chỉ huy động được 28.303 triệu đồng giảm 41,3% so với năm 2007 là do tình hình kinh tế có nhiều biến động, nên hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn đều thiếu vốn; lãi suất ngân hàng thương mại cũng thay đổi liên tục gây khó khăn cho công tác huy động vốn và một số tổ chức, doanh nghiệp rút vốn ra và không gửi lại.

- Huy động vốn kỳ hạn dưới 1 năm: chiếm tỷ trọng không cao trong tổng nguồn vốn huy động do chi nhánh chỉ tập trung huy động các nguồn vốn có tính chất dài hạn.

Sơ đồ biểu diễn khả năng huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm 2006 - 2008.

41,736 48,248 28,303 15,664 17,453 15,456 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

T riệ u đ n g Kỳ hạn trên 1 năm Kỳ hạn dưới 1 năm

Hình 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH GIAI ĐOẠN 2006 – 2008

4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ 4.2.1 Phân tích hoạt động tín dụng đầu tư theo lĩnh vực 4.2.1 Phân tích hoạt động tín dụng đầu tư theo lĩnh vực

Khác với Ngân hàng thương mại trên địa bàn, VDB Vĩnh Long cho vay theo Nghị định của 151/2006/NĐ-CP nên chỉ tập trung cho vay vào một số ngành về kết cấu cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, công nghiệp và các dự án tại địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn mà các tổ chức tín dụng ngần ngại không cho vay v ì vốn đầu tư lớn, thời gian hoàn trả vốn dài và độ rủi ro cao.

4.2.1.1 Doanh số cho vay

Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO LĨNH VỰC TẠI VDB CHI NHÁNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2006 - 2008

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số tiền % Số tiền % 1. Hạ tầng KT- XH 15.775 34.800 42.630 19.025 120,6 7.830 22,5 2. Nông nghiệp 10.200 30.500 36.000 20.300 199 5.500 18 3. Công nghiệp 7.500 22.000 30.800 14.500 193 8.800 40 4. Địa bàn khó khăn 3.600 5.400 5.560 1.800 50 160 3,0 Tổng cộng 37.075 92.700 114.990 55.625 150 22.290 24

15,775 34,800 42,630 10,200 30,500 36,000 7,500 22,000 30,800 3,600 5,400 5,560 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 40,000 45,000 2006 2007 2008 Năm T riệ u đ n g Hạ tầng KT-XH Nông nghiệp Công nghiệp Địa bàn khó khăn

Hình 3: DOANH SỐ CHO VAY THEO LĨNH VỰC TẠI VDB CHI NHÁNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2008

Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay qua 3 năm tăng khá cao. Năm 2007 doanh số cho vay tăng mạnh đạt 92.700 triệu đồng tăng 150% so với năm 2006 là do trong năm 2006 trong điều kiện chờ Chính phủ ban hành Nghị định mới về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước do vậy Ngân hàng chỉ tập trung cho vay các dự án chuyển tiếp và dự án mới đã được thẩm định vào cuối năm 2005. Năm 2007, khi Nghị định mới đã được ban hành với danh mục các dự án được phép đầu tư nên thúc đẩy các doanh nghiệp vay vốn với lãi suất ưu đãi để sản xuất. Năm 2008, doanh số cho vay tăng chậm lại đạt 114.990 triệu đồng tăng 24% so với năm 2007. Nguyên nhân là do Ngân hàng thắt chặt chính sách tiền tệ ưu tiên kiềm hạm lạm phát theo chỉ đạo của Chính phủ, nên doanh số cho vay có tăng nhưng không nhiều.

- Cho vay đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội: doanh số cho vay qua 3 năm chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2007 doanh số cho vay theo kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đạt 34.800 triệu đồng tăng, 120,6% so với năm 2006 và doanh thu tiếp tục tăng lên đạt 42.630 triệu đồng năm 2008, tăng 22,5% so với năm 2007. Nguyên nhân là do trong những năm qua chi nhánh đã cố gắng nổ lực hỗ trợ các ngành nghề, các dự án trọng điểm thúc đẩy cơ cấu kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Trong đó, ngân hàng đã cho vay nâng cấp quốc lộ 54, chương trình kiên cố hóa kênh mương, xây dựng dự án hạ tầng khu tái định cư tôn nền vượt lũ, chương trình giao thông nông thôn, chương trình điện khí hóa nông thôn… góp phần nâng cao số hộ sử dụng điện trong toàn tỉnh. Ngoài ra, chi nhánh còn đầu tư một số dự án cung cấp nước sạch sinh hoạt nhằm nâng cao

công suất sản xuất nước sạch sinh hoạt cho nông thôn, hỗ trợ các lĩnh vực y tế, giáo dục (đầu tư xây dựng mở rộng qui mô trường Đại học Cửu Long, các cơ sở khám và điều trị bệnh trong tỉnh)…

- Về nông nghiệp: đây là ngành có doanh số cho vay chiếm tỷ trọng lớn thứ hai. Năm 2007, doanh số cho vay của ngành đạt 30.500 triệu đồng, tăng 199% so với năm 2006 và đạt 36.000 triệu đồng năm 2008, tăng 18% so với năm 2007. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO nhưng những mặt hàng nông sản, thuỷ sản trong nước chưa thể cạnh tranh với các nước về chất lượng sản phẩm. Vì vậy, các doanh nghiệp tư nhân, các cơ sở sản xuất trong tỉnh vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư mở rộng, sản xuất phát triển giống cây ăn quả sạch bệnh (bưởi 5 roi, cam sành…) , giống thuỷ hải sản không nhiễm vi sinh (cá tra, cá basa…) và đầu tư hạ tầng nuôi trồng thuỷ hải sản để đưa chất lượng nông sản Việt Nam nói chung và Vĩnh Long nói riêng có chỗ đứng trên thị trường thế giới.

- Về công nghiệp: doanh số cho vay ở ngành công nghiệp trong những năm qua tăng khá cao. Năm 2007, doanh số cho vay của ngành đạt 22.000 triệu đồng, tăng 193% so với năm 2005 và đạt 30.800 triệu đồng năm 2008, tăng 40% so với năm 2007. Nguyên nhân là do chi nhánh cho các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp vay vốn đầu tư xây dựng và mở rộng cở sở sản xuất chế biến thức ăn thuỷ hải sản phục vụ cho nhu cầu trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất tại điều kiện cho các làng nghề trong tỉnh phát triển. Ngoài ra, chi nhánh còn đầu tư vào các dự án bào chế và sản xuất thuốc kháng sinh.

- Về địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn: doanh số cho vay chiếm tỷ trọng tương đối thấp so với tổng doanh số cho vay. Cụ thể năm 2007 doanh số cho vay ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn đạt 5.400 triệu đồng, tăng 50% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2008 doanh số đạt 5.560 triệu đồng, tăng 3% so với năm 2007. Do trong những năm qua tỉnh Vĩnh Long chỉ có huyện Trà Ôn là được xếp vào khu vực địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn nên doanh số cho vay chủ yếu đầu tư để nuôi trồng thuỷ sản tạo ra sản phẩm phục vụ cho sản xuất và chế biến xuất khẩu.

4.2.1.2 Tình hình thu nợ

Bên cạnh việc cho vay thì công tác thu hồi nợ cũng được Ngân hàng quan tâm rất nhiều, làm sao để thu hồi nợ đúng hạn và đầy đủ vừa đảm bảo vốn hiện có vừa hoàn thành kế hoạch cấp trên giao. Doanh số cho vay theo lĩnh vực của Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long giai đoạn 2006 – 2008 cụ thể như sau:

Bảng 5: DOANH SỐ THU NỢ THEO LĨNH VỰC CỦA VDB VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2006 - 2008

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số tiền % Số tiền % 1. Hạ tầng KT-XH 28.248 39.348 29.301 11.100 39,3 (10.047) (25,5) 2. Nông nghiệp 18.265 34.486 24.744 16.221 88,8 (9.742) (28,2) 3. Công nghiệp 13.430 24.875 21.169 11.445 85,2 (3.706) (14,9) 4. Địa bàn khó khăn 6.446 6.106 3.821 (340) (5,3) (2.285) (37,4) Tổng cộng 66.389 104.815 79.035 38.426 57,9 (25.780) (26,6)

(Nguồn: phòng tổng hợp – Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long)

Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình thu nợ của chi nhánh qua 3 năm tăng giảm không đều. Tổng doanh số thu nợ năm 2006 là 66.389 triệu đồng. Nhưng đến năm 2007 doanh số này lên đến 104.815 triệu đồng tăng so với năm 2006 là 38.426 triệu đồng, tăng 57,9%. Nguyên nhân một phần là do nền kinh tế ngày càng phát triển nên việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả, mặc khác chi nhánh còn thu hồi nợ các công trình dự án cho vay từ các năm trước. Tuy nhiên đến năm 2008 chỉ tiêu này giảm xuống còn 79.035 triệu đồng, giảm 26,6% so với năm 2007. Trong năm này tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp trong tỉnh không gặp nhiều thuận lợi do: khủng hoảng kinh tế thế giới, sản phẩm sản xuất ra cung nhiều hơn cầu…

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 29)