Ngân hàng chính sách xã hội (VBSP)

Một phần của tài liệu Ngân hàng cho người nghèo - xây dựng mô hình grameen bank phù hợp với điều kiện việt nam (Trang 25 - 28)

2. Thực trạng áp dụng mô hình Grameen Bank ở Việt Nam

2.2.2.1 Ngân hàng chính sách xã hội (VBSP)

Đây là loại hình ngân hàng chuyên doanh ở Việt Nam, thành lập theo Quyết định số

131/2002/QĐ-TTg ngày 4/10/2002 của Thủ Tướng Chính Phủ. Ngân hàng có nhiệm vụ thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ Người Nghèo được thành lập theo Quyết định số 230/QĐ-NH5 ngày 1/9/1995 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Hoạt động của Ngân hàng không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỉ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp

ngân sách nhà nước. Hiện nay ngân hàng đã có chi nhánh ở khắp 64 tỉnh thành trên cả nước.

Đối tượng phục vụ của Ngân hàng chính sách xã hội chủ yếu là hộ nghèo chiếm tỷ trọng lớn trong kết cấu dư nợ. Chẳng hạn như năm 2008, dư nợ cho vay hộ nghèo là 27.456 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 52.3% trong tổng dư nợ (Biểu đồ 2.2.2.1a.)

Theo biểu đồ 2.2.2.1b ta thấy trong 5 năm (2004 - 2008) dư nợ cho vay hộ nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội ngày càng tăng từ 11.609 tỷ đồng năm 2004 lên tới 27.466 tỷ đồng năm 2008. Điều này có thể thấy việc ngân hàng ngày càng chú trọng hơn đối với chính sách XĐGN của Chính phủ. Chứng tỏ ngày càng có nhiều hộ nghèo được tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng.

Tuy nhiên, nếu tính theo tỷ lệ % thì tỷ trọng dư nợ cho vay hộ nghèo giảm dần qua 5 năm (2004 - 2008). Chúng ta có thể nhận thấy mặt tích cực cũng như mặt tiêu cực của vấn đề này. Một mặt có thể thấy lượng khách hàng của Ngân hàng chính sách xã hội là hộ nghèo đang giảm dần. Chứng tỏ, chính sách XĐGN của nhà nước đang ngày càng phát huy tác dụng. Số hộ nghèo đang ngày càng giảm. Như phần phân tích tình hình nghèo chúng tôi đã có nêu, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 18.1% (năm 2006) xuống còn 14.75% (năm 2007) và 12.1% (năm 2008) và khoảng 11% vào cuối năm 2009. Nhưng mặt khác, tỷ trọng dư nợ cho vay hộ nghèo giảm là do chúng ta vẫn dùng chuẩn nghèo cũ, nhiều hộ nghèo thoát nghèo nhưng vẫn không đủ

sống và đời sống khó khăn, tuy nhiên vẫn không tiếp cận được với nguồn vốn ngân hàng chính sách xã hội (Biểu đồ 2.2.2.1c).

Tính đến ngày 30/6/2008, tổng nguồn vốn của NHCSXH đạt 45.000 tỷ đồng, tăng gấp 5 lần so với năm 2002. Tổng dư nợ đạt 42.200 tỷ đồng. Trong đó, 90% nguồn vốn được đầu tư cho 4 chương trình: hộ nghèo, vùng khó khăn, HSSV và giải quyết việc làm. Đến đầu tháng 2/2009, tổng dư nợ của NHCSXH đạt 52.647 tỷ đồng, tăng 136 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2008, trong đó cho vay hộ nghèo đạt 27.428 tỷ đồng, xuất khẩu lao động 797 tỷ đồng, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 3.603 tỷ đồng, hộ gia đình sản xuất kinh doanh 6.245 tỷ đồng, giải quyết việc làm 3.496 tỷ đồng. Trong 5 năm, đã có hơn 9.1 triệu lượt hộ nghèo vay vốn, 1.4 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo; tạo thêm 1.9 triệu việc làm mới; hơn 750.000 HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn; xây dựng hơn 820.000 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn…

Nhìn chung, sau 5 năm, NHCSXH đã tổ chức có hiệu quả việc chuyển tải nguồn vốn các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến các đối tượng thụ hưởng, góp phần XĐGN. NHCSXH tạo cơ hội cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận với dịch vụ tín dụng Nhà nước; đồng thời khẳng định chủ trương tập trung các nguồn vốn tín dụng có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước vào một đầu mối, tách tín dụng ưu đãi ra khỏi hệ thống NHTM là phù hợp với tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế.

Mô hình NHCSXH hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm, cùng với 4 tổ chức chính trị - xã hội làm uỷ thác từng phần, tổ chức thành công mạng lưới các Tổ Tiết kiệm và Vay vốn đến từng thôn, bản, áp dụng phương thức tín dụng trực tiếp tổ chức giao dịch tại xã, phường. Nhờ có phương thức quản lý độc đáo này nên trong 5 năm qua, NHCSXH đã đưa gần 50 nghìn tỷ đồng vốn vay của Nhà nước đến tận tay người thụ hưởng một cách nhanh chóng, thông suốt, bảo đảm công khai, dân chủ theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, tiết kiệm chi phí và tạo ra hiệu quả kinh tế, chính trị, xã hội to lớn. (Phụ lục 2.2.2.1: mô hình tổ

tiết kiệm vay vốn.)

Tuy nhiên trong quá trình hoạt động NHCSXH vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn và bất cập: Chiến lược nguồn vốn: Tồn tại lớn nhất của NHCSXH là chưa xây dựng được chiến lược nguồn vốn ổn định, lâu dài. Nguồn vốn của ngân hàng là vốn Nhà nước nên ngân hàng chưa tự chủ về tài chính, nhà nước còn phải bù lỗ nhiều. Bên cạnh đó, việc bố trí vốn ngân sách Nhà nước còn bất cập, còn có khoảng cách rất xa giữa nhu cầu vốn của các chương trình an sinh xã

hội do Nhà nước giao cho NHCSXH thực hiện với thực tế vốn được bố trí trong kế hoạch hàng năm. Ngoài ra, ngân hàng chưa mở được các dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tự nguyện và bắt buộc, tiền gửi thanh toán; chưa tranh thủ được nguồn vốn nhân đạo trong và ngoài nước; chưa tiếp cận được với các nguồn vốn ODA, các nguồn vốn có lãi suất thấp và ổn định hơn. Nguồn vốn còn hạn chế, nhiều hộ cận nghèo hoặc tái nghèo vẫn chưa được vay.

Công tác phân loại đối tượng cho vay: công tác này còn rất nhiều tồn tại. Danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn phục vụ cho nhiều chính sách khác nhau, nhưng do việc phân giao trách nhiệm quản lý, tổ chức điều tra, thống kê, cập nhật số liệu chưa thật khoa học, không sát thực tế, đã tạo ra những kẽ hở trong quản lý, hình thành nhiều danh sách khác nhau ở cơ sở, gây khó khăn cho NHCSXH trong việc thực hiện chính sách của Nhà nước và dẫn tới sự mất công bằng giữa các địa phương.

Thủ tục hành chính và cơ chế lãi suất: Việc làm thủ tục nhiều lúc còn chậm trễ, dẫn đến thời gian giải ngân không phù hợp với thời điểm mà người dân đang có nhu cầu vốn. Tín dụng ưu đãi có thủ tục vay phức tạp, lãi suất rẻ tạo cơ hội cho tham nhũng, người vay phải đi lại nhiều lần, tốn nhiều chi phí để hoàn tất thủ tục vay vốn. Nếu tính các chi phí đó, thì lãi suất thực tín dụng ưu đãi rất cao, có khi cao hơn lãi suât thị trường.

Sản phẩm, dịch vụ: Việc cho vay chưa đáp ứng nhu cầu của những người tiểu thương, hay kinh doanh sản xuất nhỏ.

Công tác bình xét cho vay: sau 5 năm hoạt động, đã có 100% số xã trên toàn quốc tiếp cận các dịch vụ của Ngân hàng Chính sách Xã hội (VBSP). Tuy nhiên, tiện ích này không đồng nghĩa với việc dễ “cầm” được nguồn vốn vay. Các nhóm khách hàng của Ngân hàng Chính sách Xã hội dù là hộ nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn hay những người đi xuất khẩu lao động muốn tiếp cận nguồn vốn phải qua các tổ tiết kiệm vay vốn bình xét các tiêu chí, năng lực lao động, sức khỏe và hiệu quả sản xuất kinh doanh, được UBND xã xác nhận là hộ nghèo trước khi tới ngân hàng. Hiện VBSP có 197.507 tổ tiết kiệm, khoảng 5.7 triệu người nghèo đã được ngân hàng cho vay vốn trong 5 năm qua với tổng dư nợ 43.940 tỉ đồng. Tuy nhiên, ngoài 5.7 triệu người nghèo đã tiếp cận nguồn vốn vay vi mô thì còn khoảng 5 triệu hộ cận nghèo chưa có ngân hàng phục vụ và việc họ tiếp cận nguồn vốn của các ngân hàng quốc doanh và ngân hàng thương mại rất xa vời.

Mạng lưới hoạt động: hiện nay NHCSXH đã có chi nhánh hầu hết trên 64 tỉnh thành. Tuy nhiên, mật độ phân bố các chi nhánh của ngân hàng còn thưa. Chính vì vậy, việc tiếp cận của

người dân nghèo với thông tin về nguồn vốn vay sẽ khó khăn hơn. Trong khi đó, lượng nhân viên ngân hàng có hạn, không thể truyền đạt thông tin vay vốn cho hầu hết các làng xã trong cả nước.

Một phần của tài liệu Ngân hàng cho người nghèo - xây dựng mô hình grameen bank phù hợp với điều kiện việt nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)