1. Nhóm giải pháp cải tiến và nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình Grameen Bank
1.3 Giải pháp về phương thức cho vay và hoàn trả
Nhằm tạo hiệu quả sử dụng vốn cũng như cung cấp cho khách hàng những điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình vay vốn, chúng tôi đưa ra một số giải pháp như sau:
- Thành lập nhóm: các thành viên tự chọn nhóm cho mình sao cho thuận tiện trong việc trao đổi thông tin, và dựa trên sự quen biết và tin tưởng lẫn nhau. Số lượng thành viên của 1 nhóm có thể thay đổi linh hoạt tùy theo thời gian hoạt động của tổ chức. Đối với tổ chức mới thành lập số thành viên của mỗi nhóm nên từ 3 đến 5 người để nhân viên tín dụng dễ quản lý, cụm -
có thể từ 3 đến 9 người hoặc nhiều hơn. Lưu ý rằng, các nhóm sẽ làm việc hiệu quả nhất khi có một sự tương đồng về truyền thống, kinh nghiệm và nhu cầu. Cần phải dành nhiều thời gian cho nhiệm vụ thành lập nhóm nhằm đảm bảo nâng cao sự tin tưởng đến mức đạt được tính thống nhất, tạo sự dễ dàng cho việc quản lý nhóm về sau.
- Phát vốn: tổ chức nên phát vốn 1 lần cho tất cả các thành viên. Điều này cũng nhằm tạo sự công bằng cho tất cả các thành viên. Đồng thời cũng đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của họ. Quá trình giải ngân nên thực hiện tại nhà dân. Các cán bộ tín dụng có thể tiến hành giải ngân tại nhà cụm trưởng – trưởng nhóm vay vốn. Việc này giúp người dân thuận tiện trong việc đi lại, giảm bớt chi phí cho họ.
- Hoàn trả: việc hoàn trả vốn vay không nên theo hình thức liên đới trách nhiệm giữa các thành viên. Vì như vậy nếu các thành viên không tin tưởng lẫn nhau dù có nhu cầu thì cũng không muốn vay. Theo mô hình này, chúng tôi đưa ra giải pháp như sau: nếu như có 1 thành viên trong nhóm không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình thì họ sẽ bị tách ra khỏi nhóm và có hình thức xử lý riêng tùy theo hoàn cảnh thực tế. Thành viên này không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các thành viên còn lại trong nhóm. Bên cạnh đó, chúng tôi đưa ra một số cách thức nhằm đảm bảo hoàn trả vốn vay:
+ Đánh giá những rủi ro về môi trường và kinh tế trước khi cho vay.
+ Nghiên cứu kỹ lưỡng tình trạng gia đình của khách hàng và nguồn thu nhập. + Đánh giá kế hoạch kinh doanh của khách hàng.
+ Đảm bảo rằng khách hàng đã rõ và quen thuộc với những điều kiện và điều khoản vay vốn - thủ tục, hợp đồng vay vốn, phạt,…
+ Xây dựng cơ chế thúc đẩy việc hoàn trả vốn vay đúng hạn – nhanh chóng theo dõi những khoản vay trả muộn, nhắc nhở trong các buổi kiểm tra của cán bộ tín dụng.
+ Khích lệ người vay vốn hoàn trả vốn vay đúng hạn bằng cách tạo ra những chương trình khuyến khích như cho vay vốn tiếp, tăng mức vốn cho vay.
+ Tăng cường cơ chế hoàn trả vốn vay - áp lực từ người bảo lãnh, trưởng thôn, các cấp chính quyền địa phương trong những trường hợp khó khăn nhưng không áp dụng trong nhưng trường hợp khi lý do vượt ngoài khả năng kiểm soát của khách hàng.
sử dụng hiệu quả hay không thì còn khó hơn. Mô hình của chúng ta quản lý cho vay theo mô hình cụm nhóm, việc kiểm soát vốn tùy thuộc vào trình độ quản lý của nhân viên tín dụng và sự hợp tác của các cụm trưởng, nhóm trưởng và các thành viên. Do vậy, vấn đề bồi dưỡng đào tạo nhân viên tín dụng là một điều kiện tiên quyết quyết định thành công hay thất bại của việc cung ứng tín dụng cho người nghèo. Vì vậy cần thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên tín dụng. Bên cạnh đó, để hạn chế khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc sử dụng vốn vào các hoạt động kinh doanh có mức độ rủi ro cao dẫn đến ít có khả năng thanh toán, trong quá trình cho vay, nhân viên tín dụng thường xuyên đến tận nơi kiểm tra, đánh giá tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, vấn đề tuân thủ các điều khoản đã ghi trong hợp đồng tín dụng.
Tóm lại, để thực hiện tốt quy trình tín dụng như trên bản thân TCTCVM phải xây dựng cơ chế kiểm tra một cách chặt chẽ, quy định rõ trách nhiệm của từng nhóm cán bộ trong việc thực hiện quy trình nghiệp vụ, trách nhiệm trong việc kiểm tra thẩm định đối tượng vay vốn, sử dụng vốn vay, thu hồi vốn cũng như có chính sách khuyến khích cho các cụm trưởng - người hỗ trợ đắc lực cho việc thành công của phương pháp cho vay theo nhóm.