Mạng lưới TCTCVM M7

Một phần của tài liệu Ngân hàng cho người nghèo - xây dựng mô hình grameen bank phù hợp với điều kiện việt nam (Trang 38 - 41)

2. Thực trạng áp dụng mô hình Grameen Bank ở Việt Nam

2.2.3.3 Mạng lưới TCTCVM M7

Ngày 05/07/2006, thành phố Điện Biên Phủ, Mạng lưới TCVM Quốc gia - nhóm M7 được thành lập, gồm 7 chương trình TCVM hợp thành “Mạng lưới M7”. Mạng lưới trải dài trên 52 xã thuộc địa bàn 7 huyện với 31.492 hội viên tham gia, trong đó 7.289 người là dân tộc thiểu số. Vào tháng 12/2007, tổng doanh số cho vay của M7 đạt 2.865.862 USD, giá trị bình quân

mỗi khoản vay là 113 USD. Thành viên của mạng lưới gồm 7 tổ chức đang cung cấp dịch vụ tiết kiệm tín dụng cho người nghèo theo mô hình do ActionAid thiết kế và hỗ trợ hoạt động từ năm 1993 tới 2003 và một tổ chức hỗ trợ kỹ thuật. Đó là các Tổ chức thuộc huyện Mai Sơn - tỉnh Sơn La; huyện Điện Biên và thành phố Điện Biên Phủ - tỉnh Điện Biên; huyện Đông Triều và Uông Bí - tỉnh Quảng Ninh; huyện Can Lộc - tỉnh Hà Tĩnh; huyện Ninh Phước - tỉnh Ninh Thuận và CFRC - Hà Nội. Mục đích hoạt động của các thành viên nhóm M7 là cung cấp các dịch vụ TCVM cho người nghèo, cộng đồng nghèo, chủ yếu là phụ nữ và gia đình của họ có cơ hội phát triển kinh tế, cải thiện đời sống và vị thế. M7 hoạt động không vì lợi nhuận mà vì sự phát triển của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nghèo và phụ nữ có thu nhập thấp. Khuyến khích các tầng lớp phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nghèo tích cực tham gia các hoạt động tạo ra của cải, giảm nghèo và củng cố kinh tế gia đình; áp dụng tiến bộ kĩ thuật vào đời sống và nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội. Trợ giúp những trường hợp đặc biệt như người già cô đơn, người tàn tật, trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam. Dưới hình thức trả góp nhiều lần, những món vay rất nhỏ từ mô hình tưởng như “gió vào nhà trống” đã giúp không ít người nghèo khởi nghiệp, bước từng bước vững chắc.

Với những nỗ lực từ nhiều phía, trong đó yếu tố hỗ trợ hàng đầu là sự mở đường của Nghị định 28/165- 2007 NĐ-CP cho việc tạo nguồn, M7 đã tích cực mở rộng tiết kiệm ra bên ngoài tổ chức và ngoài nước, chính nhờ thế mà có sự tăng trưởng rất đáng khích lệ. Tăng trưởng thành viên và tiết kiệm của M7 (Bảng 2.2.3.3a).

Biểu đồ 2.2.3.3a cho thấy số lượng thành viên tăng đều qua các năm nhưng tăng chậm, ngoại trừ năm 2009. Tiết kiệm tăng khá nhanh, đặc biệt giai đoạn từ 2003 đến 2007. Nếu so số dư tiết kiệm năm 2009 so với năm 2003 thì tăng gần 6 lần. Nguyên nhân thành viên ít tăng cũng chính vì không có nguồn vốn và không có cơ chế tạo nguồn nên M7 không dám mở rộng. Chỉ tới khi M7 tìm thấy hướng ra mới mạnh dạn phát triển thành viên. Tuy có mở rộng tiết kiệm nhưng vẫn ở con số khiêm tốn vì thực ra chỉ có 4 tổ chức xin thành lập M7MFI (Tổ chức TCQMN M7) mới dám mở rộng thành viên tiết kiệm. Ba chương trình còn lại việc tiết kiệm vẫn bị giới hạn rất lớn.

Cũng nhờ quyết tâm trở thành TCTCVM được cấp phép nên M7 đã mạnh dạn vay nợ bên ngoài và nhờ đó mà tài sản và dư nợ cũng được cải thiện. Sự tăng trưởng tài chính của M7: (Bảng 2.2.3.3b).

Kết quả hoạt động tài chính của M7 được cải thiện mạnh vào năm 2009, khi có 4 tổ chức hợp nhất để xin cấp giấy phép hoạt động. Dư nợ hàng năm tăng xấp xỉ 20% và tài sản cũng tăng tương ứng. Những kết quả ban đầu còn rất khiêm nhường nhưng nếu như không có Nghị định 28/165 NĐ-CP thì chắc chắn M7 sẽ không tăng trưởng được như vậy. Khi M7MFI được cấp phép và Chính phủ cho phép M7 được vay bên ngoài, chắc chắc lúc đó tốc độ tăng trưởng của M7 sẽ không chỉ dừng lại ở con số 28% mà sẽ còn tiến xa hơn nữa, có thể vươn tới mốc 50%. Chúng ta có thể thấy một số địa phương như tại huyện Uông Bí - Quảng Ninh, TCTCVM nằm trong mạng lưới M7 với tên gọi "Quỹ khuyến khích phụ nữ phát triển" đã thu hút sự tham gia của trên 7.000 thành viên là phụ nữ. Trong số đó, đã có gần 1000 thành viên thoát nghèo. Tham gia tổ chức này, chị em không chỉ được vay vốn làm kinh tế với lãi suất thấp mà còn được hướng dẫn cách tiết kiệm tín dụng, làm kinh tế cải thiện thu nhập. Riêng Quỹ hỗ trợ phụ nữ ở Ninh Phước, sau 3 năm triển khai, chương trình đã giúp trên 35% số hộ thoát nghèo đói, cuộc sống của rất nhiều hộ dân trong vùng được cải thiện.

Mạng lưới M7 áp dụng cho vay theo phương pháp Grameen. Tuy nhiên tuỳ theo đặc điểm của từng vùng mà có thể thay đổi cho phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao hơn. Chúng ta có thể thấy 2 điển hình sau:

Ở Can Lộc, TCVM ra đời cách đây hơn 10 năm, trong bối cảnh người dân tại huyện này được đánh giá là một địa phương nghèo, mà nông nghiệp là ngành nghề chủ đạo và cũng là duy nhất. Nguyên nhân chính của nghèo đói tại đây là do thiếu vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh và đời sống, người dân thậm chí phải bán cả lúa non trên đồng để chạy tiền. TCVM ra đời thực sự là một cứu cánh cho khoảng hơn 4000 hộ gia đình trực tiếp và cho nhiều thành phần kinh tế liên quan. Thời gian đầu mới thành lập, TCVM Can Lộc áp dụng mô hình hoạt động theo cụm nhóm, nghĩa là thành viên tham gia chương trình sẽ góp tiết kiệm cộng với một ít tiền từ chương trình cấp xuống, sau đó giải ngân ngay tại cụm, dạng như mô hình góp hội ngày nay, thành viên sẽ chờ đến lượt mình để được vay vốn. Mô hình này hoạt động được một thời gian tuy nhiên nó cho thấy nhiều điều bất cập: Lý do thứ nhất thời đó thành viên gửi tiết kiệm ít, khoản tiền cho vay vì thế cũng không cao; thứ 2 do cán bộ cấp cụm quản lý, trình độ hạn chế nên gặp nhiều rủi ro; thứ 3 mỗi kỳ chỉ có 1 hoặc 2 thành viên được vay vốn theo sự bình bầu xét duyệt của nhóm. Nắm bắt được những hạn chế đó, những người làm chương trình đã quyết định chuyển đổi theo một mô hình mới. Lần chuyển đổi này gặp khá nhiều khó khăn, trong đó khó khăn lớn nhất là các cụm trưởng không đồng tình, vì cho rằng khoản tiền lãi

trong mấy năm tích lũy lại được tại cụm nên để lại cho cụm sử dụng. Năm 2002, 100% các quỹ tiết kiệm tín dụng được vận hành theo hình thức "quỹ - cụm - nhóm". Đây là một mô hình tốt, phát huy được sự tham gia của thành viên, giải quyết được 3 điều hạn chế của mô hình 1. Mặc dù khắc phục được những hạn chế của mô hình thứ 1, tuy nhiên mô hình "Quỹ - cụm - nhóm" cũng không vì thế mà phát huy tối đa hiệu quả của chương trình, đặc biệt là khâu hiệu quả chi phí hoạt động. "Quỹ - cụm - nhóm" phải trang trải một lượng lớn chi phí vận hành hàng tháng, đó là chi phí trả phụ cấp cho cụm trưởng, lương cán bộ ban điều hành quỹ, và cán bộ huyện quản lý.

Ở M7 Ninh Phước thì ứng dụng phương pháp Grameen theo mô hình 2 cấp, cấp huyện và cấp xã. Thành viên của quỹ là phụ nghèo, những phụ nữ đơn thân. Theo phương pháp này, thành viên trả dần tiền vay và tiền tiết kiệm theo định kỳ, mỗi kỳ là 15 ngày. Về vốn vay, Quỹ có 4 sản phẩm gồm vốn chung (thời hạn 25 kỳ, mức vay cao nhất 4 triệu), vốn trung hạn (thời hạn 2 năm: mức vay cao nhất 6 triệu), vốn 40 kỳ (thời hạn 40 kỳ mức vốn cao nhất 5 triệu), vốn thời vụ (thời hạn 6 tháng: mức vay sáu trăm ngàn đồng). Về tiết kiệm có hai loại: 5000/kỳ/thành viên và hai là tiết kiệm tự nguyện. Ngoài ra quỹ còn cung cấp sản phẩm bảo hiểm tai nạn hoặc bệnh tật với mức phí 0.9%. Mỗi tháng quỹ tổ chức sinh hoạt 2 kỳ. Trong buổi họp, ngoài việc trả gốc, lãi, gửi tiết kiệm, thành viên còn trao đổi, thảo luận, học tập kinh nghiệm làm ăn.

Một phần của tài liệu Ngân hàng cho người nghèo - xây dựng mô hình grameen bank phù hợp với điều kiện việt nam (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)