Tình hình phát triển thẻ ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp mở rộng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Huế (Trang 25 - 26)

Năm 1990, Vietcombank ký kết hợp đồng làm đại lý thanh toán thẻ VisaCard với Ngân hàng BFCE của Singapore.

Năm 1991, Vietcombank tiếp tục ký hợp đồng làm đại lý thanh toán loại thẻ Mastercard.

Năm 1995, ACB đã trở thành hội viên của hiệp hội Mastercard, ngân hàng này không chỉ làm đại lý thanh toán cho Mastercard mà còn được phép phát hành Mastercard cho các khách hàng của mình để thanh toán trong và ngoài nước.

Năm 1996, Vietcombank phát hành thí điểm thẻ thanh toán đầu tiên với thương hiệu Vietcombank - Mastercard. Sau đó ACB là ngân hàng thứ hai được phép phát hành 2 loại thẻ tín dụng quốc tế là Visa và Mastercard. Trong thị trường thẻ tín dụng quốc tế, Vietcombank đang giữ vững vị trí hàng đầu về thị phần thanh toán và cũng là đơn vị duy nhất chấp nhận thanh toán cả năm loại thẻ ngân hàng thông dụng trên thế giới gồm Visa, MasterCard, JCB, American Express và Diners Club.

Cũng vào năm này, Hội các ngân hàng thanh toán thẻ Việt Nam được thành lập với 4 thành viên sáng lập gồm Vietcombank, ACB, Eximbank và First Vinabank. Ba liên minh còn lại là công ty cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia (gọi tắt là BankNet do NHNN chỉ định Agribank làm trung tâm kết nối), liên minh VNBC giữa Saigonbank, MHB, EAB và Habubank và liên minh giữa Sacombank và ANZ.

Về loại thẻ ghi nợ: có 3 ngân hàng thực hiện nghiệp vụ phát hành thẻ ghi nợ. Đó là Vietcombank, ACB với 2 sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa Connect24 và ACB e.Card và chi nhánh ngân hàng nước ngoài ANZ với thẻ ghi nợ quốc tế là Access Card. Thẻ ghi nợ cũng là phương tiện thanh toán hàng hóa, dịch vụ không dùng tiền mặt, với đặc trưng là nộp tiền trước, chi tiêu sau, tức chủ thẻ phải nộp trước tiền vào tài khoản thẻ và chỉ được chi tiêu trong phạm vi số tiền đã nộp.

Theo số liệu mới công bố của NHNN, đến nay (2/2008) cả nước có 32 tổ chức phát hành thẻ, với tổng số lượng thẻ là 8.3 triệu thẻ; 4.300 máy ATM; 23.000 điểm bán hàng hoá và dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ (POS). Trong đó 85% lượng máy ATM phân bổ tại các thành phố lớn. Những con số trên là dấu hiệu tốt cho sự mở rộng thị trường thẻ tại Việt Nam trong tương lai. Hiện có 10 tổ chức trên toàn quốc có lượng ATM nhiều nhất: Vietcombank đứng đầu với 890 máy; tiếp theo là BIDV: 682 máy; Agribank: 621 máy; VietinBank: 492 máy; EAB: 595 máy; Sacombank: 178 máy; Techcombank: 156 máy; VPBank: 118 máy; ACB: 102 máy; MB: 90 máy.Trong hơn 10 năm qua, dịch vụ thẻ đã và đang phát triển với tốc độ cao, từ việc thẻ ngân hàng được xem như một tài sản hay thương hiệu đối với những gương mặt thành đạt thì đến nay đã trở thành công cụ thanh toán thông dụng. Hiện nay có hơn 18 ngân hàng tham gia phát hành và thanh toán thẻ bao gồm NHTM quốc doanh, NHTMCP và các ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên, theo một số nhận định trên các phương tiện truyền thông đại chúng, thị trường thẻ Việt Nam được đánh giá là phát triển rời rạc và cắt khúc do mỗi ngân hàng tự đầu tư hệ thống ATM và người sử dụng phải chạy tìm đúng máy ATM của ngân hàng phát hành thẻ mới có thể rút tiền được. Hạn chế này được khắc phục một phần sau khi 4 liên minh thẻ được thành lập, trong đó liên minh lớn nhất do Vietcombank chủ trì với 17 ngân hàng khác.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp mở rộng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Huế (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w