Các hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân Nam Hà Tây

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Xuân Nam – Hà Tây (Trang 39 - 42)

Nam - Hà Tây

Các NHTM dù tồn tại dưới hình thức nào cũng luôn đặt lợi nhuận lên hàng đầu, để đạt được điều đó công cụ duy nhất là vốn. Vốn kinh doanh bao gồm: vốn tự có, vốn huy động được dưới nhiều hình thức và các loại vốn khác. Vốn quyết định đến quy mô phạm vi hoạt động của ngân hàng trên thị trường. Nắm được tầm quan trọng của vốn, do vậy chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân Nam – Hà Tây đã thực hiện tốt các công tác, thể hiện như sau:

* Công tác huy động vốn.

Công tác huy động vốn chiếm một vị trí quan trọng, nó không chỉ quyết định đến hiệu quả của nghiệp vụ tín dụng mà còn quyết định đến cả quá trình hoạt động của NH. Để thực hiện cho vay có hiệu quả và chất lượng trước tiên NH phải có vốn, với một nguồn vốn dồi dào NH sẽ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và mở rộng thêm mối quan hệ với khách hàng mới. Thêm vào đó việc huy động vốn tốt sẽ giúp NH tạo được niềm tin với khách hàng, họ sẽ đến với NH khi họ có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ của NH. Thấy rõ được

tầm quan trọng của vốn, NHNo&PTNT Thanh Xuân Nam luôn chú trọng đến công tác huy động vốn và đặt công tác này lên hàng đầu. Cụ thể tình hình công tác huy động vốn của NHNo&PTNT Thanh Xuân Nam trong những năm gần đây, em xin được trình bày ở phần 2.2.

* Công tác sử dụng vốn:

Một ngân hàng đạt kết quả tốt không chỉ trong huy động vốn mà còn sử dụng vốn thế nào cho có hiệu quả. Nếu như huy động vốn dồi dào nhưng sử dụng vốn không hết, sử dụng không hiệu quả sẽ gây nên tình trạng ứ đọng vốn hay mất vốn, làm giảm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng và của cả nền kinh tế. Cũng như các NHTM khác, công tác điều hành vốn của NHNo&PTNT Thanh Xuân Nam chủ yếu là hoạt động tín dụng, trong đó hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng lớn và đây cũng là hoạt động mang lại nguồn thu lớn nhất cho chi nhánh. Do đó, nếu mở rộng cho vay và tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro, thực hiện tốt phương châm an toàn và hiệu quả thì sẽ tạo tiền đề cho sự vững mạnh của ngân hàng.

Trong thời gian qua, Chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân Nam hết sức quan tâm đến công tác sử dụng vốn, đặc biệt là hoạt động tín dụng luôn luôn được coi là mũi nhọn, là nhiệm vụ hàng đầu trong hoạt động kinh doanh. Thực hiện chỉ đạo của NHNo&PTNT tỉnh Hà Tây, Chi nhánh Thanh Xuân Nam đã xác định các định hướng chính trong hoạt động tín dụng là:

- Tích cực mở rộng đầu tư trong điều kiện cho phép, đảm bảo an toàn và có hiệu quả, phục vụ tốt cho nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương, gắn tín dụng thương mại với đầu tư phát triển , kiên trì thực hiện đường lối công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế của Đảng và nhà nước.

- Thực hiện hoạt động tín dụng theo cơ chế thị trường và quan hệ cung cầu vốn, áp dụng lãi suất thực dương, đảm bảo đủ bù đắp chi phí và có thực

lãi. Tìm kiếm và chuyển dần sang đầu tư theo dự án và chương trình kinh tế có tính khả thi cao.

Hoạt động cho vay của Chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân Nam :

Bảng 1: Hoạt động cho vay

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số dư số dư So sánh (%) số dư Tổng dư nợ 167,201 166,341 - 0,5 179,011 Nợ quá hạn 36,337 8,327 - 77,1 13,102 Nợ quá hạn / Tổng dư nợ 21,7% 5% 7,3%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2005 – 2007)

Nhận xét :

Năm 2005, Nợ quá hạn chiếm tỷ lệ rất cao 21,7% trong tổng dư nợ, chủ yếu là do một số công trình giao thông thuộc các doanh nghiệp nhà nước gặp khó khăn trong thanh toán dẫn đến việc trả nợ Ngân hàng chậm. Ngoài ra, công tác tìm hiểu khách hàng còn sơ sài, công tác thẩm định, quản lý nợ của một số Cán bộ tín dụng ngân hàng còn yếu.

Đến năm 2006 do tình hình kinh tế có sự thay đổi lớn, Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO, nhiều ngân hàng nước ngoài đầu tư vào Việt Nam tạo nên sự cạnh tranh rất gay gắt trong ngành ngân hàng, do vậy tình hình hoạt động của chi nhánh cũng bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên tổng dư nợ năm 2006 là 166,341 tỷ đồng chỉ giảm nhẹ so với năm 2005. Đặc biệt nợ quá hạn năm 2006 đã giảm xuống đáng kể, chỉ còn 8,327 tỷ đồng chỉ chiếm 5% trong tổng dư nợ. Chứng tỏ chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao. Có được kết quả đó là do Ngân hàng đã áp dụng các biện pháp như:

- Trong quá trình cho vay đã làm tốt việc phân loại và lựa chọn khách hàng, làm tốt công tác phân tích nợ.

- Thực hiện công tác đổi miền cán bộ tín dụng.

- Tập trung thu nợ các doanh nghiệp nhà nước.

- Để hạn chế nợ xấu phát sinh, Chi nhánh đã thành lập 2 tổ thu nợ là: Tổ thu nợ doanh nghiệp và tổ thu nợ hộ sản xuất, đời sống có quy chế hoạt động cụ thể. Vào ngày 05 hàng tháng, Ban lãnh đạo họp với hai tổ thu nợ để phân tích từng món vay, nêu rõ khó khăn, thuận lợi và đưa ra biện pháp thu hồi nợ cụ thể với từng khách hàng. Do vậy nợ xấu của chi nhánh đã giảm dần.

Với việc duy trì những biện pháp trên, công tác tín dụng 6 tháng đầu năm 2007 của chi nhánh tiếp tục được củng cố. Tổng dư nợ 179,011 tỷ đồng tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước; Nợ quá hạn là 13,102 tỷ đồng chiếm 7,3% tổng dư nợ. Dư nợ quá hạn tập trung vào 3 doanh nghiệp trong đó có 2 doanh nghiệp Nhà nước thuộc các công ty công trình giao thông nên việc hạ thấp nợ quá hạn trong 6 tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn.

Phân loại dư nợ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Xuân Nam – Hà Tây (Trang 39 - 42)