Các biện pháp khắc phục những nhược điểm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Xuân Nam – Hà Tây (Trang 49 - 51)

- Phân loại theo thời gian:

e)Các biện pháp khắc phục những nhược điểm

- Trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật tốt phục vụ cho giao dịch, trang bị đủ máy tính hiện đại cho các phòng giao dịch, hỗ trợ phần mềm giao dịch phù hợp với hoạt động đặc thù của Chi nhánh Thanh Xuân Nam.

- Trang bị máy ATM tại các phòng giao dịch để mở rộng dịch vụ rút tiền tự động qua máy ATM và phục vụ trả lương thông qua tài khoản ATM cho các khách hàng lớn của Chi nhánh Thanh Xuân Nam

- Nâng cao trình độ về tin học, ngoại ngữ, hiểu biết pháp luật, khả năng giao tiếp cho đội ngũ cán bộ nhân viên.

2.2. Thực trạng huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Xuân Nam – Hà Tây Phát triển Nông thôn Thanh Xuân Nam – Hà Tây

NHTM hoạt động chủ yếu không phải bằng nguồn vốn tự có mà chủ yếu bằng nguồn vốn huy động, vì vậy hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh doanh không chỉ của NHNo&PTNT mà của mọi NHTM nói chung.

Chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân Nam có địa bàn hoạt động rộng, nằm giáp danh giữa TP Hà Đông - Tỉnh Hà Tây và Thủ đô Hà Nội, nơi tập trung đông dân cư và các tổ chức kinh tế, có mức thu nhập cao và tốc độ phát triển kinh tế nhanh hàng đầu cả nước. Nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn cũng như những ưu thế của mình so với các chi nhánh khác trong hệ thống NHNo&PTNT tỉnh Hà Tây, Chi nhánh Thanh Xuân Nam đã coi trọng hoạt động huy động vốn, xem “ tạo vốn là khâu mở đường, tạo mặt bằng vốn tăng trưởng vững chắc”. Từ khi hoạt động đến nay, Chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân Nam đã phát huy được những thuận lợi, khắc phục những khó khăn, dần dần khẳng định được vị thế của mình trên thị trường.

2.2.1. Quy mô vốn

Hiện tại, Chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân Nam , đóng tại một địa

điểm rất thích hợp ở trung tâm thành phố như vậy, nhưng do mặt bằng hẹp khách hàng quan hệ tiền vay chủ yếu là hộ sản xuất và các tầng lớp dân cư. Chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân Nam đã quan hệ với một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh có nguồn vốn lớn được duy trì cơ cấu nguồn vốn như trên đã đáp ứng đủ vốn cho kinh doanh góp phần tạo lãi suất đầu vào tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường tiền tệ.

Từ năm 2005 đến năm 2007 tốc độ tăng trưởng nguồn vốn là tương đối

tốt, Chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân Nam – Hà Tây đã thực hiện tốt nhiệm vụ được giao của mỗi thời điểm. Ta có biểu đồ tăng trưởng nguồn vốn như sau:

Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng nguồn vốn

0 500 1000 1500 2000 2500 31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007

Nhìn vào biểu đồ ta thấy:

- Năm 2005 nguồn vốn đạt 695 tỷ đồng.

- Năm 2006 nguồn vốn đạt 852 tỷ đồng, tăng 182 tỷ đồng so với năm 2005

695 852

- Năm 2007 nguồn vốn đạt 2.464 tỷ đồng (trong đó huy động hộ TƯ 523 tỷ đồng) vượt 39% so với kế hoạch, tăng 1.162 tỷ đồng (tăng 189%) so với năm 2006.

Như vậy, tăng trưởng nguồn vốn liên tục tăng qua các năm, giai đoạn sau tăng nhiều hơn giai đoạn trước. Cụ thể là 2006-2007 tăng nhiều hơn so với 2005-2006. Đây là một dấu hiệu hoạt động tốt của Ngân hàng.

2.2.2. Cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Xuân Nam – Hà Tây (Trang 49 - 51)