Dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Kiến nghị mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 47 - 49)

Ở Việt Nam các ngân hàng vẫn kinh doanh trong các lĩnh vực truyền thống chiếm tỷ trọng rất lớn. Trong đó cho vay có tỷ trọng chiếm hầu như toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy doanh số cho vay trong kỳ là chỉ tiêu quan trọng đánh giá kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Đó là tổng số tiền mà ngân hàng đã cho vay trong kỳ. Tổng doanh số cho vay và doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại SGD có mức tăng trưởng cao trong thời gian gần đây. Năm 2006 cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 1.730.260 tăng rất mạnh so với năm 2005 là 54,93%, tăng 201% so với năm 2004. Đồng thời tỷ trọng doanh số cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng tăng rất nhiều. Chúng ta có thể thấy kết quả chiến lược xâm nhập thị trường doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua bảng dưới đây:

Bảng 3: Dư nợ tín dụng đối với DNN&V trong tổng dư nợ ( 2004 - 2006 ) Đơn vị triệu đồng Chỉ tiêu 2004 05/04 2005 06/05 2006 Tổng dư nợ 4.224.050 13,96% 4.813.816 3,88% 5.000.752 Dư nợ DNN&V -Tỷ trọng 413.957 9,8% 88,39% 779.838 16,2% 57,75% 1.230.185 24,6% Dư nợ khác -Tỷ trọng 3.810.093 90,2% 5,88% 4.033.978 83,8% 06.53% 3.770.567 75,4%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của SGD I)

Qua bảng trên ta thấy: SGD I đã có điều chỉnh chiến lược tập trung hơn vào thị trường doanh nghiệp nhỏ và vừa, bằng chứng được thể hiện qua số dư nợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng tăng lên. Nếu năm 2004 số dư nợ của DNNVV chỉ chiếm 9,8% trong tổng dư nợ( 413.957 triệu đồng) thì năm 2005, con số này tăng lên 16,2% trong tổng dư nợ ( 799.838 triệu đồng). Còn năm 2006 dư nợ DNNVV chiếm 24,6% trong tổng dư nợ (1.230.185 triệu đồng). Các con số trên đã thể hiện sự tăng trưởng quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng đối với khu vực nhỏ và vừa. Sở đạt được kết quả trên do những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, do nền kinh tế xã hội nước ta trong những năm gần đây có bước tăng trưởng mạnh và ổn định. Điều này làm tăng mức sống dân cư, do đó nhu cầu mua sắm, tiêu dùng hàng hoá tăng mạnh. Vì vậy hàng hoá của các doanh nghiệp sản xuất ra tiêu thụ nhanh hơn, vốn thu hồi và quay vòng nhanh, nên nhu cầu về vay vốn ngân hàng cũng tăng và việc trả nợ cho ngân hàng cũng đúng thời hạn.

Thứ hai sự phát triển mạnh mẽ số lượng DNNVV đã làm tăng nhu cầu vay vốn của khu vực DN này. Nắm bắt được nhu cầu của thị trường SGD I

đã đẩy mạnh chú trọng cho vay các DN này. Bên cạnh đó quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm được trao cho các phòng tín dụng hơn, chất lượng thẩm định dự án đạt tương đối hiệu quả, nên SGD I đã mạnh dạn cho các DNNVV vay nhiều hơn.

Tuy nhiên nhìn chung SGD I vẫn tập trung cho vay đối với các doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Vì đây là thị truyền thống nên SGD có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn các ngân hàng khác, hơn

Một phần của tài liệu Kiến nghị mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w