Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Kiến nghị mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 67 - 71)

HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

3.2.1.2 Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Ngân hàng thương mại khi cho bất cứ một khách hàng nào vay thì đều cần phải có thông tin về khách hàng đó để có quyết định cho vay đúng đắn. Bởi vì vay được vốn là một vấn đề không đơn giản, trên thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng sử dụng có hiệu quả và đúng mục đích các nguồn vốn vay. Đó là chưa nói tới những kẻ giả danh hoặc mạo nhận là doanh nghiệp để vay trái phép, chiếm dụng vốn bất hợp pháp, gây rủi ro, tổn thất cho Ngân hàng. Vì vậy hoạt động tín dụng muốn đạt hiệu quả cao, an toàn cần phải có hệ thống thông tin hữu hiệu phục vụ cho công tác này. Nhận thức rõ vai trò và yêu cầu thông tin phục vụ công tác tín dụng và kinh doanh ngân hàng, ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã sớm có chủ trương

xây dựng hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng mà sau này đã trở thành hệ thống thông tin tín dụng (gọi tắt là CIC ) của ngành Ngân hàng.

Hệ thống CIC đã phần nào cải thiện tình trạng thiếu thông tin tín dụng phục vụ công tác cho vay của các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng. Tuy nhiên do mới được thành lập và đi vào hoạt động, còn đang trong giai đoạn củng cố và hoàn thiện nên CIC vẫn còn phải đương đầu với nhiều khó. khăn trong việc thu thập thông tin và xử lí thông tin. Việc thu thập và cập nhật các thông tin biến động của CIC thực hiện vẫn chưa có hiệu quả, các số liệu cập nhật không kịp thời, độ tin cậy thấp đã khiến cho Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng thường ít sử dụng tài liệu do CIC cung cấp. Một trong số những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là: thông tin của CIC phần lớn là do các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng cung cấp. Thông tin này thường bị phản ánh sai lệch do các doanh nghiệp chưa thực hiện đúng và đầy đủ Pháp lệnh về kế toán thống kê, việc cung cấp thông tin không kịp thời làm cho các thông tin thường bị lạc hậu so với thời điểm cung cấp. Về phía các tổ chức tín dụng, chưa tuân thủ đúng các quy định về cung cấp thông tin, xác nhận dư nợ của khách hàng, thiếu tinh thần hợp tác với nhau để cho vay một khách hàng mà có khi còn bí mật thông tin về khách hàng mà mình biết để đảm bảo quyền lợi riêng cho mình. Chính vì vậy, thông tin của CIC không đủ khả năng giúp cho Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng đánh giá đúng thực trạng tài chính và dư nợ của doannh nghiệp để đảm bảo sự đúng đắn của các quyết định cho vay, khiến cho tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khó đòi ở các Ngân hàng thương mại Việt nam chiếm tỷ lệ cao, vượt mức cho phép. Ngân hàng Nhà nước cần có những chính sách và biện pháp tích cực sớm nâng cao chất lượng công tác thông tin tín dụng phục vụ hoạt động cho vay của các Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng. Cần bắt buộc các Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng tham gia vào hoạt động hệ thống CIC coi đó như một quyền lợi và nghĩa vụ của mình.

+) Nâng cao chất lượng thẩm định:

Lúc phân tích tình hình tài chính, cán bộ tín dụng cần phải xem xét tỉ mỉ hệ thống các báo cáo tài chính, ít nhất trong 2 năm liên tiếp gần nhất kể từ thời điểm xin cấp tín dụng (trừ những khách hàng mới thành lập).Thông qua báo cáo tài chính SGD tiến hành phân tích đưa ra đánh giá về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trong quá trình phân tích tài chính, tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà cán bộ tín dụng chú trọng phân tích chỉ tiêu khác để có những đánh giá chính xác nhất về tình hình tài chính. Như:

- Đối với khách hàng mới và khách hàng xin cấp hạn mức tín dụng thì phải phân tích đầy đủ các chỉ tiêu tài chính. Khi có hạn mức phê duyệt thường kì phải cập nhật tình hình tài chính đến thời điểm gần nhất với những thông tin thay đổi như doanh thu, lợi nhuận, nợ vay các ngân hàng tại thời điểm vay vốn.

- Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng nhiều lần hoặc đang có hạn mức tín dụng thì những lần tiếp theo chủ yếu cập nhật những chỉ tiêu về doanh thu, khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho và phân tích chi tiết các chỉ tiêu này phù hợp với phương án sản xuất kinh doanh.

- Đối với những khách hàng vay theo món, có phương án kinh doanh khả thi, đầu vào, đầu ra rõ ràng, nguồn trả nợ kiểm soát được, tài sản đảm bảo chắc chắn và có tính thanh khoản thì không cần đi sau phân tích tài chính mà chỉ cần giới thiệu sơ qua các chỉ tiêu này.

Trong quá trình phân tích tài chính cần coi trọng đến vòng chu chuyển đồng tiền, vòng thu hồi vốn đầu tư. Trên cơ sở những phân tích cụ thể, cần đưa ra những dự báo và nhận định rủi ro trong kinh doanh, rủi ro ngành, rủi ro có tính chu kỳ, mức độ phụ thuộc, cấu trúc chi phí, lợi nhuận thông qua đó đề ra những biện pháp giảm thiểu rủi ro.

Tài sảm đảm bảo được ngân hàng nắm giữ nhằm hai mục tiêu: đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng khi khách hàng không trả được nợ và tạo lợi thế tâm lý cho bên nhận tài trở phải thanh toán khoản nợ để tránh khả năng mất

tài sản.

Khi thẩm định tài sản đảm bảo, cán bộ ngân hàng phải xem xét tới các yếu tố: quyền sở hữu, tình trạng tài sản, giá trị tài sản, mức độ chuyên môn hoá tài sản, quyền pháp lý, số tiền bảo hiểm, vấn đề thuê mua và thế chấp liên quan đến tài sản. Khi xác định giá tài sản đảm bảo SGD cần có những điều chỉnh linh hoạt dựa trên cơ sở khung giá Ngân hàng nhà nước và giá thị trường phù hợp với giá trị thực tế của tài sản đảm bảo.

Đối với những đảm bảo dưới hình thức bảo lãnh của người thứ ba thì quan tâm đến năng lực pháp lý, tình tình tài chính, uy tín đối với SGD trên thị trường và trong xã hội.

Tài sản thế chấp phải thường xuyên kiểm tra hiện trạng tài sản, đánh giá lại giá trị, trường hộp không đảm bảo thì yêu cầu doanh nghiệp bổ sung tài sản đảm bảo. Những tài sản cầm cố khi thẩm định chú ý tới tác động của môi trường đến giá trị của chúng, nên lưu giữ trong kho có sự giám sát chặt chẽ của SGD hay một cơ quan độc lập bảo vệ lợi ích SGD.

+) Thẩm định dự án đầu tư

Khả năng lập dự án đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn có nhiều hạn chế, nhất là những doanh nghiệp mới. Do đó, để có thể dễ dàng trong việc thẩm định cán bộ SGD nên tư vấn doanh nghiệp nhỏ và vừa lập dự án đầu tư chi tiết, đảm bảo những thông tin mà SGD cần.

Trong quá trình thẩm định, SGD cần tiến hành thẩm định kỹ lưỡng về tính pháp lý, phương diện tài chính, và tính khả thi của dự án. Đồng thời, khi xem xét các dự án, SGD cần phân tích độ nhạy của sự thay đổi các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính dự án khi một biến số thay đổi một lượng nhất định. Để đảm bảo thời gian và hiệu quả thẩm định, cán bộ thẩm định cần được chuyên môn hoá về những lĩnh vực nhất định, có trách nhiệm tìm hiểu, nghiên cứu sâu về lĩnh vực đó.

Trong quá trình thực hiện dự án, cần tổ chức theo dõi tiến độ hoàn thành từng hạng mục đầu tư, quá trình nhập xuất vật tư hàng hoá thông qua

các báo cáo định kì của doanh nghiệp vay vốn, và thông qua kiểm tra trực tiếp của cán bộ SGD. Để kiểm soát được mục đích sử dụng vốn vay, doanh nghiệp phải cam kết sử dụng hình thức các hình thức thanh toán không thu tiền mặt, khi thanh toán các hoá đơn, chứng từ với đối tác.

Sau quyết định tài trợ cho doanh nghiệp, SGD phải tăng cường các biện pháp kiểm soát tín dụng đặc biệt trong những trường hợp có thay đổi trong cơ cấu tổ chức, cán bộ quản lý của doanh nghiệp. Cán bộ tín dụng trực tiếp theo dõi thông tin doanh nghiệp, đánh giá định kì, hay bất thường những đặc tính quan trọng của mỗi khoản vay như: tình hình tài chính, dòng tiền vào ra, tình trạng và chất lượng khoản đảm bảo. Trường hợp có những thay đổi bất thường cần có những kiến nghị kịp thời để có biện pháp phòng ngừa và xử lý.

Một phần của tài liệu Kiến nghị mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w